6/22/2016

Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing (FMCG)

Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing (FMCG)

Có nhiều bạn hỏi làm sao để làm marketing, làm marketing cần những gì, bài viết sâu về chương trình MT,... Tôi sẽ cố gắng trả lời những thắc mắc của các bạn trong từng bài viết cụ thể. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ bàn về Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing, và chỉ nói trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thôi.

Mỗi công ty sẽ có những tên vị trí hay chức danh khác nhau, kèm theo là mô tả công việc khác nhau. Thông thường thì khi mới vào nghề marketing, chưa có kinh nghiệm gì. Bạn sẽ làm vị trí Marketing Executive (hay 1 số công ty gọi tên khác như Brand executive, Product specialist,...). Vì trí này thật ra là học việc và chạy việc. Để quen với công việc và có thể tự xác định công việc của mình, bạn phải mất từ 9 tháng đến 1 năm. Sau 1 một năm, khi bạn đã quen hết các công việc của 1 Marketer, thì bạn có thể lên vị trí Assistant Brand Manager (1 số công ty không có vị trí Marketing Executive, thay vào dó họ tự chia ra ABM và Strong ABM hay ABM level 1 và ABM level 2 hay ABM và Senior ABM...).

Sau đây là mô tả công việc của một Assistant Brand Manager tiêu biểu (của một cty lớn trong ngành FMCG):

  • Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm
  • Phối hợp và làm việc với các phòng ban và nhà máy để thực hiện kế hoạch Marketing
  • Quản lý và điều phối các Agencies để thực hiện tốt công việc (thiết kế, sampling,..)
  • Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.
  • Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời.
  • Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp
  • Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)
  • Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả

Khi mới bắt đầu một công việc Marketing, bạn sẽ được giao các công việc cơ bản sau:

  • Đi thị trường ==> Mục đích: để bạn có cái nhìn tổng thể về công ty, phần nào hiểu về thị trường (cục diện địch và ta, người tiêu dùng,...)
  • Được hướng dẫn đọc và hiểu các loại research (bạn có thể đọc được các loại research trong 1,2 tháng, nhưng để hiểu rõ và phân tích được, thường mất từ 7 tháng đến 1 năm) ==> Bạn có thể xem các loại research và cách đọc hiểu về người tiêu dùng và khách hàng.
  • Tùy khả năng của bạn và tùy sếp, bạn sẽ được giao các công việc dưới sự hướng dẫn của sếp trực tiếp bao gồm làm việc với agency (briefing, phản hồi trên các proposal của agency,...), làm việc với các phòng ban khác (sản xuất, sales, trade, media, finance,...
Khi bạn đã bắt đầu cứng lên rồi, thì sếp sẽ giao nhiều việc hơn để bạn tự phát triển và định hướng cho bạn đi lên vị trí cao hơn, và công việc của bạn sẽ như bản mô tả công việc. Đi vào chi tiết và phân tích để các bạn hiểu rõ hơn về từng công việc cụ thể nhé.

Công việc cụ thể của một Marketing Executive hay Assistant Brand Manager (người mới khởi nghiệp Marketing):

Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng. 

Bạn sẽ được vận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường, về con người, về các loại research mà bạn đã được huấn luyện như consumer pannel, retail audit, brand health tracking, Usage and Attidue, Adhoc Research, etc (tùy loại công ty và qui mô công ty mà bạn được tiếp cận bao nhiêu loại hình research). Bạn sẽ phân tích và đưa ra chiến lượt cho nhãn hàng mình phụ trách. 

Những lầm tưởng của các bạn mới vào nghề Marketing khi được giao nhiệm vụ này: thường thì khi giao các bạn làm kế hoạch marketing cho nhãn hàng hay phân tích nhãn hàng, các bạn sẽ thường nghĩ là mình tài giỏi và đường trọng dụng, vì đây là 1 công việc lớn của nhãn hàng mà mình mới vào đã được giao. Thường thì bản thân mình sẽ tự đắt. 

Thực tế là: các sếp muốn xem năng lực hay tư chất bạn thế nào, đã hiểu được thị trường, người tiêu dùng, và nhãn hàng đến đâu sau 1 thời gian gia nhập công ty. Thường thì dù bạn giỏi đến đâu sáng đến đâu, đa phần những ý tưởng của các bạn cũng không được chọn (nếu là công ty lớn, nếu là công ty nhỏ thì khả năng ý tưởng của bạn khi mới gia nhập công ty sẽ trở thành hiện thực là rất cao). Lý do: các bạn chưa hiểu rõ vai trò của Marketing trong doanh nghiệp, bạn vẫn suy nghĩ marketing là quảng cáo, phải làm TVC như thế này thế nọ, làm sampling hay event như thế này thế nọ,...đó là execution, là công việc thực thi, không phải là chiến lượt để phát triển thương hiệu. Các bạn phải hiểu rằng, mỗi năm Brand Manager có thể đã đưa ra nhiều chiến lượt và ý tưởng của riêng mình, các vị trí cao hơn người Brand Manager cũng có chiến lượt và ý tưởng riêng muốn người Brand Manager thực hiện, rồi các agency cũng đề xuất nhiều ý tưởng. Nếu nhãn hàng đã tồn tại được 5 năm rồi, bạn nghĩ nó đã có bao nhiêu ý tưởng và bao nhiêu ý tưởng đã bị giết rồi. Khó tránh khỏi việc bạn chỉ đưa ra 1 trong số ý tưởng đã bị giết trước đó rồi.

