CSR: Chiến lược phát triển bền vững của các tập đoàn đa quốc gia
Để một công ty phát triển bền vững, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều lý thuyết cũng như là các chiến lược phát triển. Nổi bật nhất là CSR - Corporate Social Responsibility, đây là Chiến Lược Phát Triển Bền Vững mà hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều sử dụng.
Sau khi tốt nghiệp MBA, tôi cũng từng đề xuất chiến lượt phát triển bền vững này vào một công ty lớn của Việt Nam, và chương trình CSR này được đồng ý thực hiện. Nhưng sau đó, nó khác hoàn toàn khác so với đề xuất ban đầu. Gần đây tôi cũng đưa ra một concept về CSR cho một nhãn hàng lớn mà tôi phụ trách, concept được đồng ý thực hiện, nhưng khi thực hiện, lại một lần nữa nó bị thay đổi hoàn toàn. Thật sự thì đôi với một công ty Việt Nam, dù lớn hay nhỏ, cái họ quan tâm nhất vẫn là lợi nhuận, là doanh số, hơn là những cái lợi trong tương lai. Do đó, để một công ty thực hiện loại chiến lược này, thật không phải là chuyện đơn giản. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng, trong tương lai không xa, các công ty Việt Nam của chúng ta có thể chú ý hơn đến Chiến Lược Phát Triển Bền Vững này.
Để bạn hiểu rõ hơn về CSR - Corporate Social Responsibility, tôi xin giải thích rõ hơn và đưa ra những ví dụ về vấn đề này như sau:
CSR - Corporate Social Responsibility là gì?
Nếu định nghĩa theo sách vỡ và theo model của nó thì hơi khó hiểu, tôi xin nêu ra một cách đơn giản theo mô hình 3Ps như sau. Để phát triển bền vững, công ty cần xem chính bản thân công ty như là một thành viên của cộng đồng, và thực hiện những nghĩa vụ của mình bao gồm: People, Planet, và ProfitThật ra, đây là mô hình để đánh giá một chương trình CSR hơn là một định nghĩa, nhưng để đánh giá một chương trình CSR, thường các công ty dựa vào 3Ps này, do đó, chỉ cần xoáy vào đây, bạn có thể hiểu được concept của nó rồi.
People: ám chỉ đến cộng đồng và cả bản thân nhân viên của công ty. Công ty làm gì để có thể cải thiện được tình hình kinh tế của cộng đồng, của xã hội, cải thiện về nguồn lao động, cải thiện những tri thức, cuộc sống của cộng đồng,...Ở P này, ta thường thấy những chương trình cụ thể như Management Trainee của các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Pepsi, P&G,v.v... chương trình này giúp giáo dục và huấn luyện các sinh viên mới ra trường nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng thực tiễn nhầm đáp ứng các nhu cầu trong công việc. Khi các sinh viên được đào tạo, họ có thể tạo ra được những giá trị cụ thể cho cộng đồng và xã hội. Một ví dụ khác là, khi bão và lũ lụt xảy đến với ở miền Trung, thì một công ty phát động chương trình nhường cơm sẻ áo, cùng thực hiện chương trình từ thiện đến những khu vực gặp nạn này.
Planet: chỉ những việc làm của công ty làm cho môi trường sống ngày càng an toàn, và tốt đẹp hơn. Ví dụ những công ty sản xuất, hàng ngày thảy ra môi trường xung quanh hay thảy ra sông, cống rảnh một lượng lớn các chất thảy độc hại, sau một quá trình lao động và sản xuất, công ty này áp dụng những công nghệ mới giúp xử lý chất thảy tốt hơn, hoặc tái sử dụng các chất thảy này. Một ví dụ khác là OMO, nhãn hàng bột giặt này luôn luôn có nhiều chương trình CSR riêng của nhãn mình bao gồm 2 hoạt động nổi trội là: giáo dục và giúp trẻ phát triển tốt hơn và các hoạt động thân thiện với môi trường. Các hoạt động thân thiên với môi trường của OMO là mỗi năm điều nghiên cứu và yêu cầu các nhà cung cấp cung cấp hay sử dụng những thành phần nguyên liệu thân thiên hơn với môi trường như nhựa tái chế không có chất độc hại với môi trường,...
