Hiển thị các bài đăng có nhãn Thảo luận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thảo luận. Hiển thị tất cả bài đăng

10/13/2020

Không học chuyên ngành Marketing làm sao làm được Marketing?

"Không học chuyên ngành Marketing làm sao làm được Marketing?" là câu hỏi tôi đã trả lời rất nhiều lần trực tiếp qua mail cho các bạn đã inbox tôi trong thời gian từ năm 2013 đến 2017. Và tôi cũng đã viết một bài viết vào năm 2014 với tiêu đề: 4 con đường dẫn đến sự nghiệp Marketing . Các bạn tham khảo thêm nhé!

Dạo gần đây tự nhiên có hứng và hay trả lời một số câu hỏi tương tự trong các Facebook group và lại thấy câu hỏi này vẫn cứ lập đi lập lại. Thú thật là đã 3 năm nay bỏ bê blog này quá, thứ hạng cũng đi xuống. Hôm nay mình lại khai quật đề tài "Không học chuyên ngành Marketing làm sao làm được Marketing?" này lên và viết theo một hướng khác để hy vọng là bạn nào có nhu cầu tìm hiểu và vô tình đọc được thì cũng có thêm chút nhận định từ người đi trước.

VÌ SAO ĐA SỐ MỌI NGƯỜI THÍCH LÀM MARKETING? VÀ CÂU CHUYỆN CỦA BẠN LÀ GÌ?

Trong đời làm marketing của tôi, tôi đã từng phỏng vấn, từng chia sẻ, và cũng từng trả lời rất nhiều câu hỏi tương tự. Tôi rút ra được các nổi bâng khuâng của các bạn và cũng hiểu vì sao các bạn học ngành khác nhưng sau đó lại muốn chuyển sang ngành marketing! Nói ra thì dong dài lắm... thôi thì tôi chỉ nói là tôi hiểu...để dẫn đến các luận điểm của mình. Còn trường hợp của bạn là gì thì ta có thể trao đổi thêm trong phần comment bên dưới.

Trong những năm 2014-2016, trong những buổi phỏng vấn, tôi thường hay hỏi câu hỏi: "tại sao em không học ngành marketing từ đầu, mà bây giờ lại muốn chuyển sang làm marketing?". Đa số các bạn lúc ấy đều thích làm marketing vì thấy các chiến dịch hoành tráng, các TVC hào nhoáng!

Nhưng cũng câu hỏi ấy, trong những tháng gần đây, đa số đều thích làm content marketing, digital marketing có lẽ vì gần gũi và sau này có thể tự làm riêng?

Dù lý do có là gì, làm brand marketing hay digital marketing, strategic marketing hay operational marketing, thì theo tôi, cái bạn cần phải có và quan trọng nhất đó là tư duy marketing hay tư duy khác biệt!

Tôi sẽ chia sẻ trong clip dưới, nếu bạn có thêm một góc nhìn hay quan điểm nào khác, có thể chia sẻ với những người có cùng nổi bâng khuâng và trăn trở như bạn nhé!



9/14/2020

PHÂN LOẠI MARKETING

PHÂN LOẠI MARKETING

Đã lâu rồi Thảo mới ngồi viết lại blog và chia sẻ với mọi người! Và đây cũng là một trong những bài đầu tiên Thảo viết để chia sẻ đến fanpage của mình là "Bác Ba Phi Làm Marketing". Lý ra thì Thảo đã quay clip cho phần nội dung này, nhưng vì có 1 chuyến đi xa đột xuất, Thảo đành phải ngồi trên xe và viết bằng điện thoại cho bài viết này!

Đa số những bài viết cũ của Thảo là viết và chia sẻ tùy hứng, hoặc là bạn đọc đặt câu hỏi và Thảo trả lời. Bài viết này sẽ là bài viết "Back to the basic". Để bắt đầu cho các nội dung liên quan đến Marketing, thì không gì hơn là mình nên bắt đầu từ những gì cơ bản nhất.

Hôm nay, Thảo sẽ thảo luận về các loại Marketing. Hy vọng có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về các loại Marketing và lựa chọn công việc phù hợp mới mình.

Lưu ý: Hiện tại có rất nhiều tên gọi và mô hình marketing, và cho đến hiện tại vẫn chưa có cách phân loại nào là chính thức. Thảo cũng như là Bác Ba Phi sẽ dựa trên kinh nghiệm, kiến thức, và quan sát cá nhân để tóm tắt và phân loại!

----------------

Ở tầm vĩ mô thì Marketing có thể tạm được chia thành 4 loại khác nhau: B2B, B2C, C2B, và C2C. Trong đó, 2 mô hình cũ là B2B và B2C là 2 mô hình cũ. C2B và C2C là 2 mô hình mới.




1. B2B MARKETING: ám chỉ đến những chiến lược và chiến thuật tiếp cận đến các khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức. Ví dụ: thiết bị soi da dành cho thẩm mỹ, dây chuyền sản xuất, dây chuyền đóng gói,…

2. B2C MARKETING: ám chỉ đến những chiến lược và chiến thuật tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: dầu gọi, mỹ phẩm, nước giải khát,…

Việc phân loại Marketing ở đây có ý nghĩa khá lớn vì cách tiếp cận hay kế hoạch marketing của B2B thông thường sẽ khác rất nhiều so với B2C.

Ví dụ: Marketing Mix trong B2B có nhiều công ty sẽ sử dụng mô hình 3M bao gồm Market – Message – Media. Trong khi trong mô hình B2C đa số sử dụng mô hình 4Ps, 6Ps, 8Ps thậm chí là 10Ps. Trong đó 4Ps cơ bản là Product, Price, Place, and Promotion.

Bên trên là 2 mô hình kinh doanh và marketing đã có từ lâu rồi, sau đây là 2 mô hình mới được hình thành chỉ vài năm gần đây do sự phát triển của e-commerce và digital marketing.

3. C2B MARKETING: viết tắt của consumers to business. Nghe có vẻ hơi phi lý ha? consumers thì làm sao tạo ra sản phẩm được mà còn bán ngược lại cho business nữa chứ? Nhưng bây giờ thì có đấy!!!

Lấy ví dụ nè. Khi bạn bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Shopee,… thì sẽ có người hỏi bạn có mua review không. Bản thân họ để viết được review cho bạn thì họ phải sở hữu và đã sử dụng sản phẩm của bạn.

Ngày nay có rất nhiều công ty kết nối các bạn reviews lại và tạo thành gói dịch vụ review, chia sẻ,… cho nhãn hàng, cửa hàng, thì đây là mô hình C2B. Khách hàng được sử dụng sản phẩm mà còn vừa được tiền.

4. C2C MARKETING: ám chỉ đến người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng thông qua một bên thứ 3. Ví dụ: hình thức bán đấu giá trên ebay, bán đấu giá tên miền trên Godday, mua bán trên Chợ Tốt,Vật Giá,...

-------------------

Bây giờ phân loại theo tầm vi mô hơn 1 tí, Thảo sẽ tập trung vào B2C để phân nhóm tiếp nhé. Trong group lớn này trên cơ bản có thể chia thành 4 group nhỏ là Traditional Marketing, và Non-traditional Marketing, Direct marketing và Professional Marketing.
Bây giờ chúng ta sẽ nói về từng loại một.

A. Traditional Marketing hàm ý chỉ về các công ty, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng, sử dụng các kênh truyền thông truyền thống từ xưa đến giờ để tiếp cận và quảng bá thương hiệu của mình. Trong đó chia thành 2 nhánh nhỏ. Là Consumer Marketing và Trade Marketing. Có một số công ty sẽ gọi là Strategic Marketing và Operational Marketing. Tức là một nhóm sẽ thực hiện các chiến lược và kế hoạch nhấm đến người tiêu dùng, xây dựng định hướng chiến lược để tiếp cận, mở rộng đối tượng tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng dùng nhiều hơn và thường xuyên hơn, còn nhóm còn lại là làm các hoạt động marketing tại điểm bán, tại nơi khách hàng đưa ra quyết định mùa hàng, hay tại nơi khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ (quán ăn, quán cafe, rạp chiếu phim,...). Các kênh tiếp cận truyền thống mà chúng ta biết như TV, báo chí, OOH, event, banner, poster…

B. Non-traditional marketing hiện tại được phân ra khá rộng. Bao gồm Digital Marketing, Affiliate Marketing, Social Marketing, Influencer Marketing, Destination Marketing. Trong đó phổ biến nhất vẫn là Digital Marketing và Affiliate Marketing. Trong khi đa số mọi người hiện tại vẫn xem Social Marketing, Influence Marketing và Destination Marketing thuộc nhóm Digital Marketing. Affiliate Marketing có thể được xem là một mô hình nhỏ trong hoặc một công cụ trong Digital. Nhưng nếu xem Affiliate là một business, thì các công cụ của Digital vẫn hỗ trợ Affiliate. Do đó, trong bài viết này, Thảo sẽ tách Affiliate Marketing và Pure Ditial Marketing ra.

Digital Marketing lại có nhiều cách chia nhỏ trong đó mà tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, nó sẽ được chia khác nhau, ví dụ như inbound marketing, outbound marketing, cũng có công ty chia thành 2 nhóm content marketing và performance marketing, cũng có công ty chia theo paid marketing và organic marketing. Nhưng tóm gọn lại, một nhóm công việc sẽ tập trung vào nội dung để thu hút người xem và kéo traffic vào owned media, một nhóm sẽ kéo traffic từ các nguồn ngoại lai bên ngoài bao gồm backlink system và quảng cáo.