Điều mai mắn: Nếu mai mắn gặp được 1 người sếp tốt, anh ta/ cô ta sẽ góp ý cho bạn về kế hoạch của bạn, làm sao cãi thiện nó hơn, phân tích và đánh giá cho bạn về kế hoạch của bạn.

Xui xẻo: kế hoạch của bạn xem như chưa từng tồn tại, và sếp cũng không góp ý hay nhắc đến nó. Điều đó là bình thường thôi. Bạn cũng đừng nên buồn vì khối lượng công việc của 1 người quản lý Marketing là rất lớn. Họ giao cho bạn làm phân tích và các đề xuất marketing với mục đích để hiểu rõ bạn hơn thôi, vì thế có thể họ cũng không cần phản hồi với bạn. Vì thế đừng bi quan!

Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm & quản lý và điều phối các agency để thực hiện tốt công việc

Thường thì mỗi năm 1 nhãn hàng có từ 1-4 dự án / chiến dịch (campaign), có thể là tung sản phẩm mới, thay đổi công thức, hay chiến dịch truyền thông mới. Trong 1 chiến dịch sẽ có nhiều chương trình như TVC, sampling, activation, event, sponsorship, quảng cáo ngoài trời, báo giấy,...

Công việc sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Campaign Briefing.

Đây là phần việc của Brand Manager/Senior Brand Manager. Tùy vào loại hình hay tính chất của dự án, BM/SBM sẽ tập hợp các đại diện liên quan của từng bộ phận như: Sales, Trade, Demand Planning, Logistic,v.v... và các agency như creative agency, event/activation agency, digital agency,v.v...

Bước 2: Follow up
Sau khi briefing xong, BM sẽ giao cho bạn làm key contact để liên hệ với các đối tác nội bộ và các agency này (tùy team có bao nhiêu nhân viên, và khối lượng công việc mà phân việc nhiều hay ít)

Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.

Phần việc nàyđòi hỏi bạn phải đo lường và đánh giá thường xuyên các công việc đang diễn ra, các chương trình đang thực hiện, và giải quyết nhanh các công việc gây cản trở. Thường thì chiến lượt các Manager đã đề xuất trước đó rồi. 

Quản lý ngân sách: thường thì bạn sẽ chạy các thủ tục giấy tờ ký duyệt giữa các bộ phận liên quan và bộ phận tài chính. Sau đó, key những thay đổi và điều chỉnh vào hệ thống của công ty. Đôi khi, BM biết là còn tiền trong ngân sách, nhưng tiền ở mục cần thiết như Activation hay Digital thì lại hết. Bạn có thể đề xuất chuyển tiền từ công việc này sang công việc khác mà không bị ảnh hưởng.

Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời.

Bạn cần phải đi thị trường để nắm rõ tình hình thị trường, đối thủ và người tiêu dùng. Sau đó, bạn sẽ làm báo cáo những gì mình thu được sau khi đi thị trường về và có những đề xuất gì tốt hơn.

Các công việc giấy tờ khác, bao gồm:
  • Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp
  • Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)
  • Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả
Sau mỗi vài tháng, nếu bạn thể hiện tốt, bạn sẽ được giao cho nhiều việc hơn để tiến xa hơn nữa.
Trên đây là những công việc chính của một người mới khỏi nghiệp Marketing.

Hy vọng bài viết sẽ phần nào hữu ích cho các bạn quan tâm về Marketing.
Thân ái
Đoàn Trung Thảo

3/09/2016

Cách phỏng vấn của P&G và chương trình quản trị viên tập sự của P&G

Cách phỏng vấn của P&G và chương trình quản trị viên tập sự của P&G

Như trong bài trước có đề cập, P&G có 1 mô hình quản trị viên tập sự và mô hình phỏng vấn rất khác so với các tập đoàn khác.

Các vòng loại của P&G:

Vòng 1: Gửi hồ sơ và xét tuyển online.

P&G thường không nhận hồ sơ trực tiếp. Khi bạn biết P&G đang có chương trình thuyển dụng, bạn sẽ lên website của P&G để gửi hồ sơ online.

P&G khá fair-play với tất cả mọi người, dù bạn có kinh nghiệm nhiều hay ít, du học nước ngoài, hay tại Việt Nam, trường nổi tiếng hay ít nổi tiếng, cũng đều xem trọng như nhau. Nhưng đương nhiên, P&G cũng có những tiêu chí để chọn người. Cái này bạn sẽ được thông báo khi nhận được thông tin tuyển dụng của P&G.

Vòng 2: Kiểm tra online (bao gồm IQ / EQ / Reasoning test)

Vòng 3: Kiểm tra offline (cũng như vòng 2)

Vòng 4 - 5 - 6: Phỏng vấn (cùng 1 style, cách hỏi cách trả lời, chỉ khác là người phỏng vấn là ai?)

Ở bài này, chủ yếu viết về Recruitment Model và cách trả lời phỏng vấn. Còn lại các vòng khác, bạn có thể tham khảo ở nơi khác.

