2/16/2014

Thương hiệu là gì?

Trước kia, tôi thường thấy các bạn của tôi hay tranh luận về marketing, thương hiệu, quản trị thương hiệu,v.v... nhưng thương hiệu là gì? thì mỗi người lại hiểu theo 1 nghĩa khác nhau. Mà khi nghe các bạn giải thích, hay xem các định nghĩa trên mạng, thật sự tôi cũng cảm thấy rối. Tất cả các định nghĩa ấy đều có lý của nó, nhưng tôi chỉ cho rằng nó hơi dài và hơi rối.

Tôi xin chia sẻ ý kiến của tôi về thương hiệu là gì đơn giản như sau: "Thương hiệu là một thực thể xác định đi kèm với những cam kết hay lời hứa về 1 giá trị cụ thể nào đó"
Trong đó, "thực thể" có nghĩa là "1 cái gì đó tồn tại riêng biệt và rõ ràng" và "xác định" có nghĩa là bạn có thể dễ dàng phân biệt một vật với các vật tương tự. Thông thường, đó là một từ, cụm từ, màu sắc hoặc 1 ký hiệu (logo) mà bạn có thể nhìn thấy.

VD: OMO là một thương hiệu, logo OMO cũng khác biệt và có thể dễ phân biệt với các sản phẩm tương tự khác. Cam kết hay lời hứa của nó là "đánh bật các vết bẩn cứng đầu nhất"
Mì Tiến Vua - Mì vì sức khỏe (cam kết hay lời hứa của Tiến Vua là "ăn mì Tiến Vua đảm bảo cho sức khỏe của bạn, trong khi quan niệm của mọi người mì thì không tốt cho sức khỏe"

Tại sao ngày nay ai cũng quan tâm đến thương hiệu?
Có thể ví von thương hiệu giống như là các biển chỉ tên đường phố. Chúng là những người bạn đáng tin cậy. Thương hiệu khiến bạn nhanh chóng nhận ra sản phẩm mà bạn ưa thích.  Nó mang đến cho bạn sự tin tưởng.
Khi bạn hỏi một người nào đó về thương hiệu yêu thích của họ, bạn sẽ nhận được những câu trả lời đại loại như:
- Tôi tin răng nó tốt
- OMO mà, mấy vết bẩn này thì nhầm nhò gì
- Uống Number 1 vào, tự nhiên tôi thấy khỏe hơn liền
- ...
Đến đây bạn đã thấy tại sao ngày nay tại sao ai cũng quan tâm đến thương hiệu chưa?

Thường thì sản phẩm có thương hiệu sẽ bán chạy hơn những sản phẩm chỉ mang một nhãn hiệu riêng bình thường (tức là các sản phẩm có nhãn mác, có logo, bao bì nhưng không có các hoạt động xây dựng thương hiệu, VD: WOW của Big C,...). Theo nhận xét của riêng tôi, những nhà phân phối sản phẩm và sở hữu những thương hiệu riêng như Big C và Coopmart,... đang thúc đẩy xu hướng mua hàng có thương hiệu. Khi đi siêu thị, bạn hãy giành vài phút, chúng ta có thể nhìn thấy ngay sự đan xen giữa hàng hóa có thương hiệu với sản phẩm chỉ thuần túy mang một nhãn hiệu riêng biệt và có lẽ cũng là nơi diễn ra cuộc chiến của thương hiệu chống lại các thương hiệu này. Diễn nhiên, khi Big C hay Coopmart đưa ra những nhãn hiệu riêng của họ, họ phải có những số liệu về người tiêu dùng. VD: số lượng khách hàng 1 ngày, giá trị đơn hàng trung bình,... Họ thấy răng họ đã có 1 kênh phân phối vững chắc, tại sao không ra những nhãn hiệu của riêng họ. Chỉ cần 5% số lượng khách hàng hàng ngày mua sản phẩm của họ, thì số lượng hàng của họ được bán quả không nhỏ trong 1 tháng. Nhưng vấn đề là, người tiêu dùng chỉ thử vì giá, vì 1 số lý do gì đó, nhưng bao nhiêu phần trăm người sẽ sử dụng tiếp lần thứ 2.
Trong khi bạn có nghĩ là các sản phẩm có thương hiệu, người ta chỉ sử dụng 1 lần rồi thôi hay không? Câu trả lời là không!

Vậy tóm lại để xem xét một thương hiệu, bạn cần phải xét đến chức năng của nó, xem nó có phải là một thực thể xác định, hàm chứa những cam kết nhất định về mặt giá trị hay không. Đó có thể là 1 sản phẩm, một dịch vụ hoặc thậm chí có thể là một con người.

Viết bởi Đoàn Trung Thảo
P/S: trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn và link. Chân thành cảm ơn!

6 nhận xét:

  1. Bài viết hay và ý nghĩa. Mong anh chia sẻ nhiều hơn về những bài học kinh nghiệm và những điều cần chú ý khi phát triển một sản phẩm mới, gây dựng thương hiệu và dẫn dụ hành vi tiêu dùng cho người tiêu dung mới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi của Hà khá rộng. Chắc chắn anh không trả lời trong 1,2 comment được. Thay vào đó, anh sẽ biết bài khác và tag em vào xem như trả lời em nhé!

      Xóa
  2. + Vũ Phương Hà: bài viết dành riêng cho bạn đây, nếu có gì thắc mắc thì mình cùng trao đổi: http://www.doantrungthao.info/2015/03/nhung-ieu-can-luu-y-khi-phat-trien-san.html

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ mới đọc vài bài ở Blog Anh. Thấy những gì A chia sẻ rất sát với thực tế. lý thuyết thực tiễn. :) Chúc Anh ngày càng thành công & chia sẻ nhiều hơn ak

    Trả lờiXóa
  4. Hi anh, có cách nào để mình đo lường thương hiệu được ko? Em hay nghe các anh chị nói là thông qua 3rd party. Nhưng với những cty ngân sách hạn hẹp thì việc sử dụng 3rd party là hơi khó ạ?

    Trả lờiXóa