Affiliate Marketing là mô hình bạn giới thiệu sản phẩm của người khác và nhận hoa hồng. Ví dụ, Mỹ phẩm A có chương trình affiliate marketing công khai trên website. Với mức hòa hồng 12%, bạn đăng ký làm affiliate cho Mỹ Phẩm A này, bạn sẽ nhận được một đường link chia sẻ. Ai bấm vào link đó của bạn và mua hang thì bạn sẽ nhận được 12% hoa hồng. Thông thường hoa hồng của các sản phẩm kỹ thuật số giao động từ 30% cho đến 75% trong khi các sản phẩm hữu hình giao động từ 6-12%. Các sản phẩm kỹ thuật số bao gồm sách ebook, khóa học online, phần mềm, thẻ thành viên,… còn các sản phẩm hữu hình phổ biến là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,…

C. Professional Marketing: bao gồm Relationship Marketing và Partnership Marketing.

Ví dụ như Nestle có Nestle Professional, Unilever có Food Solution. Cách tiếp cận của mảng kinh doanh này khác hẳn so với B2C hay B2B như đã nói ban đầu.

Dạng business này nhắm đến đối tượng là influencers. Ví dụ là đầu bếp, chuyên viên pha chế, bếp trưởng, Bartender,… thì đây là relationship marketing. Khi công ty kết hợp người người chủ để làm các hoạt động marketing hoặc 2 nhãn hàng cùng kết hợp các nguồn lực về truyền thông thì đó là partnership marketing.

Ta còn có thể thấy 2 loại này trong ngành mỹ phẩm. Đặc biệt là dược mỹ phẩm. Khi tung ra một sản phẩm mới họ sẽ đi theo phase. Phase 1 là tiếp cận các opinion leaders, kế đến phase 2 là đến bác sĩ da liễu, bác sĩ da liễu thẩm mỹ,…phase 3 là đến kỹ thuật viên, dược sĩ,… Và cuối cùng là các hoạt động tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong phase 1 đến phase 2 là relationship marketing. 

D. Direct Marketing (Cái này mình sẽ bàn sau nếu có dịp nhé)

Trên đây chỉ là phân loại theo quan sát cá nhân của bản thân Thảo, nhầm giúp cho các bạn mới tìm hiểu về marketing có thể hiểu rõ về bản chất của từng loại, để có thể định hướng cho sự nghiệp hay con đường tương lại của mình. Hiện tại, bản thân Thảo cũng chưa thấy có một phân loại nào gọi là chính thức cả. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc tìm hiểu về Marketing. 


Chân thành
 





7/16/2016

Chương trình quản trị viên tập sự - Con đường tắt đến sự nghiệp Marketing

Chương trình quản trị viên tập sự - Con đường tắt đến sự nghiệp Marketing

Xin viết bài này dành tặng riêng cho bạn Hạnh, người đã kết bạn với tôi trên FB và yêu cầu bài viết này. Nhận được lời yêu cầu của bạn tôi rất vui vì từ xưa đến nay, người Việt Nam chúng ta phần lớn không có định hướng cho tương lai. Trong 1000 người thì chỉ khoản 1,2 người có mục tiêu và định hướng cho tương lai. Dẫn chứng là những chương trình khảo khát tại các trường Đại Học lớn tại HCM cho thấy, đa số các bạn học, nhưng không biết ra trường sẽ làm gì, cần những gì. Dẫn chứng khác là tỷ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp rất lớn ở VN trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện tại vẫn nhiều.

Hạnh chỉ mới là học sinh cấp 3, nhưng lại quan tâm đến điều này, để chuẩn bị trước cho tương lai là điều rất đáng hoan nghênh. Tôi tin rằng trong tương lai, em sẽ thành công rất lớn.

Xin đi vào nội dung chính.

Như trong bài 4 con đường dẫn đến sự nghiệp Marketing, theo quan điểm của riêng tôi, thì để đến với nghề Marketing, bạn có 4 con đường để vào, đó là:

1. Thi vào chương trình Management Trainee của các công ty nổi tiếng
2. Tìm các công ty lớn nhưng khó tuyển người để xin vào.
3. Tìm các công việc liên quan, sau đó nhảy qua Marketing
4. Xin vào các công ty nhỏ (để lấy kinh nghiệm)

Vậy là xác định con đường phải đi rồi. Chúng ta đi vào cụ thể con đường "Chương trình quản trị viên tập sự".


Quản trị viên tập sự (Management Trainee) là gì?

Chương trình quản trị viên tập sự là chương trình tuyển dụng các bạn sinh viên tài năng diễn ra hàng năm của các tập đoàn, công ty lớn như Unilever, Nestle, Suntory PepsiCo, Coca Cola, BAT, P&G,...

Mục tiêu của chương trình là tìm ra các ứng viên tài năng nhất giữa hàng nghìn hồ sơ gửi về, đào tạo họ từ những người chưa biết gì trở thành những nhà lãnh đạo tương lai.

Đối tượng tham gia chường trình quản trị viên tập sự:

Từng công ty sẽ có những tiêu chí và yêu cầu riêng.
Yêu cầu chung của hầu hết các công ty: sinh viên mới ra trường với thành tích học tập xuất sắc, chưa có kinh nghiệm làm việc, hoặc dưới 1-2 năm kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt và tự tin.
Yêu cầu đặc biệt: FrieslandCampina và BAT có sưu hướng ưu tiên cho các du học sinh và sinh viên trường ĐH Ngoại Thương hơn so với các trường khác. Đa số các chường trình MT của Unilever, Coca Cola,... yêu cầu học lực tối thiểu 7 điểm trở lên, riêng 2 công ty này thường yêu cầu 7.5 - 8 điểm trở lên.

Tại sao bạn nên tham gia chương trình?

Nói hoa mỹ 1 tí thì: "Bạn muốn tiến xa, tiến nhanh, chỉ có 1 cách là bạn đứng trên vai người khổng lồ"
Nói bình dân 1 chút thì: "kiến thức ở trường chỉ là 1 phần nhỏ của kiến thức nền tảng khi đi làm, đặc biệt là nghề marketing. Do đó, nếu bạn không được đào tạo bài bản, khả nẳng nắm bắt công việc sẽ rất chậm và khả năng phát triển sẽ cũng rất chậm. Bạn được đào tạo, thì bạn cũng phải nỗ lực rất nhiều để theo kịp công việc, huống chi là vào nghề với chút kiến thức ở giảng đường đại học".

Những điều cần biết về chương trình quản trị viên tập sự của các tập đoàn lớn tại Việt Nam:

Theo kinh nghiệm bản thân thì có 3 mô hình quản trị viên tập sự: Mô hình phổ biến nhất (có các công ty như Unilever, Pepsico, Coca Cola, Nestle, BAT,... sử dụng), Mô hình của P&G, và mô hình thay đổi (mô hình này không có định, mà sẽ điều chỉnh theo thời gian, theo từng năm, theo từng nhà lãnh đạo của công ty.)

Về điểm chung của cả 3 mô hình thi tuyển quản trị viên tập sự này:

Các ứng viên sẽ tham gia vào nhiều vòng thử thách trước khi chính thức được nhận vào chương trình. Sẽ có đầy đủ các vòng kiểm tra khả năng của ứng viên từ nộp hồ sơ (CV) - Tư duy - Phỏng vấn - Làm việc nhóm/ Giải quyết tình huống - Phỏng vấn chuyên sâu. Hầu hết các vòng này đều yêu cầu bạn sử dụng tiếng Anh thành thạo để làm kieermtra, đọc hiểu và giải quyết tình huống.

Vòng 1A: gửi hồ sơ của bạn

Trước tiên, bạn phải cho ban tổ chức hay công ty biết bạn là ai trước đã, và công cụ giúp bạn thực hiện điều đó là CV hay resume. Để đồng bộ các nội dung cần xét duyệt và đánh giá, các công ty đều có các mẫu đơn riêng của mình. Nhưng những thông tin cần có là thông tin cơ bản của bạn. Cách viết hồ sơ, tôi sẽ hướng dẫn trong 1 bài khác. Điều cần lưu ý là tìm mọi cách để thể hiện mình, thể hiện điểm manh của mình, những thứ được đánh giá trong chương trình.

Vòng 1B: Vòng Kiểm tra online

Thường để loại bớt thi sinh, có 1 vài công ty sẽ yêu cầu bạn phải hoàn thành 2-3 bài kiểm tra online trước bao gồm: 1) IQ Test, 2) EQ Test, và 3)Reasoning Test. Mục đích của nó là sàn lọc bớt đối tượng. Bạn cứ tưởng tượng 1 năm bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp, chưa kể những người đã tốt nghiệp trước đó từ 1-2 năm, những người vừa tốt nghiệp MBA, những du học sinh. Số lượng đăng ký là rất lớn. Do đó, chương trình này cần nhiều vòng để lọc bớt. Những công ty có vòng test online này thường là P&G và BAT.

Vòng 2: Kiểm tra giấy

Bạn phải đến trại tập trung để làm bài kiểm tra IQ/EQ và Reasoning test 1 lần nữa với sự giám sát thực thực tế từ công ty. Tất cả đều là tiếng Anh. Tôi sẽ có 1 bài riêng về những bài test IQ, EQ, và Reasoning Test cho các bạn tham khảo.

Vòng 3: Phỏng vấn

Đây là vòng mà bạn sẽ gặp trực tiếp đại diện của công ty tuyển dụng và họ sẽ đánh giá bạn khá nhiều qua ngoại hình, hành vi, cử chỉ, khả năng giao tiếp. Thường tôi thấy các bạn sẽ được khuyên là phải ăn mặc lịch sự, có thái độ nhã nhặn và chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi có khả năng sẽ gặp. Riêng tôi, tôi là cho rằng bạn nên là chính bạn, thể hiện chính con người của bạn. Ăn mặc không cần quá trang trọng (như áo sơ mi bỏ trong thùng cùng quần tây). Thôi tôi, tiêu chí ăn mặc nên hiện đại, thoải mái, và lịch sự là được. Vì áo sơ mi bỏ áo trong quần, nó tạo cho bạn như bị rập khuôn và quá sách vở. Tuy nhiên, cũng còn tùy vào phong cách của bạn.