Để hiểu rõ về tính cách của ứng viên, những nhà tuyển dụng của P&G sẽ hỏi bạn những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công việc để nắm bắt khả năng và insight của bạn. Họ sẽ hỏi bạn về những hành vi trong quá khứ, những thành tích đạt được và những câu hỏi phổ thông được hỏi bởi hầu hết các nhà tuyển dụng khác để có thể dự đoán được khả năng phù hợp và phát triển lâu dài giữa ứng và và công ty.

P&G tìm kiếm điều gì ở ứng viên?

P&G tuyển dụng và phát triển nhân sự của họ thông qua những năng lực cốt lỗi (Core competencies) được gọi là Nền tảng thành công (Success Drivers). Những nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi  giúp họ hiểu về những mảnh trong quá khứ của bạn bao gồm những hành vi và kinh nghiệm liên quan giúp cho bạn có thể thanh công tại P&G, gồm những khía cạnh sau:

The Power of Minds

Đây là năng lực mà P&G’s muốn nhấm đến và dùng nó để tìm kiếm ứng viên. Power of Mind bao gồm tôn trọng các đối thủ cạnh tranh, tư duy sâu hơn nữa, phát minh đổi mới công nghệ và sản phẩm tốt hơn và cạnh tranh tốt hơn để đem đến những lợi ích to lớn hơn đến người tiêu dùng. Nói đến đây thì thấy tội lỗi với công ty mình ghê. Cho ké 1 tí, là ở Unilever cũng có những điều này nha. :D

Công bằng mà nói thi tôi cũng đã từng tham gia chương trình này tại P&G đến vòng 7 là vòng cuối cùng trước khi vào làm việc cho Unilever, do đó, tôi luôn có thiện cảm và trân trọng cả hai. Nhưng thật sự là cách phỏng vấn và con người của P&G đã để lại ấn tượng khá sâu sắc đến tôi.

Nói tiếp về Power of Minds, điều này cũng hàm nghĩa về trí tuệ chung của công ty (collective intelligence), khả năng tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh, và khả năng trở thành bậc thầy của các mảng kinh doanh mà công ty đang có.

The Power of People

Điều này nói về lợi thế cạnh tranh về mặt con người hay nhân tài, về cách làm việc giữa người và người, hệ thống qui trình giữa các phong ban khi làm việc và phối hợp cùng nhau. Đó là giá trị của từng cá nhân riêng lẻ và giá trị cộng gộp từ tất cả mọi người trong công ty. Chính yếu tố này tạo nên một môi trường nâng đỡ và hỗ trợ tài năng của thành viên trong công ty. (Tôi không gọi là nhân viên mà dùng từ là thành viên, vì các công ty lớn như Unilever và P&G thường khi đề cập đến nhân sự trong công ty, họ thường dùng từ "talents" trong truyền thông thay vì "employees" hay "staff" nên nếu dùng từ nhân viên thì có vẻ chưa hợp lý)

The Power of Agility

The power of Agility ám chỉ khả năng hành động nhanh, linh hoạt, phản hồi nhanh và có nhiều kỹ năng khác nhau để đáp ứng và thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh phức tạp và thay đổi nhanh chóng. P&G tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra các thay đổi nhỏ nhưng liên tục đến với thế giới xung quanh họ, bằng cách hiểu rõ về khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, nhà đầu tư, đối thủ, và cả nhân viên của mình, và áp dụng sự hiểu biết ấy vào việc xây dựng doanh nghiệp và công việc kinh doanh.

Kết hợp 3 yếu tố cốt lõi này lại là yếu tố thúc đẩy thành công của P&G. Năng lực cạnh tranh cốt lõi là xác định cách để nhân sự của P&G có thể thanh công trong môi trường kinh doanh hiện nay. Những yếu tố trên là những điểm mà P&G tìm kiến trong mỗi nhân sự mới cho công ty. Đây cũng là thướt đo của P&G trong công việc vận hành kinh doanh và cũng là yếu tố cơ bản cho sự phát triển của công ty và sự phát triển nghề nghiệp của nhân sự công ty.

VẬY THÌ CÁC LOẠI CÂU HỎI NÀO SẼ ĐƯỢC HỎI TRONG CÁC VÒNG PHỎNG VẤN?

Tôi sẽ viết phần trả lời này dựa trên 2 cách tiếp cận: 1) thông tin chính thức mà P&G công bố công khai và minh bạch tôi đã tìm hiểu trước khi tham gia chương trình, và 2) kinh nghiệm 4 vòng phỏng vấn thật của bản thân.

Theo thông tin chính thức mà P&G công bố:

Theo thông tin chính thức mà P&G công bố về cách tiếp cận của P&G trong chương trình quản trị viên tập sự năm 2011 thì các dạng câu hỏi họ sẽ hỏi sẽ tương tự như các công ty khác sẽ hỏi. Ok, đó là điều dĩ nhiên nhỉ? Lý do cũng đơn giản thôi - P&G thì cũng giống như các công ty khác thôi, đều xem xét và đánh giá về hành vi, ứng xử, và thể hiện của ứng viên để dự đoán về tiềm năng của ứng viên trong công việc và đặc biệt khả năng phát triển sự nghiệp của ứng viên tại công ty. Trên cơ bản, Behavioral interviewing là một buổi phỏng vấn được thiết kế để có được thông tin từ ứng viên về các hành vi và thể hiện trong quá khứ. Những thông tin này sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ thể hiện thế nào vào công việc của công ty trong thời gian sắp tới. Nguyên lý đằng sau là hành vi cũ trong quá khứ sẽ tiên đoán cho hành vi trong tương lai của bạn. (Vì bản chân con người khó tự thay đổi nếu không có một sự cố buộc bạn phải thay đổi)

Trong suốt buổi phỏng vấn về hành vi - behavioral interview, bạn sẽ được hỏi một chuỗi những câu hỏi tiêu chuẩn. Môi câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ mong chờ bạn đưa ra những ví dụ cụ thể của bản thân, từ đó giúp nhà tuyển dụng có cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng từng mục trong bảng Success Driver areas mô tả ở trên.

