Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing (FMCG)
Có nhiều bạn hỏi làm sao để làm marketing, làm marketing cần những gì, bài viết sâu về chương trình MT,... Tôi sẽ cố gắng trả lời những thắc mắc của các bạn trong từng bài viết cụ thể. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ bàn về Công việc của một người mới khởi nghiệp Marketing, và chỉ nói trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thôi.Mỗi công ty sẽ có những tên vị trí hay chức danh khác nhau, kèm theo là mô tả công việc khác nhau. Thông thường thì khi mới vào nghề marketing, chưa có kinh nghiệm gì. Bạn sẽ làm vị trí Marketing Executive (hay 1 số công ty gọi tên khác như Brand executive, Product specialist,...). Vì trí này thật ra là học việc và chạy việc. Để quen với công việc và có thể tự xác định công việc của mình, bạn phải mất từ 9 tháng đến 1 năm. Sau 1 một năm, khi bạn đã quen hết các công việc của 1 Marketer, thì bạn có thể lên vị trí Assistant Brand Manager (1 số công ty không có vị trí Marketing Executive, thay vào dó họ tự chia ra ABM và Strong ABM hay ABM level 1 và ABM level 2 hay ABM và Senior ABM...).
Sau đây là mô tả công việc của một Assistant Brand Manager tiêu biểu (của một cty lớn trong ngành FMCG):
- Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng.
- Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm
- Phối hợp và làm việc với các phòng ban và nhà máy để thực hiện kế hoạch Marketing
- Quản lý và điều phối các Agencies để thực hiện tốt công việc (thiết kế, sampling,..)
- Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.
- Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời.
- Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp
- Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)
- Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả
Khi mới bắt đầu một công việc Marketing, bạn sẽ được giao các công việc cơ bản sau:
- Đi thị trường ==> Mục đích: để bạn có cái nhìn tổng thể về công ty, phần nào hiểu về thị trường (cục diện địch và ta, người tiêu dùng,...)
- Được hướng dẫn đọc và hiểu các loại research (bạn có thể đọc được các loại research trong 1,2 tháng, nhưng để hiểu rõ và phân tích được, thường mất từ 7 tháng đến 1 năm) ==> Bạn có thể xem các loại research và cách đọc hiểu về người tiêu dùng và khách hàng.
- Tùy khả năng của bạn và tùy sếp, bạn sẽ được giao các công việc dưới sự hướng dẫn của sếp trực tiếp bao gồm làm việc với agency (briefing, phản hồi trên các proposal của agency,...), làm việc với các phòng ban khác (sản xuất, sales, trade, media, finance,...
Khi bạn đã bắt đầu cứng lên rồi, thì sếp sẽ giao nhiều việc hơn để bạn tự phát triển và định hướng cho bạn đi lên vị trí cao hơn, và công việc của bạn sẽ như bản mô tả công việc. Đi vào chi tiết và phân tích để các bạn hiểu rõ hơn về từng công việc cụ thể nhé.
Công việc cụ thể của một Marketing Executive hay Assistant Brand Manager (người mới khởi nghiệp Marketing):
Hỗ trợ Trưởng Nhãn Hàng trong việc phân tích, xây dựng chiến lược phát triển cho Nhãn Hàng / ngành hàng.
Bạn sẽ được vận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường, về con người, về các loại research mà bạn đã được huấn luyện như consumer pannel, retail audit, brand health tracking, Usage and Attidue, Adhoc Research, etc (tùy loại công ty và qui mô công ty mà bạn được tiếp cận bao nhiêu loại hình research). Bạn sẽ phân tích và đưa ra chiến lượt cho nhãn hàng mình phụ trách.
Những lầm tưởng của các bạn mới vào nghề Marketing khi được giao nhiệm vụ này: thường thì khi giao các bạn làm kế hoạch marketing cho nhãn hàng hay phân tích nhãn hàng, các bạn sẽ thường nghĩ là mình tài giỏi và đường trọng dụng, vì đây là 1 công việc lớn của nhãn hàng mà mình mới vào đã được giao. Thường thì bản thân mình sẽ tự đắt.