Profit: là làm sao phải có lợi nhuận cho công ty. Một khi công ty có lợi nhuận, thì công ty sẽ đóng thuế cho nhà nước, góp phần vào ngân sách quốc gia. Một khi công ty có lợi nhuận thì mới phát triển được, ngoài việc đóng góp vào ngân sách quốc gia, công ty còn đem đến nhiều việc làm hơn cho cộng động và quốc gia hay khu vực mà mình hoàn hoạt động, từ đó giúp việc luân chuyển hàng hóa trở nên thông suốt và tốt hơn dẫn đến việc kinh tế phát triển.
3 yếu tố này thường gắn liền với nhau, phân tích một ví dụ điển hình như sau:
Quảng Nam bị ngập lụt, người dân không thể lao động, và ở đây xảy ra nạn đói.
Một Công ty, ví dụ là Tân Hiệp Phát, phát động chương trình "Làm tiết kiệm, sống sẻ chia" với cơ chế chương trình như sau: các nhân viên trong công ty nên để ý đến việc sử dụng nước của mình, và nên sử dụng tiết kiệm, sau giờ làm công ty sẽ tắt hệ thống máy lạnh để tiết kiệm điện. Số tiền tiết kiệm được sẽ góp vào quỹ ủng hộ miền trung thân yêu. Các nhân viên của công ty sẽ cùng đến miền trung và làm chương trình từ thiện. Ở đây, khi tiết kiệm điện và nước công ty là làm giảm thiểu sự tát động đến môi trường có nghĩa là Planet, khi mà nguồn nước ngày càng cạn kiệt, có nơi không có nước để uống. Khi tiết kiệm, thì chi phí sẽ giảm hơn so với bình thường, với qui mô công ty lớn, thì chỉ cần giảm như thế, một tháng cũng giảm được một chi phí không nhỏ, giúp tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận này được dùng để giúp đỡ người dân ở vùng lũ lụt. Khi người dân được giúp đỡ, họ có thể sớm phục hồi nền kinh tế ở địa phương đó, khi đọc consumption ở đó sẽ được phục hồi, sẽ quay về phát triển lợi nhuận cho công ty. Ở đây công ty sẽ có những lợi ích vô hình như: 1) Hình ảnh cuộc công ty sẽ được yêu thích hơn, 2) Khi lũ lụt, lượng tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận công ty, nhưng khi công ty giúp người dân vượt qua được khó khăn, sau khi khó khăn đi qua, người dẫn sẽ ủng hộ sản phẩm nhiều hơn, từ đó giúp tăng consumption, dẫn đến tăng doan số.
Phân tích các chương trình CSR điển hình ở Việt Nam để có thể học hỏi thêm từ các chương trình này:
Chương trình "Uống sữa là sẻ chia" của Vinamilk:
Ở đây ta thấy, khi phát động chương trình này, Vinamilk không những giúp được cho 6 triệu trẻ em nghèo có sữa để uống, mà còn giúp cho những người mong muốn giúp một phần sức của mình đến người nghèo khó. Người tiêu dùng có cảm giác vừa có thể sử dụng tiền của mình để sử dụng sản phẩm, vừa mang đến giá trị cho một đối tượng khác đang cần sự giúp đỡ. Và khi chương trình thành công tốt đẹp, doanh thu của công ty cũng tăng theo, dẫn đến là chương trình có thêm phiên bản mới và giúp thêm nhiều người hơn nữa.
Một ví dụ khác là chương trình CSR hàng năm của Unilever.
Dự án này nhầm mục đích kêu gọi các hộ gia đình hãy tạo ra một tương lại tươi sáng hơn bằng cách quan tâm hơn đến cộng đồng và môi trường.
Từ việc làm xanh phòng tắm đến việc tìm những cách sử dụng mới cho những vật dụng hàng ngày trong nhà khi đã dùng hết như chai dầu gội, chai nước giặt, v.v..., những hoạt động này chứng minh rằng những hành động nhỏ tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng khi nó được thực hiện cùng nhau thì có thể tạo ra được một tác động to lớn. Bạn có thể sử dụng những chai lọ đã sử dụng hết bằng một cách sáng tạo nào đó, hay đơn giản chỉ là tắt vòi nước khi bạn đánh răng, giảm thiểu lượng nước sử dụng hàng ngày bằng cách sử dụng Comfort 1 lần xả, v.v... Nếu mỗi chúng ta đều góp một ít, thì thế giới của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Thông qua dự án này, Unilever muốn dạy thế hệ trẻ sống một cách có ý thức và lành mạnh hơn để đảm bảo con em chúng ta hay cháu chít của chúng ta có một cuộc sống thịnh vượng trong một thế giới tốt đẹp với nước và thức ăn sạch.