Các câu hỏi có thể là: (copy y chang của P&G nhé, dù gì họ cũng không hỏi tiếng Việt mà)

•  Tell me about a time when you set a goal and weren’t able to meet or achieve it.
•  Give me an example of when you showed initiative and took the lead.
•  Tell me about a time you were able to successfully deal with another person even when that individual may not have personally liked you (or vice versa).
•  Give me an example of a time when you used your expertise to solve a problem.

Phỏng vấn ở đâu và như thế nào?

Cuộc phỏng vấn đầu tiên của bạn sẽ được tiến hành ở tại văn phòng của công ty, phòng hội nghị của công ty hoặc qua điện thoại. Ngoài ra, cuộc phỏng vấn của bạn sẽ với một người hoặc một hội đồng gồm từ hai đến ba người của P&G. Dù thế nào đi nữa thì bạn sẽ được cơ hội để gặp người mới lẫn người cũ của P&G để bạn hiểu rõ về cách mà công ty vận hành và cách mà bạn sẽ làm việc với những người khác tại công ty.

Bài phỏng vấn sẽ mất khoảng bao lâu?
Hầu hết các buổi phỏng vấn đều mất khoảng 45-60 phút, nhưng không có thời gian giới hạn cụ thể.

Theo kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi:

Tôi nói về kinh nghiệm của mình trong khoản thời gian năm 2011. Trước đó hoặc sau đó thì tôi không chắc, do đó, nếu bạn có apply vào chương trình này hoặc phỏng vấn tại P&G, bạn có thể xem thêm các cập nhật mới nhất được công bố chính thức tại website của P&G.

Nói về số vòng thì tôi trải qua 3 vòng làm bài test và 4 phòng phỏng vấn, mỗi vòng cách nhau 2 tuần. Mỗi vòng như vậy sẽ có email từ công ty và bạn nhân sự gọi liên lạc, nhân sự của P&G thì cực dễ thương trong giao tiếp.

2 bài test đầu tiên sẽ là Cultural test và Reasoning test. Nó giống như 2 thuật ngữ mà gần đây ta hay nghe là EQ test và IQ test. Sau khi bạn vượt qua đượt 2 bài test online, bạn sẽ được mời đến văn phòng làm thêm một bài Reasoning dài khoảng 60 phút. Có lẽ sợ làm online có cheating.

Sau đó, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi cùng cuộc gọi từ phòng nhân sự cho vòng tiếp theo. Điều ấn tượng của chương trình là 4 vòng phỏng vấn, đều cách nhau đúng 2 tuần, và đều cùng 1 khung mẫu cùng một yêu cầu.

Vòng thứ nhất là phỏng vấn với sếp trực tiếp (do sắp xếp lịch phỏng vấn, có thể thay đổi), vòng thứ 2 là một nhân viên nào đó bên một nước khác, vòng thứ 3 là một quản lý của một phòng ban tại văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và cuối cùng là gặp Giám Đốc Marketing Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương. (Năm đó như vậy, các năm khác thì không biết)

Mô tiếp câu hỏi đều như nhau: bao gồm 3 loại câu hỏi chính và xoay tới xoay lui, cụ thể 3 dạng câu hỏi như sau:

1. Câu hỏi dạng logic và verbal reasoning:

Câu hỏi đâu tiên tại vòng đầu tiên mà tôi nhận được là: "Calculate how much gasoline Ho Chi Minh City will consume a month?"
Một câu hỏi khác mà tôi có thể nhớ là: Given a sheet of paper and a pen, what will you draw?

2. Câu hỏi về kinh nghiệm xử lý tình huống trong quá khứ.

"Trade, sales, and Marketing always have problems and fight each other, have you ever been in this situation, how did you solve?"

Để trả lời câu hỏi loại này, bạn buộc phải dựa trên model của P&G yêu cầu. Câu trả lời phải có đủ 3 thành phần:

  • Case (tình huống là gì): bạn phải cho người nghe hiểu bối cảnh, tình huống background của vấn đề, từ đó, người phỏng mới mới hiểu được bạn hành động như vậy là đúng hay không, có phù hợp hay không? Ví dụ đơn giản là khi nhìn vào một campaign, một TVC, đa số mọi người chỉ phan một câu hay quá hoặc dỡ quá. Nhưng các bạn không hiểu được trong bối cảnh nào ý tưởng đó ra đời hoặc trong tình huống nào mà câu chuyện là thế này mà không phải là thế kia. Trong một campaign, bạn phải làm việc với rất nhiều phòng ban, với rất nhiều cấp quản lý khác nhau. Nói về ý tưởng, ai cũng giỏi, nhưng mọi người một ý thì để ra được cái mà gọi là hoàn hảo là hầu như không thể. Do đó, P&G có một khách quan và công bằng để đánh giá ứng việc bằng việc hiểu bối cảnh - tình huống trước, để feel trước.
  • Action: hành động của bạn trong tình huống đó là gì, hành động cụ thể là gì, bạn nghĩ gì khi làm hành động đó, theo logic, nguyên lý, hay cơ sở nào.
  • Result: Kết quả của hành động đó là gì. Có gì để đo lường kết quả ấy không.