Thực tế là: các sếp muốn xem năng lực hay tư chất bạn thế nào, đã hiểu được thị trường, người tiêu dùng, và nhãn hàng đến đâu sau 1 thời gian gia nhập công ty. Thường thì dù bạn giỏi đến đâu sáng đến đâu, đa phần những ý tưởng của các bạn cũng không được chọn (nếu là công ty lớn, nếu là công ty nhỏ thì khả năng ý tưởng của bạn khi mới gia nhập công ty sẽ trở thành hiện thực là rất cao). Lý do: các bạn chưa hiểu rõ vai trò của Marketing trong doanh nghiệp, bạn vẫn suy nghĩ marketing là quảng cáo, phải làm TVC như thế này thế nọ, làm sampling hay event như thế này thế nọ,...đó là execution, là công việc thực thi, không phải là chiến lượt để phát triển thương hiệu. Các bạn phải hiểu rằng, mỗi năm Brand Manager có thể đã đưa ra nhiều chiến lượt và ý tưởng của riêng mình, các vị trí cao hơn người Brand Manager cũng có chiến lượt và ý tưởng riêng muốn người Brand Manager thực hiện, rồi các agency cũng đề xuất nhiều ý tưởng. Nếu nhãn hàng đã tồn tại được 5 năm rồi, bạn nghĩ nó đã có bao nhiêu ý tưởng và bao nhiêu ý tưởng đã bị giết rồi. Khó tránh khỏi việc bạn chỉ đưa ra 1 trong số ý tưởng đã bị giết trước đó rồi.
Điều mai mắn: Nếu mai mắn gặp được 1 người sếp tốt, anh ta/ cô ta sẽ góp ý cho bạn về kế hoạch của bạn, làm sao cãi thiện nó hơn, phân tích và đánh giá cho bạn về kế hoạch của bạn.
Xui xẻo: kế hoạch của bạn xem như chưa từng tồn tại, và sếp cũng không góp ý hay nhắc đến nó. Điều đó là bình thường thôi. Bạn cũng đừng nên buồn vì khối lượng công việc của 1 người quản lý Marketing là rất lớn. Họ giao cho bạn làm phân tích và các đề xuất marketing với mục đích để hiểu rõ bạn hơn thôi, vì thế có thể họ cũng không cần phản hồi với bạn. Vì thế đừng bi quan!
Tổ chức thực hiện các chương trình Marketing cho các nhãn hàng chịu trách nhiệm & quản lý và điều phối các agency để thực hiện tốt công việc
Thường thì mỗi năm 1 nhãn hàng có từ 1-4 dự án / chiến dịch (campaign), có thể là tung sản phẩm mới, thay đổi công thức, hay chiến dịch truyền thông mới. Trong 1 chiến dịch sẽ có nhiều chương trình như TVC, sampling, activation, event, sponsorship, quảng cáo ngoài trời, báo giấy,...
Công việc sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Campaign Briefing.
Đây là phần việc của Brand Manager/Senior Brand Manager. Tùy vào loại hình hay tính chất của dự án, BM/SBM sẽ tập hợp các đại diện liên quan của từng bộ phận như: Sales, Trade, Demand Planning, Logistic,v.v... và các agency như creative agency, event/activation agency, digital agency,v.v...
Bước 2: Follow up
Sau khi briefing xong, BM sẽ giao cho bạn làm key contact để liên hệ với các đối tác nội bộ và các agency này (tùy team có bao nhiêu nhân viên, và khối lượng công việc mà phân việc nhiều hay ít)
Đây là phần việc của Brand Manager/Senior Brand Manager. Tùy vào loại hình hay tính chất của dự án, BM/SBM sẽ tập hợp các đại diện liên quan của từng bộ phận như: Sales, Trade, Demand Planning, Logistic,v.v... và các agency như creative agency, event/activation agency, digital agency,v.v...
Bước 2: Follow up
Sau khi briefing xong, BM sẽ giao cho bạn làm key contact để liên hệ với các đối tác nội bộ và các agency này (tùy team có bao nhiêu nhân viên, và khối lượng công việc mà phân việc nhiều hay ít)
Thực hiện hiệu quả các hoạt động Marketing trong ngân sách Marketing cho phép.
Phần việc nàyđòi hỏi bạn phải đo lường và đánh giá thường xuyên các công việc đang diễn ra, các chương trình đang thực hiện, và giải quyết nhanh các công việc gây cản trở. Thường thì chiến lượt các Manager đã đề xuất trước đó rồi.