Lợi ích từ những chiến dịch CSR này là gì?
Các tập đoàn lớn đều đưa CSR - Corporate Social Responsibility vào phần chiến lược phát triển bền vững trong các báo cáo hàng năm của mình. Do đó, bạn có thể thấy được, CSR là công việc nhầm đem đến sự phát triển bền vững lâu dài cho tổ chức hơn là những lợi ích nhận được liền ngay lúc đó. Đó chính là điểm làm hạn chế việc áp dụng bởi các công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam.Các lợi ích của CSR bao gồm:
1. Quản lý rủi ro:
Danh tiếng phải mất hàng thập kể để xây dựng, nhưng chỉ tại nạn, sơ suất nhỏ, hay những scandal nhỏ cũng có thể hủy hoại danh tiếng ấy. Bạn hãy tưởng tượng nếu một công ty xảy ra một lỗi trong sản xuất hay vướng phải một scandal, nhưng trước đó, công ty đã làm nhiều chương trình giao dục cho cộng đồng những điều mới, đóng góp vào các quĩ giúp ích cho con em của bạn, thì liệu rằng chỉ vì một scandal mà bạn vội quay lưng với công ty ấy? Qua nhiều cuộc khảo sát trên thế giới, thì những công ty có đóng góp vào sự phát triển của cộng động, có thực hiện các chiến dịch CSR, thì khi xảy ra khủng hoảng, người tiêu dùng thường có khuynh hướng dễ bỏ qua cho những sai lầm ấy của công ty.
2. Sự yêu thích về thương hiệu:
CSR có thể giúp xây dựng tính trung thành thương hiệu dựa trên giá trị đạo đức xác định phù hợp với ngành hàng hay nhãn hàng. Ví dụ chương trình "Uống sữa là sẻ chia" của Vinamilk, nếu bạn thường hay uống sữa, bây giờ khi bạn mua sữa, bạn có cảm giác giúp ích cho người khác nữa, liệu rằng bạn có cảm thấy thích uống sữa của Vinamilk hơn không? Tôi tin là có!
3. Sự khác biệt về thương hiệu:
CSR có thể giúp xây dựng sự khác biệt thương hiệu dựa trên giá trị của thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng, những nhãn hàng lớn sẽ có thêm 1P nữa trong Marketing Mix, đó là Brand Philosophy. Ví dụ theo OMO " Học quá nhiều chưa chắc đã tốt trong khi vui chơi và lắm bẩn giúp bé học thêm nhiều điều mới" - "Trẻ học điều hay ngại gì vết bẩn", do đó, OMO giúp xây dựng 1000 sân chơi cho trẻ trên toàn quốc, giúp các bé phát triển thể chất trong quá trình chơi đùa và lắm bẩn. (Chương trình thực hiện từ 2006 đến hiện tại)
4. Mối quan hệ đối tác:
Những chương trình CSR phù hợp có thể tăng sự hấp dẫn đến các đôi tác của bản thân công ty. Ví dụ: Unilever là công ty luôn luôn tìm kiếm những đối tác sản xuất nguyên liệu tốt cho môi trường, nếu bạn cung chai đựng nước giặt thân thiện với môi trường, thì bạn sẽ có thể làm ăn lâu dài Unilever.
By Đoàn Trung Thảo
Đã có sự nhầm lẫn giữa CSR (trách nhiệm xã hội, 1 trong những chiến lược Marketing của tập đoàn) và Sustainable development or Sustainability (phát triển bền vững --> thể hiện giá trị, chiến lược phát triển của toàn công ty, không riêng gì MKT).
Trả lờiXóaMô hình 3P là mô hình được áp dụng để định hướng cho việc phát triển bền vững của công ty, ko phải dùng để đánh giá 1 chương trình CSR.
Tác giả nên tham khảo thêm tài liệu chuyên môn marketing và business để đưa ra nhận định bản chất vấn đề đúng hơn.