Môi hình gọi chung là mô hình CAR : Case - Action - Result.

Và tôi khuyến nghị là bạn đi phỏng vấn ở những nơi khác cũng nên áp dụng mô hình này vào câu trả lời phỏng vấn của mình.

3. Dạng câu hỏi cuối cùng - Câu hỏi tình huống:

Ở dạng câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ đưa ra hàng loạt các câu hỏi và dựa trên câu trả lời của bạn lại được ra hàng loạt các thử thách khác.

Ví dụ: " Downy drops share constantly during 3 months, let me know why Downy drops its share?"

Khi tôi nói là để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ dựa trên tình hình thị trường hiện tại tăng hay giảm, đối thủ chính là Comfort tăng share hay giảm share, họ có chiến dịch gì mới.

Câu tiếp theo người phỏng vấn sẽ nói "Thị trường vẫn tăng trưởng, Comfort không làm gì"

Tôi lại đưa ra các P trong 6Ps, khi đưa ra bất kỳ P nào cũng Downy so với Comfort, người phỏng vấn cũng sẽ trả lời "Không, sản phẩm không có gì thay đổi", "Không có quảng cáo nào mới", "Không có khuyến mãi nào mới trên thị trường"...bla bla.

Ở dạng này, thời điểm đó tôi tự cảm thấy là người phỏng vấn muốn xem tính nhạy bén, kiến thức của mình, và tính lập luận của mình được áp dụng như thế nào trong tình huống áp lực thực tế. Do đó, cứ thể hiện như vốn của mình là được.

Sau đó, 3 vòng còn lại là phỏng vấn qua điện thoại với người nước ngoài, thì thôi, quả thật là ác mộng. Tất cả đều là người Ấn Độ, giọng nói rất khó nghe và khó hiểu, nhưng ngược lại thì họ rất Nice.

Tóm tắt lại, để phỏng vấn hay tham gia các chương trình của P&G, việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá bản thân mình dựa trên 3 khía cạnh cốt lõi mà công ty mong muốn, trao đổi khả năng logic và làm các bài test logic cho quen, đặc biệt nhớ trả lời theo mô hình CAR.

Trên đây chỉ là sự hiểu biết và trãi nghiệm của cá nhân tôi ở tại một thời điểm nhất định, nó không hoàn toàn thể đại diện hết về chương trình hay cách thực thi của công ty ở các thời điểm khác cũng như là với các người phỏng vấn khác.

Hy vọng bài viết phần nào hữu ích đến với các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về chương trình tuyển dụng của P&G.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

11/08/2015

Barbie: Imagine The Possibility

Tôi xin được chia sẻ và phân tích một 1 viral clip mới mà tôi tương đối thích. Tôi đã thường xuyên theo dõi lượng view của viral clip này hàng tuần và tin rằng đây là một trong những viral clip thành công dạo gần đây.

Tại sao tôi lại thấy clip này thú vị và cho rằng nó thành công?

1. Khi xem lại các quảng cáo, viral clip trước đó của Barbie, các bạn sẽ nhận ra rằng, đối tượng của các clip của họ là trẻ nhỏ. Nhưng lần này, họ lại nhắm vào 1 đối tượng hoàn toàn khác, đó là các ông bố và bà mẹ người luôn muốn con cái mình nổi bật, phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, thông qua clip này, tôi thấy thêm sự kết nối sự cha mẹ với thế hệ con cái của họ. Kết quả đạt được là tương đương 4 triệu lượt view 1 tuần. Clip được upload vào ngày 8/10/2015, đến hôm nay là 7/11/2015, gần 4 tuần, đạt 13.930.566 views, 22.542 likes, 1,186 talking about.

2. Thu hút người xem:
    - Cách đặt vấn đề dậy lên suy nghĩ thật sự của các cha mẹ "What happens when girls are free to imagine they can be everything?" - "Điều gì xảy ra khi con gái của bạn tự do tưởng tượng chúng có thể làm tất cả mọi điều?".
    - Yếu tố bất ngờ trong cách dẫn dắt câu chuyện: cả những nhân vật trưởng thành trong clip lẫn người xem đều cảm thấy bất ngờ và tò mò chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, khi các cô bé lại đóng vai trò như là một chuyên gia trong tất cả các nghề nghiệp.

3. Branding: Clip dài gần 2 phút, chỉ xuất hiện logo của Barbie 2 lần, đoạn mở đầu và đoạn kết, cùng với tone màu hồng truyền thống của Barbie, nhưng khi mọi người xem clip đều có thể nhận ra đây là clip của nhãn hàng Barbie.