Quản lý ngân sách: thường thì bạn sẽ chạy các thủ tục giấy tờ ký duyệt giữa các bộ phận liên quan và bộ phận tài chính. Sau đó, key những thay đổi và điều chỉnh vào hệ thống của công ty. Đôi khi, BM biết là còn tiền trong ngân sách, nhưng tiền ở mục cần thiết như Activation hay Digital thì lại hết. Bạn có thể đề xuất chuyển tiền từ công việc này sang công việc khác mà không bị ảnh hưởng.
Thường xuyên thăm viếng thị trường để có những phản hồi và hành động phản ứng kịp thời.
Bạn cần phải đi thị trường để nắm rõ tình hình thị trường, đối thủ và người tiêu dùng. Sau đó, bạn sẽ làm báo cáo những gì mình thu được sau khi đi thị trường về và có những đề xuất gì tốt hơn.
Các công việc giấy tờ khác, bao gồm:
- Theo dõi quá trình hợp đồng và thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp
- Hỗ trợ phòng Marketing trong các chương trình khác (nếu cần)
- Luôn đóng góp ý kiến xây dựng trong các dự án để thực hiện tốt hơn, hiệu quả
Sau mỗi vài tháng, nếu bạn thể hiện tốt, bạn sẽ được giao cho nhiều việc hơn để tiến xa hơn nữa.
Trên đây là những công việc chính của một người mới khỏi nghiệp Marketing.
Hy vọng bài viết sẽ phần nào hữu ích cho các bạn quan tâm về Marketing.
Thân ái
Đoàn Trung Thảo
Trên đây là những công việc chính của một người mới khỏi nghiệp Marketing.
Hy vọng bài viết sẽ phần nào hữu ích cho các bạn quan tâm về Marketing.
Thân ái
Đoàn Trung Thảo
Cám ơn anh đã chia sẻ rất tổng quan về công việc của ng mới khởi nghiệp Marketing cho ngành hàng FMCG ạ
Trả lờiXóaCảm ơn anh rất nhiều. Em mới vào làm Marketing và trong giai đoạn thử việc, em được giao đề tài lập kế hoạch Marketing tái định vị sản phẩm. Em đang rất hoang mang vì bản thân chưa từng làm tại vị trí Marketing, như 1 sinh viên mới ra trường. Anh có thể cho em 1 ít kinh nghiệm không ạ?
Trả lờiXóaE làm cty nào là ác vậy? Tái định vị 1 nhãn hàng đâu có đơn giản đâu, phải người cứng tay nghề lắm mới làm được, sao lại giao cho e làm. (mà thật ra tháng đầu tiên đi làm a cũng từng làm plan đề xuất tái định vị nhãn hàng rồi, bây giờ a mới hiểu sâu hơn về công việc này) :D
XóaEm chào anh!
Trả lờiXóaEm là Hiếu, trong lúc tìm thông tin về insights & phát triển sản phẩm mới thì em lạc vào đây, thấy hay quá nên e đọc một mạch gần hết các bài viết của anh. Em ra trường cách đây 5 năm, loại TB khá, tất cả những gì e có được lúc đó về Marketing là từ cuốn Quản trị Marketing của P.Kotler nhưng đầy tự tin và hào hứng đi tìm việc, e được nhận vào làm Marketing cho 1 cty xe gắn máy VN chỉ vì dám nói "em thích thử thách" với ông GĐKD. Nhưng làm rồi mới biết thực tế ko như sách vở, sau 3 tháng mà cái kế hoạch phát triển nhãn hàng của em vẫn bị "lơ" dù e tự thấy mình làm đầy đủ cả (cải tiến những lỗi khách hay phàn nàn, chương trình trưng bày tại các đại lý, khuyến mãi, làm website mới). Cuối cùng sau 4 tháng thì chỉ có 3/4 kế hoạch được duyệt (trừ việc cải tiến sản phẩm). Sau 6 tháng thì tình hình kinh doanh vẫn ko có gì sáng sủa, e là người duy nhất trong cty làm chức năng Marketing, kế hoạch là của e đề xuất & e phải chịu trách nhiệm, các anh trong P. Kinh Doanh nhìn e rất mỉa mai vì ít nhất họ còn trực tiếp bán được xe. Lúc đó e thực sự nghi ngờ chính mình bởi đúng là em chưa bao giờ làm công việc bán hàng. E rời cty trong cảm giác bản thân là kẻ vô dụng!