A. Your claim: “Đã có sự nhầm lẫn giữa CSR (trách nhiệm xã hội, 1 trong những chiến lược Marketing của tập đoàn) và Sustainable development or Sustainability (phát triển bền vững --> thể hiện giá trị, chiến lược phát triển của toàn công ty, không riêng gì MKT).”
Xóa>>> My response: CSR chưa bao giờ được xếp vào trong chiến lượt Marketing mà là Business Strategy. Bạn phải hiểu được toàn cảnh của Corporate, Business, qui trình, và các vận dụng của nó thì bạn mới hiểu được về CSR. Những cái bạn nói chỉ là lý thuyết, nó không gì được cho bạn. Qui trình của nó là như sau:
1. Xác định Corporate Philosophy, sau đó xác định Corporate Objective, Business Plan, và Business Policy and Guidelines. Trong Business Plan, Policy và Guidelines sẽ có 1 phần là CSR. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi công ty có 1 cái tên riêng, framework, policy và guidelines riêng. Nếu bạn cần, có thể gửi mail, mình sẽ gửi và ví dụ cho bạn nhé. Về tên gọi thì mỗi công ty có thể có tên gọi khác nhau, ví dụ Unilever sẽ gọi là Unilever Sustainable Living Plan (hay gọi tắt là USLP), ở những công ty chỉ có mỗi thường hiệu công ty như Yamaha thì vẫn gọi là CSR plan. Ở đây, sẽ cần phải xác định rất nhiều yếu tố ví dụ CSR definition, Market Definition, …
2. Sau khi các vị ở top-management level xác định xong Business Strategy trong đó có CSR. Bây giờ chỉ nói đến CSR thôi, không đề cập đến Business Strategy nữa. Ở đây tôi xin chia ra làm 2 dạng công ty: 1) Các công ty có nhiều brand và 2) Các công ty chỉ có 1 brand duy nhất chính là Brand của công ty.
a. Cty có nhiều thương hiệu con, ví dụ Unilever, P&G, Nestle,…: Khi có CSR objective, plan, guideline. Công ty sẽ chia nhỏ xuông các Function và các brand nhỏ bên dưới. Lấy Vi dụ: Unilever có kết hoạch tổng thể cho toàn công ty, sau đó, nó sẽ chia nhỏ ra, bộ phận HR sẽ làm gì, Procurement sẽ làm gì, CR sẽ làm gì, Brand sẽ làm gì. Mỗi brand sẽ đưa ra từng plan cụ thể cho từng nhãn hàng của mình. VD thực tế: Unilever có 3 pillars bao gồm: 1) Improving Health and Well-being, 2) Reducing environmental impact, và 3) Enhancing livehoods. Trong phần 1, sẽ có nhưng mục nhỏ hơn bao gồm: Health and Hygiene và Nutrition. Trong Health and Hygiene sẽ có những mục tiêu nhỏ hơn bao gồm: Reduce diarhoeal and respiratory disease through handwashing (Lifebouy), Improve oral health (P/S), Improve self-esteem, and providing safe drinking water. Và ở level này những nhãn hàng lớn sẽ có brand philosophy. Ví dụ: OMO là Dirt is Good, gọi tắt là “DIG”. DIG campaign là những hoạt động thiên về CSR. Quay lại đều bạn nói. Và một lần nữa mình xin nói là CSR là Business Strategy, không phải là Marketing Strategy. Trong các công ty lớn, một brand, hay một catergory được xem là 1 business unit. Vì thế các nhãn hang sử dụng CSR để làm công cụ build up its business thôi.
b. Công ty chỉ có 1 thương hiệu, ví dụ Yamaha. Ở đây mọi chuyện đơn giản hơn với loại ở trên rất nhiều. Từ Corporate Philosophy, họ sẽ đưa ra CSR policy. Ví dụ: 1) Yamaha provides support to people who want to perform music and people who want to enjoy it by contributing to the popularization and development of music and musical culture., 2. Yamaha works to maintain a healthy global environment by understanding the significance of protecting the natural environment, maintaining biodiversity, and reducing the burden on the environment, as well as promoting the proper use of wood resources, and cooperating with forest protection activities….
Đến đây chắc là đủ trả lời phần comment 1 của bạn rồi.