4. Truyền thông thông điệp: Đoạn đầu mở ra với câu hỏi "What happens when girls are free to imagine they can be everything?" - "Điều gì xảy ra khi con gái của bạn tự do tưởng tượng chúng có thể làm tất cả mọi điều?". Các frame sau đó là những đáp án được dramatize, những viễn cảnh có thể xảy ra. Đoạn kết là câu khẳng định cũng như là câu trả lời từ nhãn hàng Barbie "When a girl plays with Barbie, she imagines everything she can become" - "Khi bé chơi với Barbie, bé tưởng tượng mình có thể là bất cứ ai". Hàm ý như là: các mẹ hãy cho bé tự do chơi đùa cùng Barbie, lúc ấy là lúc bé phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo.

Clip rất đơn giản, không cầu kỳ, không cần branding nhiều, nhưng theo tôi đánh giá là người xem có thể hiểu được thông điệp của nhãn hàng và nhớ được clip này là của thương hiệu nào.

By Đoàn Trung Thảo

10/30/2015

Hiểu về Người tiêu dùng và khách hàng

Hiểu về Người tiêu dùng và khách hàng


Tuần trước gặp lại các bạn nhân viên mới của công ty cũ, nhớ lại cảnh bản thân mình thời ấy, phải tự tìm tòi và học hỏi. Muốn viết 1 bài cho những người cùng cảnh ngộ như mình lúc ấy mà đến hôm nay mới có thời gian :(

Bài viết này xin gửi tặng cho những người không có hay chưa có cơ hội được huấn luyện một cách bài bản.^^

Để làm Marketing, việc đầu tiên và nền tảng là hiểu về người tiêu dùng, thị trường, và shopper. Nó đóng vai trò như việc chuẩn đoán bệnh. Bác sĩ muốn đưa ra thuốc tốt cho bệnh nhân, thì việc đầu tiên phải là chuẩn đoán đúng bệnh.

Để chuẩn đoán bệnh trong nghề Marketing, bạn cần hiểu và sử dụng tốt Market Research. Có 3 loại Market Research: Ad Hoc Research, Market Information và Desk Research.

Ad Hoc Research

Ad Hoc Research ám chỉ những nghiên cứu mang tính chất tự phát theo nhu cầu được phát sinh. Nó được thiết kế riêng để tìm ra một cái gì đó mới và mỗi một nghiên cứu đều có những mục tiêu riêng của nó. Có 2 loại Ad Hoc Research là Ad Hoc Qualitative Research và Ad Hoc Quantitative Research.

1. Ad Hoc Qualitative Research

Qualitative Research nhầm mục đích tìm hiểu sâu về 1 vấn đề gì đó trong 1 nhóm đối tượng nhỏ.
Nó giống như việc nhãn hàng của bạn "trò chuyện" trực tiếp với người tiêu dùng mục tiêu của mình vậy. Bạn phải có 1 danh sách những đề tài để nghiên cứu và sẽ trò chuyện với người tiêu dùng mục tiêu một cách tự nhiên nhất không theo 1 bản câu hỏi có structure rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn đào sâu vào những điều mà người tiêu dùng chia sẻ. Qualitative Research có 2 loại chính: Focus Groups & In-depth Interviews.

2. Ad Hoc Quantitative Research

Quantitative Research chỉ ra những sự thật và số liệu trong nhóm đối tượng lớn hơn. Nó chủ yếu đo lường về thái độ và hành vi của người tiêu dùng bằng cách trả lời câu hỏi ‘How many?’

Ví dụ:
> Bao nhiêu người thích uống Coca hơn Pepsi?
> Bao nhiêu người nghĩ rằng uống nước ngọt sẽ tốt cho đường tiêu hóa?
> Bao nhiêu người sẽ mua sản phẩm mới của Coca?

Phỏng vấn viên sẽ thực hiện cuộc nghiên cứu bằng cách sử dụng một bản câu hỏi có structure rõ ràng và được thống nhất với Brand team trước. Phỏng vấn viên có thể thực hiện phỏng vấn thông qua face-to-face (in-home, trên đường / central location), qua điện thoại, trên internet.
Các loại Quantitative Research thường gặp như Product Test, Packaging Test, TVC test...

Market Information

Market Information ám chỉ đến dữ liệu được thu thập một cách thường xuyên dựa trên 1 khoảng thời gian cố định để đo lường những yếu tố của nhãn hàng qua từng thời điểm. Ví dụ: brand performance, consumer buying,...

Có những loại Market Information phổ biến như: Retail Audits, Brand Health Tracking, U&A, Consumer Panels/Drinking Panels, và In-Market Communications Tracking.

> Retail Audits đo lường doanh số bán thông qua hệ bán lẻ. Research Agency thiết lập mẫu đại diện nhất định, có thể mang tính đại diện cho thị trường và kiểm tra các thương hiệu, ngành hàng bán được bao nhiêu, tăng hay giảm so với trước đó, hệ thống phân phối thế nào, đang gặp vấn đề gì ở đâu,...

> Brand Health Tracking đo lường mức độ yêu thích của nhãn hàng trong tâm trí người tiêu dùng, những gì động lại trong tâm trí của người tiêu dùng về nhãn hàng, ngành hàng,....

> Consumer Panels đo lường mức độ mua hàng hay sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Research Agency sẽ thiết lập mẫu đại diện về người tiêu dùng hay hộ gia đình. Họ sẽ ghi lại những gì họ mua hay sử dụng, sử dụng như thế nào vào nhật ký.