Về phần câu hỏi thì không thể nói cho bạn biết trước được, vì phong cách phỏng vấn của mỗi người, mỗi sếp mỗi khác (chỉ riêng có P&G là dường như các phòng ban, các cấp độ quản lý đều được đào tạo cách phỏng vấn như nhau).

Bạn có thể được hỏi như: "em thích làm gì?", "trong qui trình marketing, em thích bước nào?". Có thể bạn sẽ nghĩ câu hỏi sao đơn giản vậy, nhưng những người quản lý lâu năm ở những tập đoàn lớn có thể khai thác được bạn là người thế nào, có phù hợp không chỉ qua những câu hỏi đơn giản thế thôi.

Riêng phỏng vấn với P&G, sẽ có phần riêng bên dưới.

Vòng 4: Làm việc nhóm/ giải quyết tình huống

Ở vòng này, bạn sẽ phải làm việc theo nhóm cùng với các ứng viên khác. Các ứng viên thường tập trung vào kết quả sau cùng, nhưng quá trình làm việc nhóm chiếm tới 60% quyết định của nhà tuyển dụng trong việc đánh giá khả năng của bạn. Thế nên, hãy làm việc với đồng đội một cách hiệu quả nhất và tránh để xảy ra xung đột.

Thường mọi người sẽ suy nghĩ rằng bạn chỉ được đánh giá cao nếu bạn là leader của nhóm đó. Thật ra không hẳn là vậy, vì trong 1 nhóm không phải chỉ 1 người duy nhất được vào vòng trong, ban tổ chức chỉ muốn biết khi vào môi trường làm việc thực tế, bạn sẽ phối hợp với các bộ phận, phòng ban, và người cùng team như thế nào? Bạn có năng động không? Tuy duy của bạn thế nào?... Do đó, dù là thành viên của nhóm hay nhóm trưởng của nhóm, cũng hãy thật nhiệt tình tham gia vào công việc được giao.

Vòng 5: Phỏng vấn chuyên sâu

Đây sẽ là vòng tuyển dụng cuối cùng và thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu về tính cách và con người của bạn. Đây cũng là thời điểm để họ xác định bạn có phù hợp với tính chất công việc và công ty hay không. Bạn nên cố gắng tự tạo cho mình một tâm lý thoải mái ở vòng này và cho họ những câu trả lời mà bạn nghĩ là phù hợp nhất.

Lời khuyên

Hầu như các ứng viên đều là các bạn sinh viên trẻ tuổi và ưu tú. Thế nên, ngoài việc chuẩn bị các kiến thức chuyên môn kỹ càng, bạn nên chú trọng vào khả năng giao tiếp, tự tạo cho mình một phong thái tự nhiên, thoải mái. Một điều quan trọng nữa là bạn cần trau dồi kỹ năng tiếng Anh của mình ngay khi có ý định sẽ tham gia các kì thi tuyển vì đây chính là nhân tố vô hình giúp bạn ghi điểm trong mặt nhà tuyển dụng; trong trường hợp này thì đây là chìa khóa để bạn vượt qua các vòng thi và bước chân vào các công ty cũng như các tập đoàn nước ngoài lớn.

Bên trên là qui trình phổ biến của 1 chương trình quản trị viên tập sự. Tôi sẽ bonus thêm phần của P&G phía dưới.

Qui trình của P&G và các đặt câu hỏi cũng như trả lời của hỏi của P&G rất khác với các mô hình của các công ty khác. 

Vòng 1: Nợp hồ sơ online
Vòng 2: Kiểm tra IQ, EQ, và reasoning test online
Vòng 3: Kiểm tra IQ, EQ, và reasoning test trực tiếp tại công ty
Vòng 4: Phỏng vấn 1 (thường là trực tiếp)
Vòng 5: Phỏng vấn 2 (thường là sếp lớn của vùng Châu Á Thái Bình Dương của phòng bạn bạn chọn từ Thái Lan)
Vòng 6: Phỏng vấn 3 (với 1 cấp quản lý nào đó của 1 phòng ban khác, cũng gọi về từ Thái Lan)
Có thể có thêm vòng 7 với 1 người nào đó.

Tin vui là: tất cả các vòng phỏng vấn đều có chung 1 cấu trúc, và yêu cầu bạn trả lời theo đúng cấu trúc trả lời. Sẽ có 3 dạng câu hỏi luôn đan xen nhau: 1) Câu hỏi về kinh nghiệm, 2) câu hỏi về tư duy, và 3) câu hỏi về tình huống và sự lý tình huống. ( Sẽ nói rõ trong 1 bài khác)

Tin buồn là: phỏng vấn với những người từ Thái Lan qua điện thoại, thường là với người Ấn Độ (Bạn sẽ rất khổ sở khi phải nghe người Ấn Độ nói tiếng Anh)

Sẽ còn tiếp...

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

6/22/2016

Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing (FMCG)

Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing (FMCG)

Có nhiều bạn hỏi làm sao để làm marketing, làm marketing cần những gì, bài viết sâu về chương trình MT,... Tôi sẽ cố gắng trả lời những thắc mắc của các bạn trong từng bài viết cụ thể. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ bàn về Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing, và chỉ nói trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thôi.

Mỗi công ty sẽ có những tên vị trí hay chức danh khác nhau, kèm theo là mô tả công việc khác nhau. Thông thường thì khi mới vào nghề marketing, chưa có kinh nghiệm gì. Bạn sẽ làm vị trí Marketing Executive (hay 1 số công ty gọi tên khác như Brand executive, Product specialist,...). Vì trí này thật ra là học việc và chạy việc. Để quen với công việc và có thể tự xác định công việc của mình, bạn phải mất từ 9 tháng đến 1 năm. Sau 1 một năm, khi bạn đã quen hết các công việc của 1 Marketer, thì bạn có thể lên vị trí Assistant Brand Manager (1 số công ty không có vị trí Marketing Executive, thay vào dó họ tự chia ra ABM và Strong ABM hay ABM level 1 và ABM level 2 hay ABM và Senior ABM...).

Sau đây là mô tả công việc của một Assistant Brand Manager tiêu biểu (của một cty lớn trong ngành FMCG):

  • Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm
  • Phối hợp và làm việc với các phòng ban và nhà máy để thực hiện kế hoạch Marketing
  • Quản lý và điều phối các Agencies để thực hiện tốt công việc (thiết kế, sampling,..)
  • Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.
  • Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời.
  • Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp
  • Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)
  • Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả

Khi mới bắt đầu một công việc Marketing, bạn sẽ được giao các công việc cơ bản sau:

  • Đi thị trường ==> Mục đích: để bạn có cái nhìn tổng thể về công ty, phần nào hiểu về thị trường (cục diện địch và ta, người tiêu dùng,...)
  • Được hướng dẫn đọc và hiểu các loại research (bạn có thể đọc được các loại research trong 1,2 tháng, nhưng để hiểu rõ và phân tích được, thường mất từ 7 tháng đến 1 năm) ==> Bạn có thể xem các loại research và cách đọc hiểu về người tiêu dùng và khách hàng.
  • Tùy khả năng của bạn và tùy sếp, bạn sẽ được giao các công việc dưới sự hướng dẫn của sếp trực tiếp bao gồm làm việc với agency (briefing, phản hồi trên các proposal của agency,...), làm việc với các phòng ban khác (sản xuất, sales, trade, media, finance,...
Khi bạn đã bắt đầu cứng lên rồi, thì sếp sẽ giao nhiều việc hơn để bạn tự phát triển và định hướng cho bạn đi lên vị trí cao hơn, và công việc của bạn sẽ như bản mô tả công việc. Đi vào chi tiết và phân tích để các bạn hiểu rõ hơn về từng công việc cụ thể nhé.

Công việc cụ thể của một Marketing Executive hay Assistant Brand Manager (người mới khởi nghiệp Marketing):

Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng. 

Bạn sẽ được vận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường, về con người, về các loại research mà bạn đã được huấn luyện như consumer pannel, retail audit, brand health tracking, Usage and Attidue, Adhoc Research, etc (tùy loại công ty và qui mô công ty mà bạn được tiếp cận bao nhiêu loại hình research). Bạn sẽ phân tích và đưa ra chiến lượt cho nhãn hàng mình phụ trách. 

Những lầm tưởng của các bạn mới vào nghề Marketing khi được giao nhiệm vụ này: thường thì khi giao các bạn làm kế hoạch marketing cho nhãn hàng hay phân tích nhãn hàng, các bạn sẽ thường nghĩ là mình tài giỏi và đường trọng dụng, vì đây là 1 công việc lớn của nhãn hàng mà mình mới vào đã được giao. Thường thì bản thân mình sẽ tự đắt. 

Thực tế là: các sếp muốn xem năng lực hay tư chất bạn thế nào, đã hiểu được thị trường, người tiêu dùng, và nhãn hàng đến đâu sau 1 thời gian gia nhập công ty. Thường thì dù bạn giỏi đến đâu sáng đến đâu, đa phần những ý tưởng của các bạn cũng không được chọn (nếu là công ty lớn, nếu là công ty nhỏ thì khả năng ý tưởng của bạn khi mới gia nhập công ty sẽ trở thành hiện thực là rất cao). Lý do: các bạn chưa hiểu rõ vai trò của Marketing trong doanh nghiệp, bạn vẫn suy nghĩ marketing là quảng cáo, phải làm TVC như thế này thế nọ, làm sampling hay event như thế này thế nọ,...đó là execution, là công việc thực thi, không phải là chiến lượt để phát triển thương hiệu. Các bạn phải hiểu rằng, mỗi năm Brand Manager có thể đã đưa ra nhiều chiến lượt và ý tưởng của riêng mình, các vị trí cao hơn người Brand Manager cũng có chiến lượt và ý tưởng riêng muốn người Brand Manager thực hiện, rồi các agency cũng đề xuất nhiều ý tưởng. Nếu nhãn hàng đã tồn tại được 5 năm rồi, bạn nghĩ nó đã có bao nhiêu ý tưởng và bao nhiêu ý tưởng đã bị giết rồi. Khó tránh khỏi việc bạn chỉ đưa ra 1 trong số ý tưởng đã bị giết trước đó rồi.