B. Your claim 2: “Mô hình 3P là mô hình được áp dụng để định hướng cho việc phát triển bền vững của công ty, ko phải dùng để đánh giá 1 chương trình CSR.”
Trả lờiXóa>>> My response: Có nhiều người nhiều công ty xem nó là một công cụ để đánh giá chương trình, không phải một mình tôi nói bạn nhé. Bạn tham khảo các đánh giá tại đây nhé: 1) “Many organizations have adopted the TBL framework to evaluate their performance in a broader context.” (Source: dòng 8 – 10, https://en.wikipedia.org/wiki/Triple_bottom_line), 2) “The phrase “the triple bottom line” was first coined in 1994 by John Elkington, the founder of a British consultancy called SustainAbility. His argument was that companies should be preparing three different (and quite separate) bottom lines. One is the traditional measure of corporate profit—the “bottom line” of the profit and loss account. The second is the bottom line of a company's “people account”—a measure in some shape or form of how socially responsible an organisation has been throughout its operations. The third is the bottom line of the company's “planet” account—a measure of how environmentally responsible it has been. The triple bottom line (TBL) thus consists of three Ps: profit, people and planet. It aims to measure the financial, social and environmental performance of the corporation over a period of time.” (Source: http://www.economist.com/node/14301663), 3) “what you measure is what you get, because what you measure is what you are likely to pay attention to. Only when companies measure their social and environmental impact will we have socially and environmentally responsible organisations.” (Source: http://www.economist.com/node/14301663)
À mà phải nói rõ thêm, phải có định hướng, rồi mới có target, từ đó mới có đánh giá. Do đó, có vẻ như ý của 2 ta không khác nhau, chỉ có suy nghĩ khác nhau thôi!
Xóa+Lê: Cần thêm thông tin, thêm ví dụ, cần tranh luận. Bạn có thể cung cấp thông tin về bạn: họ và tên, tên công ty, bộ phận. Mình sẽ sẵn lòng đưa ra thêm nhiều dẫn chứng hơn nữa.
Trả lờiXóaChào bạn, mình dự định làm Tiến Sỹ đề tài hướng đến áp dụng CSR vào các công ty Việt Nam. Mình đang viết thesis để apply chương trình học. Hy vọng chúng ta sẽ có thể trao đổi thêm về vấn đề này.
Trả lờiXóaBạn ở đâu? Nếu có ở HCM thì cafe, mình sẽ cùng trao đổi! :)
XóaKhi nào cần thì liên hệ mình qua mail: ryan.holmes.01@gmail.com nhé!
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaDear anh,
Trả lờiXóaDua trên một số chiến dịch CSR của các công ty đa quốc gia, em vẫn chưa nhận ra đuọc tính bền vững của no. Vi du, chiến dịch xây dựng nhà vệ sinh vim . Mục đích của anh là gíup người ta cải thiện sức khoẻ bằng cách sử dụng nvs thay cho cầu tiêu cá. Vậy nếu anh xây 100 cái nvs cho đối tượng hưởng lợi thì anh có chắc họ sẽ tiếp tục sử dụng nó sau khi anh kết thúc chiến dich?. Cái thứ 2,anh cho không họ thì sau này bị hư hỏng, họ sẽ đợi để được chu cấp thêm, nếu không thì họ sẽ không sử dụng nữa. Cuối cùng anh khônh giải quýêt đc goc 're vấn đe. Câu hỏi là anh đang làm csr hay anh đang làm từ thiện.
Chào em, câu hỏi của em cũng giống như hầu hết các bạn làm việc ở cty tư nhân vừa và nhỏ đưa ra. Khi em đưa ra câu hỏi đó, là tầm nhìn em chỉ đến những chuyện vặt vãnh trước mắt.
XóaCSR anh nhắc lại từ các comment trên đó là business strategy, em có thể đọc các trả lời của anh ở trên để hiểu thêm nhé.