> In-Market Communications Tracking đo lường những hoạt động truyền thông mà người tiêu dùng thấy và những tác động của nó đến người tiêu dùng. Research Agency sẽ hỏi người tiêu dùng về những quảng cáo mà họ đã từng xem và hỏi ý kiến và đánh giá của họ về nhãn hàng.

Desk Research

Đây là những dữ liệu hay thông tin có sẵn mà các công ty nghiên cứu thị trường thường hay cập nhật miễn phí cho đối tác. Những thông tin từ nhà cung cấp, từ các cơ quan thông kê,...

Để làm 1 bác sĩ giỏi, bạn phải giỏi chuẩn bệnh trước. Muốn giỏi marketing, trước tiên bạn phải giỏi về research trước. Enjoy với research bạn nhé! Còn tui đi ngủ đây zzZZZZ

By Đoàn Trung Thảo

8/11/2015

Cách tạo một webstite bằng Wix

Cách tạo một webstite bằng Wix

Wix là một website builder hàng đầu dựa trên điện toán đám mây với hàng triệu người sử dụng trên toàn cầu. Điểm nổi trội của Wix là cách tạo một website chuyên nghiệp thật sự rất đơn giản, thiết kế đẹp và chuyên nghiệp. Nó không giới hạn về tính sáng tạo, bạn có thể kéo thả các chức năng trên chính màng hình của mình, và bạn cũng không cần phải biết coding. Tuy nhiên, bạn cần phải chuyển qua Premium Plan và mất phí mới có thể sử dụng tên miền riêng của bạn.

Bây giờ thì bắt đầu từng bước để có một website chuyên nghiệp và đẹp mắt với Wix nhé:

Bước 1: vào website Wix.com

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Bạn nhấn vào nút Get Started hay Sign in. Bạn có thể điền email của bạn ở bên trái hay đăng ký bằng tài khoản Facebook hay Google hiện hành phía bên phải. Khi bạn là user mới, bạn cứ điền thông tin như thông thường, stick vào lựa chọn "I'm a new user". Sau đó, nhấn vào "GO". Hộp thoại Sign Up xuất hiện, yêu cầu bạn điền lại địa chỉ mail và password. Thế là đăng ký xong.

Bước 3: Chọn Ngành kinh doanh của bạn

Trước tiên bạn chọn ngành hàng, ngành kinh doanh của bạn. Nếu chỉ là blog cá nhân, thì bạn có thể chọn Personal hay Blog. Sau khi chọn ngành, nó sẽ giúp bạn lọc lại 1 lần nữa. Cuối cùng, bạn nhấn GO.

Bước 4: Chọn template 

Bạn chọn nút Edit khi cảm thấy template nào ứng ý.

Bước 5: Chỉnh sửa


Điều thú vị của Wix là cách chỉnh sửa website đơn giản còn hơn ăn cháo gà. Bạn có thể kéo thả bất kỳ gì bạn thích, có thể thêm bất kỳ chức năng nào bạn cần. Bạn cứ dọc khoảng 5 phút để làm quen. Bạn sẽ cảm thấy điều thú vị này. Nếu bạn muốn chỉnh sửa thông tin nào đó, hãy double click vào chỗ cần chỉnh, và bạn bắt đầu nhập thông tin vào.

Bước 6: Thay đổi Domain name

Bạn vào Site >>> Connect Domain

Stick vào Connect your own customerized domain


Chọn "Connect a domain you already own


Vào sau đó, bạn hãy chọn plan mà bạn muốn.

Chúc bạn có được website như ý!
Đoàn Trung Thảo

7/29/2015

Tạo trang blog cá nhân với Blogger

Tạo trang blog cá nhân với Blogger

Như bài trước "Làm thế nào để tạo một website của bạn", tôi đã nhắc đến một platform hay dịch vụ blog hoàn toàn miễn phí của Google đó là Blogger. Nếu bạn chưa biết cách tạo một cái blog riêng của mình với Blogger, tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tạo trang blog cá nhân riêng của bạn với Blogger.

Blogger là một dịch vụ lý tưởng cho những người mới bắt đầu vì giao diện của nó rất đơn giản và dễ hiểu. Bạn xem chi tiết tường bước cách tạo trang blog cá nhân với Blogger bên dưới nhé:

Bước 1: Đăng ký một tài khoản Google.

Chỉ cần bạn có tài khoản Gmail, bạn có thể sử dụng tất cả các dịch vụ của Google. Nếu bạn chưa có bất kỳ tài khoản nào, hãy đăng  ký 1 tài khoản. Cách thức như bên dưới.
Chọn "Create account"
Sau đó điền thông tin của mình vào.

Khi có tài khoản rồi, bạn vào trang chủ của Blogger là http://www.blogger.com. Ở đó, bạn sẽ thấy
Chọn "Blog Mới"
Bây giờ bạn sẽ thấy một màn hình hỏi bạn về tên của Blog. Bây giờ, điều bạn phải làm là đặt cho Blog của mình một tiêu đề cũng như tên người sử dụng để nó xuất hiện như một phần trong địa chỉ trang blog của bạn. Ví dụ, bạn có thể đặt tên là "Cua gái trong một ngày". Đây là tiêu đề mọi người sẽ nhìn thấy khi ghé thăm blog của bạn. Giả sử như tên đăng nhập cũng là cuagaitrongmotngay có giá trị, thì địa chỉ của bạn sẽ là http://www.cuagaitrongmotngay.blogspot.com. Sau đó, bạn chọn mẫu giao diện blog mà bạn muốn (cứ chọn trước, sau này có thể thay đổi dễ dàng). Cuối cùng, click vào "Tạo blog", thế là xong.