Điều mai mắn: Nếu mai mắn gặp được 1 người sếp tốt, anh ta/ cô ta sẽ góp ý cho bạn về kế hoạch của bạn, làm sao cãi thiện nó hơn, phân tích và đánh giá cho bạn về kế hoạch của bạn.

Xui xẻo: kế hoạch của bạn xem như chưa từng tồn tại, và sếp cũng không góp ý hay nhắc đến nó. Điều đó là bình thường thôi. Bạn cũng đừng nên buồn vì khối lượng công việc của 1 người quản lý Marketing là rất lớn. Họ giao cho bạn làm phân tích và các đề xuất marketing với mục đích để hiểu rõ bạn hơn thôi, vì thế có thể họ cũng không cần phản hồi với bạn. Vì thế đừng bi quan!

Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm & quản lý và điều phối các agency để thực hiện tốt công việc

Thường thì mỗi năm 1 nhãn hàng có từ 1-4 dự án / chiến dịch (campaign), có thể là tung sản phẩm mới, thay đổi công thức, hay chiến dịch truyền thông mới. Trong 1 chiến dịch sẽ có nhiều chương trình như TVC, sampling, activation, event, sponsorship, quảng cáo ngoài trời, báo giấy,...

Công việc sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Campaign Briefing.

Đây là phần việc của Brand Manager/Senior Brand Manager. Tùy vào loại hình hay tính chất của dự án, BM/SBM sẽ tập hợp các đại diện liên quan của từng bộ phận như: Sales, Trade, Demand Planning, Logistic,v.v... và các agency như creative agency, event/activation agency, digital agency,v.v...

Bước 2: Follow up
Sau khi briefing xong, BM sẽ giao cho bạn làm key contact để liên hệ với các đối tác nội bộ và các agency này (tùy team có bao nhiêu nhân viên, và khối lượng công việc mà phân việc nhiều hay ít)

Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.

Phần việc nàyđòi hỏi bạn phải đo lường và đánh giá thường xuyên các công việc đang diễn ra, các chương trình đang thực hiện, và giải quyết nhanh các công việc gây cản trở. Thường thì chiến lượt các Manager đã đề xuất trước đó rồi. 

Quản lý ngân sách: thường thì bạn sẽ chạy các thủ tục giấy tờ ký duyệt giữa các bộ phận liên quan và bộ phận tài chính. Sau đó, key những thay đổi và điều chỉnh vào hệ thống của công ty. Đôi khi, BM biết là còn tiền trong ngân sách, nhưng tiền ở mục cần thiết như Activation hay Digital thì lại hết. Bạn có thể đề xuất chuyển tiền từ công việc này sang công việc khác mà không bị ảnh hưởng.

Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời.

Bạn cần phải đi thị trường để nắm rõ tình hình thị trường, đối thủ và người tiêu dùng. Sau đó, bạn sẽ làm báo cáo những gì mình thu được sau khi đi thị trường về và có những đề xuất gì tốt hơn.

Các công việc giấy tờ khác, bao gồm:
  • Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp
  • Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)
  • Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả
Sau mỗi vài tháng, nếu bạn thể hiện tốt, bạn sẽ được giao cho nhiều việc hơn để tiến xa hơn nữa.
Trên đây là những công việc chính của một người mới khỏi nghiệp Marketing.

Hy vọng bài viết sẽ phần nào hữu ích cho các bạn quan tâm về Marketing.
Thân ái
Đoàn Trung Thảo

3/09/2016

Cách phỏng vấn của P&G và chương trình quản trị viên tập sự của P&G

Cách phỏng vấn của P&G và chương trình quản trị viên tập sự của P&G

Như trong bài trước có đề cập, P&G có 1 mô hình quản trị viên tập sự và mô hình phỏng vấn rất khác so với các tập đoàn khác.

Các vòng loại của P&G:

Vòng 1: Gửi hồ sơ và xét tuyển online.

P&G thường không nhận hồ sơ trực tiếp. Khi bạn biết P&G đang có chương trình thuyển dụng, bạn sẽ lên website của P&G để gửi hồ sơ online.

P&G khá fair-play với tất cả mọi người, dù bạn có kinh nghiệm nhiều hay ít, du học nước ngoài, hay tại Việt Nam, trường nổi tiếng hay ít nổi tiếng, cũng đều xem trọng như nhau. Nhưng đương nhiên, P&G cũng có những tiêu chí để chọn người. Cái này bạn sẽ được thông báo khi nhận được thông tin tuyển dụng của P&G.

Vòng 2: Kiểm tra online (bao gồm IQ / EQ / Reasoning test)

Vòng 3: Kiểm tra offline (cũng như vòng 2)

Vòng 4 - 5 - 6: Phỏng vấn (cùng 1 style, cách hỏi cách trả lời, chỉ khác là người phỏng vấn là ai?)

Ở bài này, chủ yếu viết về Recruitment Model và cách trả lời phỏng vấn. Còn lại các vòng khác, bạn có thể tham khảo ở nơi khác.

Để hiểu rõ về tính cách của ứng viên, những nhà tuyển dụng của P&G sẽ hỏi bạn những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công việc để nắm bắt khả năng và insight của bạn. Họ sẽ hỏi bạn về những hành vi trong quá khứ, những thành tích đạt được và những câu hỏi phổ thông được hỏi bởi hầu hết các nhà tuyển dụng khác để có thể dự đoán được khả năng phù hợp và phát triển lâu dài giữa ứng và và công ty.

P&G tìm kiếm điều gì ở ứng viên?

P&G tuyển dụng và phát triển nhân sự của họ thông qua những năng lực cốt lỗi (Core competencies) được gọi là Nền tảng thành công (Success Drivers). Những nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi  giúp họ hiểu về những mảnh trong quá khứ của bạn bao gồm những hành vi và kinh nghiệm liên quan giúp cho bạn có thể thanh công tại P&G, gồm những khía cạnh sau:

The Power of Minds

Đây là năng lực mà P&G’s muốn nhấm đến và dùng nó để tìm kiếm ứng viên. Power of Mind bao gồm tôn trọng các đối thủ cạnh tranh, tư duy sâu hơn nữa, phát minh đổi mới công nghệ và sản phẩm tốt hơn và cạnh tranh tốt hơn để đem đến những lợi ích to lớn hơn đến người tiêu dùng. Nói đến đây thì thấy tội lỗi với công ty mình ghê. Cho ké 1 tí, là ở Unilever cũng có những điều này nha. :D

Công bằng mà nói thi tôi cũng đã từng tham gia chương trình này tại P&G đến vòng 7 là vòng cuối cùng trước khi vào làm việc cho Unilever, do đó, tôi luôn có thiện cảm và trân trọng cả hai. Nhưng thật sự là cách phỏng vấn và con người của P&G đã để lại ấn tượng khá sâu sắc đến tôi.

Nói tiếp về Power of Minds, điều này cũng hàm nghĩa về trí tuệ chung của công ty (collective intelligence), khả năng tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh, và khả năng trở thành bậc thầy của các mảng kinh doanh mà công ty đang có.

The Power of People

Điều này nói về lợi thế cạnh tranh về mặt con người hay nhân tài, về cách làm việc giữa người và người, hệ thống qui trình giữa các phong ban khi làm việc và phối hợp cùng nhau. Đó là giá trị của từng cá nhân riêng lẻ và giá trị cộng gộp từ tất cả mọi người trong công ty. Chính yếu tố này tạo nên một môi trường nâng đỡ và hỗ trợ tài năng của thành viên trong công ty. (Tôi không gọi là nhân viên mà dùng từ là thành viên, vì các công ty lớn như Unilever và P&G thường khi đề cập đến nhân sự trong công ty, họ thường dùng từ "talents" trong truyền thông thay vì "employees" hay "staff" nên nếu dùng từ nhân viên thì có vẻ chưa hợp lý)

The Power of Agility

The power of Agility ám chỉ khả năng hành động nhanh, linh hoạt, phản hồi nhanh và có nhiều kỹ năng khác nhau để đáp ứng và thích nghi tốt trong môi trường cạnh tranh phức tạp và thay đổi nhanh chóng. P&G tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra các thay đổi nhỏ nhưng liên tục đến với thế giới xung quanh họ, bằng cách hiểu rõ về khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, nhà đầu tư, đối thủ, và cả nhân viên của mình, và áp dụng sự hiểu biết ấy vào việc xây dựng doanh nghiệp và công việc kinh doanh.

Kết hợp 3 yếu tố cốt lõi này lại là yếu tố thúc đẩy thành công của P&G. Năng lực cạnh tranh cốt lõi là xác định cách để nhân sự của P&G có thể thanh công trong môi trường kinh doanh hiện nay. Những yếu tố trên là những điểm mà P&G tìm kiến trong mỗi nhân sự mới cho công ty. Đây cũng là thướt đo của P&G trong công việc vận hành kinh doanh và cũng là yếu tố cơ bản cho sự phát triển của công ty và sự phát triển nghề nghiệp của nhân sự công ty.

VẬY THÌ CÁC LOẠI CÂU HỎI NÀO SẼ ĐƯỢC HỎI TRONG CÁC VÒNG PHỎNG VẤN?