Sau đó e đi bán hàng, từ áo quần đến cây lau nhà đến 1 store manager của cửa hàng đồng giá 40k, thành công lớn nhất của nghề này là trực tiếp trình bày cho khách nghe mình giải quyết vấn đề của người ta tốt ntnao & nhận được ánh mắt cảm ơn từ họ! Mọi thứ của nghề sales ổn cả, nhưng e chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ & ám ảnh về Marketing. Trong khi làm sales, e vẫn tự mày mò kiến thức marketing và 2 lần đi phỏng vấn, 1 lần bị loại ở vòng cuối nên vẫn tự trấn an, lần 2 là lần e nhớ mãi vì gặp được người phỏng vấn chia sẻ thẳng thắn là "A cần 1 bạn có khả năng nhìn thấy nhu cầu khách hàng, tìm ra đại dương xanh...còn những thứ e nói tụi a đã làm rồi".
Suốt 1 năm qua e theo học Marketing tại BMG education chỉ vì niềm đam mê với Marketing, thực sự trước khi đọc các bài viết của a thì e ko nghĩ nhiều đến việc e đã 28 tuổi mà kinh nghiệm Marketing rất ít ỏi, nhưng bây giờ thì e thấy bối rối vì tái khởi nghiệp Marketing ở độ tuổi này, e sắp tốt nghiệp mà đọc xong blog của a, lại thấy mất tự tin, đôi khi em nghĩ hay mình cứ tiếp tục công việc sales êm đềm...em lạc lối quá, hic
Chào em,
XóaAnh chia sẻ thật lòng với những trãi nghiệm của anh và nghề, có thể sẽ làm em đau, nhưng em phải nhìn vào thực tế. Anh sẽ chia sẻ theo 2 phần: 1) sự phù hợp của em, và 2) hướng đi của em.
1. Theo anh, em không phù hợp với nghề Marketing (cái nghề Marketing như em nói). Vì:
a) Thực tế & ảo tưởng: tất cả mọi người đều thấy những ánh hào quang bên ngoài của nghề Marketing, mà không thấy những khắc nghiệt phía sau của nghề. Em chỉ là 1 trong số đó. Có rất nhiều người từ hầu hết các ngành học đều muốn làm hay chuyển qua nghề Marketing. Do đó, nghề này thường lựa chọn người rất kỹ. Làm Marketing giống như làm 1 vị tướng, dù em ở vị trí cao hay thấp, em cũng phải lead các phòng ban để thực hiện 1 dự án truyền thông hay tung hàng, người đó cần phải giỏi, phải có cái nhìn sâu sắc,... riêng học lực TB khá của em đã là trở ngại để người ta gọi đi pv rồi, nếu được mời đi pv, thì cũng chỉ là back-up option. Kế đến là độ tuổi của em, quá lớn để bắt đầu vào nghề Marketing. Nghề Marketing cần những thứ mới mẻ (họ cần người trẻ, và open-mind)
b) Kỹ năng của nghề Marketing: làm nghề này, em phải làm với tất cả các phòng ban trong cty, sẽ xảy ra rất nhiều mâu thuẫn và vấn đề, em cần phải có cái nhìn chiến lượt, khả năng phân tích, kỹ năng thuyết phục,... Ở các kỹ năng này, theo em chia sẻ thì em chẳng có bất kỳ yếu tố nào. Thứ 1, em thích nghề Marketing, anh xem nó như mục tiêu em phải đến, ra trường 5 năm rồi mà em không thể suy nghĩ ra chiến lượt để biến mục tiêu thành hiện thực. Trong khi anh chỉ mới đọc qua thôi, a thấy ít nhất là 5 con đường để em đi ( cái này anh sẽ nói ở phần 2), có nghĩa là khả năng phân tích và đưa ra chiến lượt quá yếu. Về việc e đưa ra kế hoạch như em nói, nếu anh là Giám đốc, anh cũng k duyệt, nhưng có vẻ như em vẫn chưa thấy vấn đề trong kế hoạch của em, cái này cũng phản ánh khả năng tư duy chiến lượt. Thường ở các vị trí cao, người ta đều có cái nhìn rộng và kiến thức rộng, nhưng thường cấp quản lý cao sẽ không