Tùy vào vị thế, mục tiêu, ý tưởng (phù hợp với ngành hàng)... và team có được, ta sẽ có những loại chương trình CSR khác nhau. Mục tiêu của CSR chưa bao giờ là sales, nhưng dựa trên ý tưởng hay như "8 triệu ly sữa của Vinamilk", Vinamilk chỉ kêu gọi mọi người tham gia, và Vinamilk sẽ trích lợi nhuận để đóng góp cho trẻ em nghèo, từ đó doanh số tăng. CSR cũng không phải là từ thiện, nhưng cty phân phát quà hay hỗ trợ người dân trong mùa lũ cũng là CSR. Do đó, em chỉ dựa vào mục tiêu của Biz, philosophy, vision, mission để đánh giá.
Quay lại cụ thể ví dụ của em là VIM. Em không thấy được những yếu tố cốt lõi mà lẽ ra nếu em phân tích em sẽ thấy:
1. VIM đóng vai trò là 1 Business Unit của Unilever, khi họ đóng góp 1 cái gì đó, thì cả VIM được hưởng tiếng lẫn Unilever được tiếng. Từ đó, trên tổng thể mỗi brand như VIM và hơn cả là Unilever sẽ có tiếng nói hơn và có nhiều quyền lợi cụ thể (không chỉ có quyền lợi từ chương trình, mà còn từ các cơ quan chức năng khác). Và các quyền lợi này là dài hạn.
2. Tặng cầu tiêu chỉ là cái cớ để tạo ra câu chuyện. Cốt lõi ở đây không phải cái cầu tiêu. Và không phải làm ở những chỗ đó để những chỗ đó sử dụng sản phẩm. Đó là food for content.
3. Cầu tiêu hư hại, họ đợi chu cấp? ==> a) Đâu có cam kết đó, và tài sao phải tại trợ cần câu rồi con bắt phải tài trợ cá nữa em? b) Tài trợ những địa này vì họ nghèo, em thử nghĩ xem 1 toilet sử dụng được bao nhiêu năm mới hư, giả sử là 5 năm, trong 5 năm, chẳng lẽ các huyện xã ấy kinh tế vẫn như 5 năm trước? Họ không sử dụng nữa là lựa chọn của họ mà. Nhưng lúc đó sẽ quay lại trường hợp không có cái đễ sử dụng, vậy em sẽ chọn không sử dụng hay sử dụng?
Chương trình Xây dựng nhà vệ sinh VIM chỉ trong năm 2013 thôi giúp VIM tăng trưởng 236%, thì anh nghĩ đó không phải là từ thiện nữa rồi em à.
Có nhiều vấn đề để phân tích lắm, nhưng anh nghĩ chỉ trả lời trực tiếp những câu hỏi cụ thể của em thôi, em sẽ dễ hiểu hơn.
Dear anh,
XóaEm cảm ơn bài chia sẻ của anh. Và bài đọc gíup em hiểu CSR là một hoạt động gíup đỡ cộng đồng, hình thức không phải sale nhưng mục đích cuối cùng là để doanh nghiệp tăng truởng( quy mô, doanh số, danh tiếng...) Và từ đó doanh nghiệp phát triển bền vững.
Riêng về phần Vim tạo câu chuyện để làm csr, em nghĩ cả vim , cả đối tuợng huởng lợi đều có benefit. Nhưng truờng hợp em nói ở lần truớc chủ yếu về đối tượng cần đuợc gíup đỡ. Nếu cho không nhà vệ sinh thì ko thay đổi dc gốc rễ vấn đề. Ở đây tại sao Vim lựa chọn đối tuợng đó. Đối tuợng gặp vấn đề gì. Liệu vấn đề đó có đủ cấp thiết để Vim gíup đỡ.
Ví dụ vấn đề là tỉ lệ nguoì dân ở tỉnh a, xã b mắc bệnh đuờng tiêu hóa tăng cao ( tiêu chảy,kiêt lị...). Một trong nhuẽng nguyên nhân chính là xài cầu tiêu cá.Vậy để giải quýêt phải truyền thông cho nguòi dân biết cái hại của việc xài cầu tiêu cá. Từ việc thay đổi nhận thức cho người dân, sau đó mình mới vận động xây cầu tiêu hợp vệ sinh. Ngoài ra, thay vì cho không. Người dân sẽ đối ứng( nhưng chi phí rất ít) vì chủ yếu chính người dân phải hiểu nó quan trọng cho chính mình, vì sức khoẻ của mình mà góp phần xây, chứ không phải đợi anh ABC cho không. Đã từng có các NGO làm rất tốt việc này.