Tôi sẽ viết phần trả lời này dựa trên 2 cách tiếp cận: 1) thông tin chính thức mà P&G công bố công khai và minh bạch tôi đã tìm hiểu trước khi tham gia chương trình, và 2) kinh nghiệm 4 vòng phỏng vấn thật của bản thân.

Theo thông tin chính thức mà P&G công bố:

Theo thông tin chính thức mà P&G công bố về cách tiếp cận của P&G trong chương trình quản trị viên tập sự năm 2011 thì các dạng câu hỏi họ sẽ hỏi sẽ tương tự như các công ty khác sẽ hỏi. Ok, đó là điều dĩ nhiên nhỉ? Lý do cũng đơn giản thôi - P&G thì cũng giống như các công ty khác thôi, đều xem xét và đánh giá về hành vi, ứng xử, và thể hiện của ứng viên để dự đoán về tiềm năng của ứng viên trong công việc và đặc biệt khả năng phát triển sự nghiệp của ứng viên tại công ty. Trên cơ bản, Behavioral interviewing là một buổi phỏng vấn được thiết kế để có được thông tin từ ứng viên về các hành vi và thể hiện trong quá khứ. Những thông tin này sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ thể hiện thế nào vào công việc của công ty trong thời gian sắp tới. Nguyên lý đằng sau là hành vi cũ trong quá khứ sẽ tiên đoán cho hành vi trong tương lai của bạn. (Vì bản chân con người khó tự thay đổi nếu không có một sự cố buộc bạn phải thay đổi)

Trong suốt buổi phỏng vấn về hành vi - behavioral interview, bạn sẽ được hỏi một chuỗi những câu hỏi tiêu chuẩn. Môi câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ mong chờ bạn đưa ra những ví dụ cụ thể của bản thân, từ đó giúp nhà tuyển dụng có cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng từng mục trong bảng Success Driver areas mô tả ở trên.

Các câu hỏi có thể là: (copy y chang của P&G nhé, dù gì họ cũng không hỏi tiếng Việt mà)

•  Tell me about a time when you set a goal and weren’t able to meet or achieve it.
•  Give me an example of when you showed initiative and took the lead.
•  Tell me about a time you were able to successfully deal with another person even when that individual may not have personally liked you (or vice versa).
•  Give me an example of a time when you used your expertise to solve a problem.

Phỏng vấn ở đâu và như thế nào?

Cuộc phỏng vấn đầu tiên của bạn sẽ được tiến hành ở tại văn phòng của công ty, phòng hội nghị của công ty hoặc qua điện thoại. Ngoài ra, cuộc phỏng vấn của bạn sẽ với một người hoặc một hội đồng gồm từ hai đến ba người của P&G. Dù thế nào đi nữa thì bạn sẽ được cơ hội để gặp người mới lẫn người cũ của P&G để bạn hiểu rõ về cách mà công ty vận hành và cách mà bạn sẽ làm việc với những người khác tại công ty.

Bài phỏng vấn sẽ mất khoảng bao lâu?
Hầu hết các buổi phỏng vấn đều mất khoảng 45-60 phút, nhưng không có thời gian giới hạn cụ thể.

Theo kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi:

Tôi nói về kinh nghiệm của mình trong khoản thời gian năm 2011. Trước đó hoặc sau đó thì tôi không chắc, do đó, nếu bạn có apply vào chương trình này hoặc phỏng vấn tại P&G, bạn có thể xem thêm các cập nhật mới nhất được công bố chính thức tại website của P&G.

Nói về số vòng thì tôi trải qua 3 vòng làm bài test và 4 phòng phỏng vấn, mỗi vòng cách nhau 2 tuần. Mỗi vòng như vậy sẽ có email từ công ty và bạn nhân sự gọi liên lạc, nhân sự của P&G thì cực dễ thương trong giao tiếp.

2 bài test đầu tiên sẽ là Cultural test và Reasoning test. Nó giống như 2 thuật ngữ mà gần đây ta hay nghe là EQ test và IQ test. Sau khi bạn vượt qua đượt 2 bài test online, bạn sẽ được mời đến văn phòng làm thêm một bài Reasoning dài khoảng 60 phút. Có lẽ sợ làm online có cheating.

Sau đó, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi cùng cuộc gọi từ phòng nhân sự cho vòng tiếp theo. Điều ấn tượng của chương trình là 4 vòng phỏng vấn, đều cách nhau đúng 2 tuần, và đều cùng 1 khung mẫu cùng một yêu cầu.

Vòng thứ nhất là phỏng vấn với sếp trực tiếp (do sắp xếp lịch phỏng vấn, có thể thay đổi), vòng thứ 2 là một nhân viên nào đó bên một nước khác, vòng thứ 3 là một quản lý của một phòng ban tại văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và cuối cùng là gặp Giám Đốc Marketing Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương. (Năm đó như vậy, các năm khác thì không biết)

Mô tiếp câu hỏi đều như nhau: bao gồm 3 loại câu hỏi chính và xoay tới xoay lui, cụ thể 3 dạng câu hỏi như sau:

1. Câu hỏi dạng logic và verbal reasoning:

Câu hỏi đâu tiên tại vòng đầu tiên mà tôi nhận được là: "Calculate how much gasoline Ho Chi Minh City will consume a month?"
Một câu hỏi khác mà tôi có thể nhớ là: Given a sheet of paper and a pen, what will you draw?

2. Câu hỏi về kinh nghiệm xử lý tình huống trong quá khứ.

"Trade, sales, and Marketing always have problems and fight each other, have you ever been in this situation, how did you solve?"

Để trả lời câu hỏi loại này, bạn buộc phải dựa trên model của P&G yêu cầu. Câu trả lời phải có đủ 3 thành phần:

  • Case (tình huống là gì): bạn phải cho người nghe hiểu bối cảnh, tình huống background của vấn đề, từ đó, người phỏng mới mới hiểu được bạn hành động như vậy là đúng hay không, có phù hợp hay không? Ví dụ đơn giản là khi nhìn vào một campaign, một TVC, đa số mọi người chỉ phan một câu hay quá hoặc dỡ quá. Nhưng các bạn không hiểu được trong bối cảnh nào ý tưởng đó ra đời hoặc trong tình huống nào mà câu chuyện là thế này mà không phải là thế kia. Trong một campaign, bạn phải làm việc với rất nhiều phòng ban, với rất nhiều cấp quản lý khác nhau. Nói về ý tưởng, ai cũng giỏi, nhưng mọi người một ý thì để ra được cái mà gọi là hoàn hảo là hầu như không thể. Do đó, P&G có một khách quan và công bằng để đánh giá ứng việc bằng việc hiểu bối cảnh - tình huống trước, để feel trước.
  • Action: hành động của bạn trong tình huống đó là gì, hành động cụ thể là gì, bạn nghĩ gì khi làm hành động đó, theo logic, nguyên lý, hay cơ sở nào.
  • Result: Kết quả của hành động đó là gì. Có gì để đo lường kết quả ấy không.

Môi hình gọi chung là mô hình CAR : Case - Action - Result.

Và tôi khuyến nghị là bạn đi phỏng vấn ở những nơi khác cũng nên áp dụng mô hình này vào câu trả lời phỏng vấn của mình.

3. Dạng câu hỏi cuối cùng - Câu hỏi tình huống:

Ở dạng câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ đưa ra hàng loạt các câu hỏi và dựa trên câu trả lời của bạn lại được ra hàng loạt các thử thách khác.

Ví dụ: " Downy drops share constantly during 3 months, let me know why Downy drops its share?"

Khi tôi nói là để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ dựa trên tình hình thị trường hiện tại tăng hay giảm, đối thủ chính là Comfort tăng share hay giảm share, họ có chiến dịch gì mới.

Câu tiếp theo người phỏng vấn sẽ nói "Thị trường vẫn tăng trưởng, Comfort không làm gì"

Tôi lại đưa ra các P trong 6Ps, khi đưa ra bất kỳ P nào cũng Downy so với Comfort, người phỏng vấn cũng sẽ trả lời "Không, sản phẩm không có gì thay đổi", "Không có quảng cáo nào mới", "Không có khuyến mãi nào mới trên thị trường"...bla bla.

Ở dạng này, thời điểm đó tôi tự cảm thấy là người phỏng vấn muốn xem tính nhạy bén, kiến thức của mình, và tính lập luận của mình được áp dụng như thế nào trong tình huống áp lực thực tế. Do đó, cứ thể hiện như vốn của mình là được.

Sau đó, 3 vòng còn lại là phỏng vấn qua điện thoại với người nước ngoài, thì thôi, quả thật là ác mộng. Tất cả đều là người Ấn Độ, giọng nói rất khó nghe và khó hiểu, nhưng ngược lại thì họ rất Nice.

Tóm tắt lại, để phỏng vấn hay tham gia các chương trình của P&G, việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá bản thân mình dựa trên 3 khía cạnh cốt lõi mà công ty mong muốn, trao đổi khả năng logic và làm các bài test logic cho quen, đặc biệt nhớ trả lời theo mô hình CAR.

Trên đây chỉ là sự hiểu biết và trãi nghiệm của cá nhân tôi ở tại một thời điểm nhất định, nó không hoàn toàn thể đại diện hết về chương trình hay cách thực thi của công ty ở các thời điểm khác cũng như là với các người phỏng vấn khác.

Hy vọng bài viết phần nào hữu ích đến với các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về chương trình tuyển dụng của P&G.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

7/19/2015

4 thời điểm mà bất kỳ Marketer nào cũng nên biết

4 thời điểm mà bất kỳ Marketer nào cũng nên biết


Hành vi của người tiêu dùng và những kỳ vọng của họ luôn thay đổi. Với những chiếc điện thoại "thần thánh" trong túi, chúng ta có thể làm nhiều việc hơn chỉ xem giờ, nhắn tin, hay gọi cho bạn bè. Chúng ta dùng điện thoại để tìm và mong đợi những nhãn hàng có thể trả lời những câu hỏi của họ. Đó là những thời điểm mà Google gọi là I-want-to-know, I-want-to-go, I-want-to-do, I-want-to-buy moments, những thời điểm mà người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng hay xem xét chọn lựa những gì trong các lựa chọn của họ.