Bước 2: Tạo trang hay bài viết 

Nếu bạn muốn tạo một trang ví dụ như "tiểu sử cá nhân" hay "mục đích của blog", thì bạn click vào tab "trang". Nếu bạn muốn viết 1 bài blog bình thường thì bạn click vào nút màu cam "Bài đăng mới". Sau đó bạn tha hồ viết bất kỳ gì bạn muốn.

Tôi sẽ hướng dẫn cách viết bài quảng cáo hay giới thiệu đúng chuẩn ở một bài khác. Ở đây, bạn cứ tự tìm hiểu tất cả các tính năng của công dụ này trước đã.

Về giao diện, bạn có thể chọn thêm các giao diện từ website này http://www.btemplates.com.

Bước 3: Thay đổi URL theo ý bạn

Bạn vào setting, vào phần xuất bản >>> thiết lập URL của bên thứ 3 cho blog của bạn, và cứ làm theo hướng dẫn của Google. Thế là xong.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

7/27/2015

Làm thế nào để tạo một website của bạn?

Làm thế nào để tạo một website của bạn?

Để lập một website bạn có rất nhiều cách hay platform để bạn thực hiện. Nếu bạn có ngân sách nhiều, và yêu cầu cao, thì bạn có thể thuê người thiết kế giúp, giá cả rất giao động từ 500k đến 3tr đồng là có thể có được website như ý muốn. Nhưng thật sự để tự tạo một website thật sự không khó. Tôi xin hướng dẫn bạn cách thực hiện để tạo một website.

1. Tự thiết kế website:

Tự thiết kế website là cách làm rẻ tiền nhất, cho phép bạn phát huy tính chủ động và linh hoạt của mình. Bạn có thể cập nhật và thay đổi giao diện, thiết kế, thông tin bất cứ lúc nào. Với nhiều chương trình thiết kế website đơn giản như hiện nay, thì thậm chí bạn không cần biết lập trình hay ngôn ngữ html, bạn vẫn có thể tự thiết kế cho mình 1 website riêng. Bạn chỉ cần di chuyển con trỏ, nhấp chuột và gõ bàn phím, phần mềm chỉnh HTML sẽ tự động viết mã lập trình HTML cho bạn. Dựng một website với công cụ chỉnh HTML cũng dễ dàng như sử dụng Microsoft Word hay Power Point vậy!

Những chương trình phổ biến bao gồm: Macromedia Dreamveaver, Microsoft Fontpage.

2. Dùng mã nguồn mở:

Với nhiều website builder platform như hiện nay, chỉ 5 phút là bạn có thể có được 1 website. Tuy nhiên, bạn sẽ phụ thuộc nhiều về thiết kế và giao diện từ những mẫu thiết kế sẵn.

Nếu bạn muốn sử dụng giao diện hoàn toàn muễn phí, bạn có thể sử dụng Blogger. Điểm yếu của blogger là giao diện không được đa dạng và đẹp mắt lắm.

Những website builder platform khác với nhiều template hơn như Wordpress, Wix. Nhưng bạn phải mất phí để sử dụng tên miền riêng của mình. Chi phí cũng khá lý tưởng, khoảng $12USD/năm.

Nếu muốn có nhiều lựa chọn hơn, bạn có thể vào templatemonster tại đây để mua những template mà bạn ưng ý. Chi phí sẽ cao hơn, nhưng bạn đảm bảo có được nhiều lựa chọn về cấu hình, thiết kế, hỗ trợ, và những tính năng về SEO.

3. Thuê nhân viên thiết kế website:

Nếu bạn cần một trang web nhanh chóng và không muốn mất thời gian học cách tự làm, bạn có thể thuê nhân viên thiết kế website hành nghề tự do. Họ sẽ tạo mẫu trang web, logo và đồ họa chính cho bạn. Sau đó, bạn có thể bổ sung và quản lý nội dung trang web theo hướng dẫn của họ.

Bạn có thể thuê sinh viên làm việc này. Giá sẽ rẻ hơn so với các công ty thiết kế website rất nhiều. Nhưng lưu, các bạn nên làm việc rõ ràng về các điều khoản. Thậm chí bạn thuê một giáo viên đại học khoa IT, cũng đôi khi cũng có nhiều vấn đề xảy ra. Chủ yếu là tinh thần trách nhiệm của mỗi người.

4. Thuê công ty thiết kế web chuyên nghiệp

Một công ty thiết kế web sẽ lo hết mọi việc cho bạn bao gồm thiết kế web, đăng ký nội dung (theo yêu cầu), cập nhật nội dung và cung cấp máy chủ. Tuy vậy, đây là giải pháp cuối cùng vì nó rất tốn kém (cả nghìn đô la tùy theo yêu cầu) và bạn bị giới hạn quyền quản lý nội dung vì bạn không thể tự cập nhật trang web mỗi khi cần.

Bạn có thể xem thêm:
- Cách tạo một website với Blogger
- Cách tạo một website với Wordpress
- Cách tạo một website với Wix

Chân thành
Đoàn Trung Thảo