Vim rất hay khi tặng NVS nhưng quan trọng lịeu Vim có xây dựng một mạng luới để truyền thông gíup người dân thay đổi nhận thức hay chỉ đưa cho nguời ta con cá. Nên em mới đạt câu hỏi tính bền vững cho đối tương huởng lợi chứ không phải phía doanh nghiệp. Vì em không biết là tù thiện cũng là một hình thức csr.
Dear Long,
XóaAnh xin lỗi em, anh đang bệnh và tránh suy nghĩ nhiều nên chưa trả lời chính thức cho em được. A tóm tắt ý a sẽ trả lời trước, vài ngày sau a sẽ trả lời chính thức khi đã khỏe lại nha.
CSR phân ra làm 3 loại/cấp độ: Từ thiện đơn thuần ==> Risk Management ==> tạo ra giá trị.
A sẽ trả lời chi tiết sau nhé.
Dear Long,
XóaAnh mới ngồi vào máy được, đã trả lời em, viết rất dài nhưng k biết sao lại publish comment lại k ra và nó k có lưu :(
Anh trả lời lại như sau nhé.
1) CSR trên cơ bản chia thành 3 cấp độ: level 1 - từ thiện (đơn thuần), level 2 - Risk management (phòng khi có crisis xảy ra, mình có cái để nói), và level 3 - tạo giá trị. Mức độ của VIM là level 3. Giá trị nó tạo ra là a) giúp người ta biết được thực tế và cách phòng chống, b) tặng hiện vật.
2) Marketing nói chung và Brand Building nói riêng là đưa ra lời hứa của nhãn hàng và thực hiện lời hứa đó. Lời hứa của Vim là "Diệt mọi vi trùng gây hại". CSR chỉ là 1 trong những strategic pillars của campaign thôi. Và nó chỉ dramatize cho vấn đề và giải pháp thôi. Cái VIM cần người tiêu dùng biết là nhà vệ sinh bẩn sẽ có vi khuẩn và gây bệnh. Vim giúp diệt vi khuẩn ấy. The End!
3) Về đối tượng thụ hưởng mà em luôn hỏi. Làm CSR là phải nhìn xa, sâu và rộng. Em nhìn quá gần thì khó làm CSR được. Đối tượng thụ hưởng k phải là cái quan trọng nhất, mà lời hứa thương hiện mới là quan trọng và làm sao dramatize nó được. Vừa rồi anh viết comment dài lắm, nhưng viết lại thì hơi lười. Nhưng anh bonus cho em thêm 1 ví dụ sau nha. Em đọc xong và tìm thử đối tượng thụ hưởng và nó có quan trọng như e cứ suy nghĩ hoài không! TGĐ Pepsico ông Phạm Phú Ngọc Trai có từng đưa ra 1 ví dụ về CSR mà PepsiCo đã từng làm là tiết kiệm điện. Tiết kiệm điện thì công ty sẽ giảm được chi phí, giảm chi phí thì sẽ tăng lợi nhuận, tăng lợi nhuận sẽ đóng thuế nhiều hơn, đóng thuế nhiều hơn thì kinh tế VN sẽ phát triển hơn,...mặc khác, tiết kiệm điện thì sẽ giảm việc sx điện, giảm sx điện thì sẽ giảm tác động vào môi trường từ việc sx điện, từ đó môi trường sống sẽ tốt hơn, môi trường sống tốt hơn thì con người sẽ khỏe hơn, con người khỏe hơn thì làm việc sẽ hiệu quả hơn, làm việc hiệu quả hơn thì công ty sẽ phát triển, cty phát triển thì sẽ đóng thuế nhiều hơn,...
Vậy theo em đối tượng thụ hưởng là ai?
Anh có thể nói nhiều hơn ,giải thích nhiều hơn hay đưa nhiêu ví dụ hơn, nhưng cũng cố gắng viết ngắn gọn hy vọng em sẽ hiểu.
Hik, comment trước có viết, mà viết lại thì k nhớ để viết vào. CSR chỉ là 1 strategic pillars trong các hoạt động của campaign thôi. Nó giúp người ta nhìn nhận được vấn đề, giải pháp của nhãn hàng và tính chính nghĩa của nhãn hàng.
XóaTriple bottom line là gì ạ? Xin cảm ơn
Trả lờiXóa