có thể gian giải thích những điểm em cần cải thiện, những điều chưa tốt trong plan, đôi khi nhìn vô plan người ta đã biết khả năng của em rồi, do đó, họ không muốn mất thời gian. Những cái em đề xuất là những cái quá bình thường, ai cũng đề xuất được. Cái em không có là hiểu về ngành hàng, hiểu về công ty, và hiểu về cách vận hạnh của công ty, và hiểu về người tiêu dùng. Ngành xe máy của em cost of entry cao, không phải ai cũng đầu tư cao, đó là nghề đòi hỏi về công nghệ và cải tiến (technology & innovation driven), cần 1 đội ngũ kỹ thuật cũng như dây chuyền sx cao, nếu cty em là cty VN, em yêu cầu phải nâng cao chất lượng và thiết kế, em nghĩ có khả thi không? Người tiêu dùng có phải lúc nào cũng cần chất lượng không? (nếu có thì xe TQ không thể bán được), Có phải họ luôn xem trọng về kiểu dáng (Nếu vậy thì xe Super Dream đã không thể bán được sau khi đã có quá nhiều loại xe mới mẫu mã đẹp hơn từ chính Honda ra đời),... Có quá nhiều thứ em không thể thấy được! Em không thấy được vai trò của em lúc đó trong cty thời điểm đó! Anh vẫn chưa nói để khả năng thuyết phục của em, và giải quyết vấn đề sau khi kế hoạch đó không đạt.
c) Kiến thức: Cái em có chỉ có mỗi mấy chương trình học ngắn hạn ở BMG. Anh đã từng phỏng vấn tuyển Brand Manager, Assistant Brand Manager, có rất nhiều người đã có kinh nghiệm làm Marketing 10 năm, đã từng làm Group Brand Manager, Marketing Manager ở những cty lớn khác, học rất nhiều khóa học Marketing ở BMG, AIIM,... nhưng khi pv với anh, không thể trả lời nỗi 1 câu. (Nếu em tìm hiểu về anh, em sẽ biết là anh lúc nào cũng hướng dẫn mọi người trả lời pv ngay chính với anh sao cho tốt nhât, cách thể hiện mình, và không đánh đố). Điều đó cho em thây được rằng, dù có kinh nghiệm ở nhưng cty lớn, kèm những khóa học ấy, chưa hẳn em có thể làm việc được. Huống chi em chưa hề có kinh nghiệm.
Xóad) Tư duy (Mind-set): Ở trên anh đã nói em không thể đưa chiến lượt cho đời mình để đạt được mục đích của mình. Ngoài ra, cái nhìn em còn quá hẹp. Nếu em suy nghĩ mở lòng hơn, em sẽ hiểu Marketing theo hướng khác và em có thể làm được Marketing. Marketing chia thành 2 loại: Marketing chiến lượt (Strategic Marketing) và Marketing Vận Hành (Executional Marketing). Cái em muốn là 1 chức danh trong phòng Marketing, chứ không phải là 1 nghề Marketing. Trong khi công việc hiện tại của em, anh cho rằng nó vẫn là cv của 1 Marketer. Khi em làm bất kỳ công việc gì giúp người tiêu dùng biết, hiểu, sử dụng, và yêu những gì em bán, đó đã là Marketing rồi. Sao phải tự ép mình có 1 vị trí nào đó trong 1 bộ phận có tên là Marketing? Điểm thứ 2, em là người thích nhưng không dám mơ và không dám làm. Em có thấy "FAPTV", "Lệ Rơi" hay "Bà Tưng", 2 nhân vật sau được xem là thảm họa, nhưng trên cơ bản họ là những nhà Marketing thành công, họ xây dựng được hình ảnh của mình, được nhiều người biết đến, họ đạt được mục tiêu của mình, có thể kiếm tiền được từ những gì họ làm,... Ít ra họ có cách để đạt được mục tiêu của họ, biến nó thành hiện thực. Còn e thì chỉ thang trách và học, mà không có cách nào xây dựng hình tượng hay danh tiếng của mình.