Ở nhiều nước, bao gồm Mỹ., người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin qua điện thoại hơn là qua máy tính hay laptop. Sau đây là những báo cáo mới nhất của Google, update để anh em biết để vận dụng trong những công việc của mình.

(Thông tin được cung cấp bởi Google.)

Đoàn Trung Thảo

7/08/2015

6 bài học marketing về xây dựng thương hiệu

6 bài học marketing về xây dựng thuơng hiệu: Học từ những điều hay và dở của các công ty hàng đầu

Đi làm không phải ai cũng được mai mắn như nhau. Có người thì mới ra trường đã vào được những công ty lớn để rèn dũa, đút kết kinh nghiệm, được tham gia các lớp đào tạo, được học hỏi từ các sếp giỏi. Có người thì làm hơn 10 năm, nhưng vẫn không có tí kinh nghiệm hay tầm nhìn đủ lớn. Vậy nếu bạn không được mai mắn, phải làm sao? Theo tôi, bạn chỉ có 2 con đường: 1) Tham gia các khóa học chuyên môn hay chuyên đề bạn cần, 2) Học hỏi từ cách mà thương hiệu lớn đã làm thông qua các tài liệu, bài viết, các campaign mà họ chạy, từ bạn bè trong các công ty lớn ấy. Cách này thậm chí cũng hữu ích những người đã có kinh nghiệm lâu năm ở những công ty lớn nữa, vì theo tôi, ngành marketing luôn thay đổi rất nhanh, bạn không học là từ đào thảy mình. Với kiến thức và kinh nghiệm hạn hẹp, tôi xin viết 1 bài từ những đút kết được từ những gì mình biết và thấy, đương nhiên theo quan điểm của chính tôi là chủ yếu.

Sự lên xuống của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới luôn là những lời cảnh báo hay nhưng bài học tốt để noi theo. Và sau đây là 6 bài học marketing về xây dựng thương hiệu mà bạn cần xem xét:

Bài học thứ 1: Xác định human truth.

Thuật ngữ này có vẻ lạ với những công ty ngoài Unilever, P&G, và Coca-Cola. Thông thường thì khi làm marketing, bạn sẽ dựa trên Brand Key, hay một số công ty gọi là Brand DNA. Ngoài công cụ này, Unilever, Coca-Cola và P&G còn có 1 công cụ khác, đó là Brand Love Key. Trong đó có 3 yếu tố chính là: Human Truth, Product Truth, Brand Purpose.

Ở đây, chỉ nói về Human Truth. Bạn có thể phát triển nhãn hàng cực nhanh nhưng nếu bạn không có Human truth đúng, thì bạn cũng chết rất nhanh. Một ví dụ điển hình là Apple. Apple tăng trưởng cực kỳ nhanh từ vị trí thương hiệu lớn thứ 29 trong năm 2006 với giá trị thương hiệu là $16.0 tỷ đô la, đến năm 2012, Apple trở thành thương hiệu mạnh nhất với giá trị thương hiệu đạt $183.0 tỷ đô la mỹ.
Sự tăng trưởng khủng khiếp này xuất phát từ human truth là con người thích công nghệ để làm việc đơn giản và dễ dàng. Trái lại, Nokia mất đi "Connecting People" cũng cùng thời điểm này, vì tưởng rằng công nghệ vượt trội hơn của mình đủ để ngăn sự thách thức của iPhone. Nó rớt từ hạng thứ 9 với giá trị tài sản thương hiệu $44.0 tỷ đô la mỹ trong năm 2008, đến hạng 81 với giá trị thương hiệu $10.7 tỷ đô la mỹ, và trong năm 2012 Nokia đã không còn nằm trong danh sách đo lường sức mạnh thương hiệu.

Lấy Ví dụ khác ở Việt Nam là OMO, OMO nhận ra rằng các mẹ luôn muốn con yêu của mình phát triển tốt cả và thể chất lẫn tinh thần nhưng cũng rất lo khi con quá năng động thì có thể thường xuyên dính phải các vết bẩn không thể giặt ra. OMO khuyến khích các mẹ hãy để con yêu cứ vui đùa thỏa thích để khám phá thế giới, chính những điều đó giúp bé học được đều hay, còn các vết bẩn dù cứng đầu đến đâu, cứ để OMO lo. Điều đó giúp OMO trở thành brand lớn nhất và có brand loyalty cao nhất cho đến nay.

Bài học thứ 2: Thiết kế sản phẩm là điều quan trọng. 

Mặc dù các quản lý thương nhãn hàng hay các marketer không nói nhiều, nhưng theo kinh nghiệm từ bản thân và các quan sát trên thị trường, tôi có thể chắc chắn rằng thiết kế là phần việc vô cùng quan trọng. Và nó đúng với hầu hết các ngành hàng. Bạn có để ý là thiết kế bao bì của các nhãn hàng của Unilever đều thay đổi mỗi năm. Mỗi năm gói bột giặt OMO đều được thiết kế đẹp hơn cùng với công thức mới được cãi tiến. Bạn có thể để ý rằng các thiết kế của lon Coca hay Pepsi đều thay đổi qua năm tháng hay không? thậm chí là logo, họ cũng phải thay đổi để thu hút sự chú ý hơn.


Thậm chí những ngành ít người để ý như công cụ tìm kiếm của Google, thì mỗi ngày logo của Google cũng đều thay đổi mới mẻ và sinh động hơn. Về điện thoại, có ai không mê mệt về những version mới hàng năm của iphone?

Lesson 3: Sự vượt trội về công nghệ chưa phải là tất cả. 

Thậm chí nó chưa chiếm đến 90% mức độ quan trọng, bởi vì thật ra con người quyết định không dựa trên lý tính. Ta có thể thấy rõ nhất trong ngành công nghệ, sự khác biệt hay thế mạnh về công nghệ giữa Apple, Samsung và các đối thủ khác hầu như rất nhỏ, nhưng doanh thu của họ cách biệt nhau hàng vạn dậm (nói hơi quá tí). Sự khác biệt nhất là brand love và sự gắng kết với người tiêu dùng, được tạo ra bởi khả năng đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của người tiêu dùng của Apple và Samsung một cách phù hợp nhất. Bạn có nghĩ rằng công nghệ của Sony lại thua xa Apple và Samsung hay không? Tôi không nghĩ vậy! Cái mà Sony đánh mất là sự thấu hiểu về người tiêu dùng, làm cho sự gắn kết với người tiêu dùng ngày càng xa hơn.

Nói về ngành hàng tiêu dùng nhanh hay ngành nước giải khát, Tân Hiệp Phát đã có một thời gian dài nói về công nghệ chiết vô trùng hay còn gọi là công nghệ Aseptic. Đây thật sự là một công nghệ vượt trội, tuy nhiên, mặc dù đã nói nhiều, nhưng hầu như người tiêu dùng vẫn không hiểu sự khác biệt của nó là gì.

Về công nghệ sản xuất thuốc giảm đau, có những công nghệ tiêu biểu như công nghệ phun, công nghệ nén,... những công nghệ này ảnh hưởng khá lớn đến mức hiệu quả của thành phẩm. Tuy nhiên, dường như người tiêu dùng vẫn lựa chọn những thương hiệu họ đã quen sử dụng hay được giới thiệu từ các dược sĩ. Người tiêu dùng không quan tâm nhiều đến công nghệ đó là gì.

Về mỹ phẩm, hầu như tất cả các nhãn hàng hàng đầu thế giới đều sở hữu những công nghệ tối tân nhất là công nghệ Nano, công nghệ Peptides, và công nghệ Biomagnetism. Nhưng giá cả và brand love của từng thường hiệu cách xa nhau cũng hàng vạn dậm (lại nói hơi quá 1 tí ^_^).

Ý tôi ở đây, không phải là công nghệ là không quan trọng! Theo nhiên, tôi đã từng hỏi nhiều người làm marketing lý do chiến thắng của nhãn hàng của họ là gì, họ chỉ nói là công nghệ. Công nghệ sẽ là một lý do để người tiêu dùng tin những gì bạn nói, nhưng nó chưa đủ mạnh để người tiêu dùng chọn và chỉ trung thành với bạn. Nếu dùng công nghệ để làm vũ khí chiến lượt nhầm đánh bại đối thủ có vẻ như không ổn cho lắm.

Bài học số 4: Không phải lúc nào người tiêu dùng cũng đúng.

Có 2 thuật ngữ bạn cần phân biệt là consumer-driven và consumer-driving.
- Consumer-driven: là đưa ra các giải pháp cho người tiêu dùng dựa trên những hiểu biết về người tiêu dùng mà bạn có thông qua nghiên cứu thị trường.
- Consumer-driving: là đưa ra những giải pháp, những sản phẩm, hay ý tưởng mà ngay cả người tiêu dùng cũng không thể nghĩ đến.

Sự thật là làm marketing, các marketer phải dựa trên data hay nghiên cứu thị trường để hiểu người tiêu dùng, khi đưa ra các ý tưởng, đều phải nghiên cứu xem người tiêu dùng có chấp nhận không, mức độ chấp nhận đến đâu.

Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều thương hiệu đã tạo ra những điều mới lạ làm người tiêu dùng phải theo mình chứ không phải thương hiệu theo người tiêu dùng. Đơn cử là những ví dụ sau:

Ví dụ 1: Nếu Apple hỏi khách hàng vào năm 1983, họ cần gì? thì có thể câu trả lời sẽ là "Tôi cần máy Apple to hơn, nhanh hơn, rẻ hơn", sẽ có bao nhiêu người nói là "tôi cần 1 cỗ máy nhỏ, có thiết kế đẹp, phần mềm đơn giản dễ sử dụng". Liệu rằng trước khi Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows, người tiêu dùng có nghĩ là sẽ có 1 giao diện dễ sử dụng, thân thiện hơn với thùng rác ở góc bên dưới hay bên trên màn hình với hệ điều hành Ms Doc hay không?

Ví dụ 2: Khi các điện thoại đầu tiên ra đời với diện tích lớn cùng các nút bấm. Khi hỏi người tiêu dùng họ muốn điện thoại của họ như thế nào? Liệu rằng bạn sẽ có được câu trả lời là "tôi muốn điện thoại của tôi không có bàn phím, có thể nghe nhạc, lướt web,..." hay không?

Ví dụ 3: Mì Tiến Vua - Mì vì sức khỏe. Trước khi mì Tiến Vua nói tôi là "mì tốt cho sức khỏe của bạn", không ai nghĩ rằng mì mà lại tốt cho sức khỏe cả.

Bài học số 5: Sự mở rộng thị trường sang các nước khác không phải là cách duy nhất phát triển doanh nghiệp. 

Để doanh nghiệp phát triển, trên cơ bản, bạn có 2 cách: bành trướng (tăng penetration) và đào sâu (build brand love). Hầu hết các điều theo hướng bành trướng, ví dụ: bạn mở quán cafe và xây dựng thương hiệu thành công, sau đó bạn mở thêm các chi nhánh. Đó là bành trướng. Đương nhiên nó sẽ giúp đem lại thêm doanh thu. Nhưng cũng có một cách hiệu quả là tận dụng thương hiệu của bạn sang những ngành hàng khác. Sức mạnh về giá đầu vào của Walmart cũng không đảm bảo cho sự bành trướng trên toàn cầu của Walmart. Walmart đã giảm nhẹ sức mạnh thương hiệu của mình trong 8 năm qua, từ vị trí trong top 10 đến năm 2013, nó sếp hạng thứ 18 với giá trị thương hiệu $36.2 tỷ USD và trở thành thương hiệu thứ 20 với giá trị thương hiệu $24.7 USD trong năm 2015. Trong khi đó, một nhà bán lẻ khác là Amazon lại phát triển thương hiệu của mình bằng cách lấn sân sang các ngành hàng khác, từ kinh doanh sách sang các mặt hàng quần áo, điện tử,...

Bài học số 6: Học cách làm địa phương hóa thương hiệu.

Một công ty hay một thương hiệu đến từ 1 nước khác không có nghĩa là nó không thể trở thành một thương hiệu địa phương được. Sunsilk đã từng Việt Nam hóa thương hiệu Sunsilk bằng cách cho ra đời sản phẩm Sunsilk Bồ Kết. P&G cũng đã và đang Việt Nam hóa các thương hiệu toàn cầu của công ty bằng các chiến dịch gần gũi hơn với người tiêu dùng, đem những hình ảnh cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam trong các hoạt động truyền thông của mình.

Nói tóm lại, một marketer nhạy bén thì luôn luôn tìm tòi học hỏi từ những thành công của các công ty khác và tránh những sai lầm mà các công ty khác gặp phải. Vì làm một người quản lý thương hiệu, người đó phải xem các nhãn hàng mình nắm như con của mình. Chẳng ai muốn con mình phát triển không tốt. Hy vọng 6 bài học marketing về xây dựng thương hiệu này hữu ích cho bạn.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

3/20/2014

Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi

Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi

Dạo này, tôi hay ngồi thẩn thờ và suy nghĩ “hay là mình viết 1 cuốn sách với tựa đề Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi”? Chỉ đùa thôi :D. Nhưng cũng đáng suy ngẫm chứ. Dạo này cứ mỗi lần vào Facebook là thấy tin nhắn “rảnh vô trang này like dùm tao cái”. Lướt facebook một chút thì mặt hàng gì cũng thấy.

Còn vui hơn nữa khi ngồi nói chuyện với vài người bạn, tôi nghe bạn tôi nói đang làm kế hoạch facebook marketing cho sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc ngừa thay, và băng vệ sinh.
Tôi thấy có vài vấn đề ở đây.

Thứ nhất, dù bạn là ai, khi lập ra 1 fanpage để giới thiệu hay quảng bá sản phẩm, thì có thể nói bạn đang làm marketing. Mà điều cơ bản trong marketing là targeting. Bạn phải xác định đối tượng khách hang của mình là ai? Mình muốn ai biết đến sản phẩm của mình? Ai sẽ mua sản phẩm của mình. Thế nhưng, trong các tin nhắn mà tôi nhận được là những fanpage mà tôi không nghĩ mình sẽ thích thú hay sẽ là khách hang tiềm năng của họ. Nếu nhiều người biết đến, mà đối tượng khách hàng của mình lại không có trong đó, thì có hiệu quả sao?

Thứ hai, những người tạo ra fanpage chưa hiểu về social marketing. Theo tôi, social marketing là content driven, không phải platform driven. Chúng ta phải có content (nội dung) trước, sau đó mới xem platform nào là phù hợp, ví dụ như Facebook, Youtube, Twitter, Zingme, v.v… Vậy sản phẩm của bạn có thể tạo ra được những content như thế nào? Có nhiều đề tài để nói hay không? Và bạn cần phải phân biệt rõ giữa content thông thường và social content nữa. Content thông thường là những thông tin về sản phẩm. Social content là những content có lý do để mọi người chia sẻ, bàn luận, phản ứng,…VD: “Các viên thuốc được uống theo thứ tự trên vỉ thuốc, vào cùng một giờ mỗi ngày. Mỗi ngày uống 1 viên trong 21 ngày liên tiếp…” là content thông thường; “Hãy nhưng ngay việc sử dụng Mercilon vì…” là social content. Cac bạn hãy xem facebook fanpage của những nhãn hang lớn như OMO, Coca Cola, Red Bull, v.v…, những status hay bài viết của họ trên facebook fanpage đều khiến cho các fan của họ like, share, hay bình luận.

Thứ ba, viết cái gì? Tôi có xem qua vài trang bán hàng trên facebook như bán mỹ phẩm, bán quần áo. Content của họ rối tung cả lên. Có bài viết về tính năng sản phẩm. Qua bài khác thấy viết “hôm nay, chồng mới mua một chậu bông khá đẹp, up lên cho mọi người chiêm ngưỡng…”. Có bài thì up nhưng hình ảnh cùng những câu chả ăn nhập gì với fanpage cả. Hãy nhìn các nhãn hàng lớn, social content của họ là brand story. Brand story này dựa trên Strategic Ads Idea và Campaign Idea. Lấy ví dụ fanpage của Coca Cola. Campaign Idea của Coca Cola hiện giờ là Break Time. Vậy họ viết gì? Làm gì?


Nói tóm lại, khi bạn quyết định làm social marketing campaign, bạn cần phải xác định
1) đối tượng hướng đến của bạn,
2) sản phẩm của bạn có thể nói được những gì? Câu chuyện bạn muốn kể có đủ hấp dẫn người xem không? Nếu sản phẩm hay thương hiệu của bạn không có câu chuyện nào hay ho hay chẳng có lý do để người xem bàn luận, hay muốn nói về nó, thì tốt nhất là không nên làm social marketing.
3) Chọn platform phù hợp. Không nhất thiết phải là Facebook. Nó có thể là Youtube mà.

Nếu bạn có ý định lập fanpage, hãy xem bài này của tôi nhé. Có thể nó không phải là một bài việc học thuật chính thống nhưng ít nhất nó cũng là một góc nhìn mà bạn có thể xem xét.

Hơ, viết nãy giờ, vậy rốt cuộc mình có nên viết cuốn "Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi" không ta? :))

Viết bởi Đoàn Trung Thảo
(Vui lòng ghi rõ nguồn và link nếu có trích dẫn. Cảm ơn!)

1/28/2014

Ma có thật không? hay chỉ là bức xạ tàn dư!?

Ma có thật không? 

...là câu hỏi ma tôi nghĩ có rất nhiều người tự hỏi và muốn tìm câu trả lời.
Bài viết này không trả lời câu hỏi đó, nhưng sẽ giúp các bạn có 1 góc nhìn khác về cái được gọi là ma. Do dạo gần đây, đi chơi với bạn bè, mình nghe mọi người lại nói về ma. Mà xưa kia mình rất thích nghiên cứu về các vấn đề khoa học, tâm linh, và khảo cổ. Do đó, mình viết bài này, hy vọng nhận được đóng góp ý kiến từ mọi người.

Cái mà mình muốn bàn đến hôm nay là: Bức xạ tàn dư và cái tồn tại sau khi chết.


Năm 1987, Tạp chí nghiên cứu trạng thái lúc gần chết dành hẳn một số cho bài viết "Bức xạ tàn dư và cái tồn tại sau khi chết" của giáo sư vật lý Janusz Slawinski, người Ba Lan - "Một cố gắng đưa siêu hình học về gần lãnh địa khoa học", như ban biên tập nhận xét. Tạp chí cũng đăng ý kiến của nhiều nhà khoa học nổi tiếng, gồm 3 giáo sư triết học, 3 giáo sư tâm lý, 1 nhà sinh lý học, 1 giáo sư điện tử và kỹ thuật điện và một nhà vật lý lượng tử. Đó là những nhà quan tâm đến bản chất  sự sống, bí ẩn tâm trí và những lĩnh vực siêu hình như khả năng tồn tại sau khi chết, ngoại tâm lý.