2. Con đường đề xuất cho em:
a) Xem công việc hiện tại của mình là nghề Marketing trực tiếp và tìm cách yêu nó. VD: cũng là bán máy in. Nếu người bán hàng bình thường họ chỉ có thể nói về giá, về công nghệ. Em là người bán hàng theo lói Marketing, em sẽ có cách khác để xây dựng hình ảnh của mình và sp của mình là 1 giải pháp như: "Liệu rằng công ty khách hàng của chị có đánh giá cao sự chuyên nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ của cty chị, nếu như họ nhận được những tài liệu in hay photo từ cty không đẹp và không rõ? Trong khi với những công ty mới thành lập như chị, việc đầu tư cho in ấn thật sự là 1 vấn đề cần xem xét. Em giới thiệu cho chị 1 giải pháp từ cty của em, Máy in XXX, với công nghệ... làm cho độ nét của ấn phẩm trong như trên màng hình laptop trong khi cchi phí trên mỗi bản in chỉ bằng 70% của các loại máy in mới,...". Em nên nhớ, Marketing nằm ở tất cả mọi nghề, chứ không phải chỉ có nghề mang tên Marketing. Nếu em nghĩ như vậy sẽ thanh thản hơn nhiều.
b) Tìm công ty B2B (Business to Business) nhỏ nhỏ đề đầu quân nếu vẫn kiên trì. Làm B2B thì cv của Marketing sẽ nữa Marketing chiến lượt và Sales. Em sẽ dùng kinh nghiệm Sales của mình từ từ thuyết phục cho các chương trình Marketing của cty.
c) Vẫn làm Sales, nhưng xin thêm việc ở bộ phận Marketing nếu có, rồi thể hiện tốt, từ từ xin chuyển dần qua Marketing.
d) Tìm những cty start-up cần người có thể bán hàng nhưng có tiềm năng làm Marketing.
e) Mở doanh nghiệp của riêng mình.
f) Tự xây dựng hình ảnh của mình liên quan đến lĩnh vực Marketing.
Còn nhiều cách lắm. Nhưng đây là những cách khả thi. Tuy nhiên, em sẽ mất thời gian!
1 điều quan trọng nữa. Làm Marketing cần phải nhậy. Có vấn đề, phải có khả năng giải quyết liền ngay lập tức hoặc khi có vấn đề, ít nhất phải có hướng giải quyết liền. Điều này, anh thấy em đang yếu rất rõ.
XóaE chào anh,
Trả lờiXóaAnh đã bỏ thời gian trả lời đầy đủ cho 1 người xa lạ, e rất biết ơn ạ!
Những điểm yếu ở trên, e sẽ tìm cách khắc phục ngay lập tức, e sẽ tìm 1 hướng đi mới dựa trên những gì a đã khuyên.
E có 1 mong muốn nữa, là e chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp ở BMG, thầy hướng dẫn của em đã cho phép bảo vệ, nhưng e cũng biết là thầy ko muốn làm mất lòng tụi em nên nhận xét nhẹ nhàng về đề tài. Anh có thể xem qua & nhận xét điểm yếu đề tài nhóm em được ko ạ?
Em gửi qua đi!
XóaDạ, em gửi qua email ryan.holmes.01@gmail.com rồi đó anh. Cảm ơn anh!
Trả lờiXóaYou guys nowadays might choose to buy beautiful lingerie for those lady on your life or young ladies, you might are only hoping to treat her so discover our selecting guide for those holiday winter. Firstly, good what size you want, you can buy quite a few sexy bustier online. buy nighty online
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết của anh. Em là sinh viên sắp ra trường,tốt nghiệp vào đầu tháng 8 và vẫn loay hoay về định hướng nghề nghiệp ạ. Hiện tại em làm account executive cho một digital agency được 2 tháng ( thử việc) và sẽ trở thành nhân viên chính thức vào tháng sau. Tuy nhiên khi làm việc với các client là các marketing executive của các công ty lớn thì em lại rất thích trở thành họ, làm về brand. Em dự định sẽ từ chối làm account và xin làm marketing intern cho các công ty ạ, vì kiến thức marketing của em khá ít và không tự tin khi apply vị trí chính thức.
Trả lờiXóaĐiểm mạnh của em là giao tiếp tốt ( đã làm việc với nhiều khách hàng ạ), phân tích số liệu ( vì phải hiểu brief của client), viết content và thuyết trình ổn. Điêm yếu là thiếu quyết đoán và cầu toàn
Nếu anh có đọc comment của em thì anh cho em một số lời khuyên ạ