Từ nghiên cứu của bản thân và những người khác, Slawinski phát hiện khả năng bức xạ photon của cơ thể, cường độ cỡ 10-1.000 photon/giây/cm2. Thú vị là phát xạ tăng đến 1.000 lần tại thời điểm chết. Loại hai nguyên nhân không thích hợp, Slawinski giả thuyết trường điện từ tại thời điểm "lóe sáng" cuối cùng mang một số thông tin về sinh hệ và lan truyền trong không gian và thời gian. Bức xạ điện từ "hoại tử" đó chính là cái tồn tại sau khi chết như một "ý thức điện từ", về nguyên tắc có thể tồn tại vĩnh hằng do chuyển động với vận tốc ánh sáng (theo thuyết tương đối của Einstein, đối với chúng ta, trong một con tàu vũ trụ rời khỏi trái đất với vận tóc ánh sáng, thời gian bị kéo dài vô hạn, khi đó có thể xem sự tồn tại trong con tàu là vĩnh hằng). Nếu nhận chân được bức xạ tàn dư đó, có thể thu thông tin về người đã chết! "Đọc ý nghĩ người chết" thực ra là cách nói không chính xác, đúng hơn phải là "đọc thông tin chứa trong bức xạ tàn dư từ suy nghĩ của người đã chết." Hãy cho rằng một số nhà ngoại cảm đọc được thông tin đó.

Quan điểm của Slawinski về vai trò của "bức xạ tàn dư" với tư cách vật mang thông tin về một cá thể, tồn tại cả sau khi chết, có được giới khoa học ủng hộ hay không?
Như lời của giáo sư tâm lý Stanley Kripper (Viện Saybrook, San Francisco, Mỹ): "Những ai không chấp nhận giả thuyết mà vẫn muốn nghiên cứu sự tồn tại sau khi chết cần đưa ra giả thuyết của riêng mình và giả thuyết đó hầu như không có khả năng khảo sát theo những tiêu chuẩn hiện nay của khoa học". Ông nói như thế vì trường điện từ chính là "ứng cử viên" thích hợp nhất mà khoa học có thể đưa ra co ngoại tâm lý. Bạn đọc có thể không hài lòng (những điều kỳ diệu như vậy mà được lý giải bằng trường điện từ "tầm thường"?). Trong khi chờ đợi lời giải đáp cuối cùng, ta hãy tạm bằng lòng với cái tốt nhất có trong tay.

Còn bạn thì sao?

Edit bởi: Trung Thảo
Nguồn: Sách Lý giải các hiện tượng dị thường

Những điều bạn cần biết về nghề Marketing

Từ nhiều năm nay, ngành marketing luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng lại với các bạn sinh viên. Khi tôi còn làm UV BCH Đoàn Trường và UV BCH Đoàn Khoa QTKD ở ĐH Huflit, tôi có nhiều dịp để trao đổi với các bạn sinh viên các khóa. Tôi thấy bất ngờ khi mà 8/10 bạn sinh viên đều trả lời rằng họ rất quan tâm về cơ hội làm việc trong ngành marketing. (Thật ra thì trong đó cũng có chính bản thân tôi.)
Sau một thời gian làm trong ngành này và có nhiều bạn bè trong ngành, tôi thấy rằng hầu như các bạn chỉ nhìn thấy bề nổi của marketing (là các hoạt động mà các bạn được tiếp xúc với tư cách người tiêu dùng như quảng cáo TV, quảng cáo báo hay tổ chức sự kiện) hay một mảng rất nhỏ của marketing. Nhận thức của các bạn chỉ đơn giản Marketing là quảng cáo, là tổ chức sự kiện… mà những cái này thì có gì mà khó! Trong những nghề khác thì có ít tầng lớp, trong khi nghề marketing lại có quá nhiều vị trí, nhiều tầng lớp. Vậy nếu ứng tuyển, mình phải ứng tuyển vào vị trí nào? Thật ra, nghề Marketing có rất nhiều điều mà ít người biết, nhưng để đơn giản hóa, tôi chỉ xin trả lời 2 câu hỏi vừa nêu ra thôi.

1.    Marketing là gì? Những công việc của 1 marketer là gì? Tại sao ai cũng nghĩ nghề marketing dễ và ai cũng nghĩ mình làm được?
·         Marketing là gì? có rất nhiều định nghĩa về marketing, mà những định nghĩa ấy thường khó hiểu và quá nặng về học thuật. Tôi xin được định nghĩa nó 1 cách bình dân hơn như sau: “Marketing là tìm hiểu khách hàng mục tiêu, bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, hoặc sắp cần nó với giá cả phù hợp nhầm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.”
·         Những công việc của 1 marketer? Từ định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy những công việc liên quan sau: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, tạo ra sản phẩm, định giá, xác định thị trường, quảng bá sản phẩm. Và đây chỉ là những gì bạn nghĩ.
Sự thật là nó còn nhiều hơn thế nữa:
1- Nghiên cứu thị trường: bạn phải nghiên cứu xem thị trường đang có nhu cầu gì liên quan đến việc kinh doanh của bạn, nghiên cứu về người tiêu dùng để bạn hiểu rõ khách hàng của mình, nghiên cứu về sản phẩm của mình và đối thủ, nghiên cứu về thị trường,..
2- Khi nắm rõ nhu cầu, bạn phải phát triển ra sản phẩm phù hợp. Bạn phải làm việc gắc gao với hầu như tất cả các bộ phận trong cty.
3- Phất tích xem cần đầu tư gì? VD: đầu tư máy móc, thiết bị, hay chuyên gia. Tính tỷ suất thu hồi vốn. Lên kế hoạch và giám sát tiến độ của dự án.
4- Nghiên cứu và đánh giá sản phẩm
5- Lập Brand Vision Plan và Brand Marketing Plan: trong phần này, bao gồm các hoạt động như Quảng cáo TV, QC báo, Event, PR, Activation, Digital,…
6- Brief agency và làm việc chi tiết
7- Nghiên cứu thị trường đánh giá các concept, TVC
8- Chạy chương trình
9- Đánh giá chương trình,rút kinh nghiệm, lên kế hoạch cho dự án kế tiếp.
Đây chỉ là những công việc chung. Nó sẽ thay đổi hay khác nhau tùy vào ngành hàng, vị thế của nhãn hàng, và mức độ tập trung từng nhãn hàng trong công ty. Có thể nó sẽ nhiều hơn hay ít hơn.
·         Tạo sao ai cũng nghĩ nghề marketing dễ và ai cũng nghĩ mình làm được? Vì các bạn chỉ xem các mẫu quảng cáo, và đánh giá khách quan về các mẫu quảng cáo đó. Các bạn sẽ nghĩ là nó sẽ hay hơn nếu phải làm thế này, thế kia,… và lúc này, trong bản thân các bạn điều cho rằng nếu là bạn, bạn sẽ làm tốt hơn người làm mẫu quảng cáo đó. Thôi thì các bạn cứ vào thử rồi sẽ biết nhé!
·         Cần thời gian bao lâu để tôi làm quen và hiểu rõ về marketing? Nếu bạn làm cty nhỏ, tôi nghĩ bạn chỉ cần 1-2 tháng để làm quen và thích nghi. Nếu làm cho các cty hay tập đoàn lớn, thì bạn sẽ mất 7-9 tháng để hiểu và phân tích được số liệu. Bạn phải mất từ 1-2 năm để hiểu và quen với công việc hàng ngày. (Đương nhiên cũng tùy người)
2.    Vị trí nào cho tôi?
Bạn hãy tham khảo bảng bên dưới. Khi bạn chưa có kinh nghiệm hay mới ra trường. Có 3 vị trí để bạn ứng tuyển: 1) Management trainee (tham khảo bài viết 4 con đường dẫn đến sự nghiệp marketing), 2) Marketing assistant hay admin (nếu bạn không có gì nổi trội), và 3) Brand executive hay brand specialist (tùy cách gọi của từng cty).

Sau 1 quá trình làm việc dài lâu, bạn sẽ từng bước lên các vị trí cao hơn như trong bảng trên.

            3. Những tố chất cần thiết cho 1 marketer:
- Khả năng phân tích: đây là khả năng quan trọng nhất của nghề Marketing. Vì bạn phải làm việc với rất nhiều loại số liệu, bạn phải hiểu, từ đó mới đề xuất ra kế hoạch và hoạch định chương trình tiếp thị.
- Tính kiên trì: Bởi nếu không bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy như mong muốn.
- Tính tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro: Phẩm chất này giúp bạn cảm thấy có động lực để làm việc, để tin vào những việc mình làm.
- Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo: Phẩm chất này giúp bạn biết cách điều chỉnh hợp lý các quyết định của mình phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong hiện tại và tương lai.
- Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin: Giúp bạn tiếp nhận và xử lý thông tin tốt nhất, từ đó bạn có thể ra được các quyết định đúng đắn.
- Khả năng chịu áp lực cao: vì bạn là người chịu trách nhiệm chính cho thành bại cho nhãn hàng mà bạn phụ trách.

Thông tin thêm về mức lương:
Tôi không đề cập đến các công ty nhỏ hay tư nhân, chỉ nói mức chung của thị trường trong các cty lớn thôi.
Lương của Marketing Assistant/Admin giao động từ 4,000,000 VND – 9,000,000 VND
Lương của Marketing Executive/ Brand Specilist giao động từ 6,000,000VND – 12,000,000VND
Lương của Assistant Brand Manager từ 13,000,000VND – 30,000,000VND (tùy công ty, tùy ngành hàng, và tùy vào kinh nghiệm của bạn)
Lương của Brand Manager / Product Manager từ 1,300 USD – 2,000 USD

Vì bài viết này chỉ dành cho sinh viên, nên tôi nghĩ nói đến vị trí Brand Manager là đã đủ rồi. Các vị trí sau đó, khi bạn đã lên vị trí đấy, mức lương chắc cũng đã thay đổi rồi. J

Viết bởi Trung Thảo
(Trích dẫn xin rõ nguồn)