10/30/2015

Hiểu về Người tiêu dùng và khách hàng

Hiểu về Người tiêu dùng và khách hàng


Tuần trước gặp lại các bạn nhân viên mới của công ty cũ, nhớ lại cảnh bản thân mình thời ấy, phải tự tìm tòi và học hỏi. Muốn viết 1 bài cho những người cùng cảnh ngộ như mình lúc ấy mà đến hôm nay mới có thời gian :(

Bài viết này xin gửi tặng cho những người không có hay chưa có cơ hội được huấn luyện một cách bài bản.^^

Để làm Marketing, việc đầu tiên và nền tảng là hiểu về người tiêu dùng, thị trường, và shopper. Nó đóng vai trò như việc chuẩn đoán bệnh. Bác sĩ muốn đưa ra thuốc tốt cho bệnh nhân, thì việc đầu tiên phải là chuẩn đoán đúng bệnh.

Để chuẩn đoán bệnh trong nghề Marketing, bạn cần hiểu và sử dụng tốt Market Research. Có 3 loại Market Research: Ad Hoc Research, Market Information và Desk Research.

Ad Hoc Research

Ad Hoc Research ám chỉ những nghiên cứu mang tính chất tự phát theo nhu cầu được phát sinh. Nó được thiết kế riêng để tìm ra một cái gì đó mới và mỗi một nghiên cứu đều có những mục tiêu riêng của nó. Có 2 loại Ad Hoc Research là Ad Hoc Qualitative Research và Ad Hoc Quantitative Research.

1. Ad Hoc Qualitative Research

Qualitative Research nhầm mục đích tìm hiểu sâu về 1 vấn đề gì đó trong 1 nhóm đối tượng nhỏ.
Nó giống như việc nhãn hàng của bạn "trò chuyện" trực tiếp với người tiêu dùng mục tiêu của mình vậy. Bạn phải có 1 danh sách những đề tài để nghiên cứu và sẽ trò chuyện với người tiêu dùng mục tiêu một cách tự nhiên nhất không theo 1 bản câu hỏi có structure rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn đào sâu vào những điều mà người tiêu dùng chia sẻ. Qualitative Research có 2 loại chính: Focus Groups & In-depth Interviews.

2. Ad Hoc Quantitative Research

Quantitative Research chỉ ra những sự thật và số liệu trong nhóm đối tượng lớn hơn. Nó chủ yếu đo lường về thái độ và hành vi của người tiêu dùng bằng cách trả lời câu hỏi ‘How many?’

Ví dụ:
> Bao nhiêu người thích uống Coca hơn Pepsi?
> Bao nhiêu người nghĩ rằng uống nước ngọt sẽ tốt cho đường tiêu hóa?
> Bao nhiêu người sẽ mua sản phẩm mới của Coca?

Phỏng vấn viên sẽ thực hiện cuộc nghiên cứu bằng cách sử dụng một bản câu hỏi có structure rõ ràng và được thống nhất với Brand team trước. Phỏng vấn viên có thể thực hiện phỏng vấn thông qua face-to-face (in-home, trên đường / central location), qua điện thoại, trên internet.
Các loại Quantitative Research thường gặp như Product Test, Packaging Test, TVC test...

Market Information

Market Information ám chỉ đến dữ liệu được thu thập một cách thường xuyên dựa trên 1 khoảng thời gian cố định để đo lường những yếu tố của nhãn hàng qua từng thời điểm. Ví dụ: brand performance, consumer buying,...

Có những loại Market Information phổ biến như: Retail Audits, Brand Health Tracking, U&A, Consumer Panels/Drinking Panels, và In-Market Communications Tracking.

> Retail Audits đo lường doanh số bán thông qua hệ bán lẻ. Research Agency thiết lập mẫu đại diện nhất định, có thể mang tính đại diện cho thị trường và kiểm tra các thương hiệu, ngành hàng bán được bao nhiêu, tăng hay giảm so với trước đó, hệ thống phân phối thế nào, đang gặp vấn đề gì ở đâu,...

> Brand Health Tracking đo lường mức độ yêu thích của nhãn hàng trong tâm trí người tiêu dùng, những gì động lại trong tâm trí của người tiêu dùng về nhãn hàng, ngành hàng,....

> Consumer Panels đo lường mức độ mua hàng hay sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Research Agency sẽ thiết lập mẫu đại diện về người tiêu dùng hay hộ gia đình. Họ sẽ ghi lại những gì họ mua hay sử dụng, sử dụng như thế nào vào nhật ký.

> In-Market Communications Tracking đo lường những hoạt động truyền thông mà người tiêu dùng thấy và những tác động của nó đến người tiêu dùng. Research Agency sẽ hỏi người tiêu dùng về những quảng cáo mà họ đã từng xem và hỏi ý kiến và đánh giá của họ về nhãn hàng.

Desk Research

Đây là những dữ liệu hay thông tin có sẵn mà các công ty nghiên cứu thị trường thường hay cập nhật miễn phí cho đối tác. Những thông tin từ nhà cung cấp, từ các cơ quan thông kê,...

Để làm 1 bác sĩ giỏi, bạn phải giỏi chuẩn bệnh trước. Muốn giỏi marketing, trước tiên bạn phải giỏi về research trước. Enjoy với research bạn nhé! Còn tui đi ngủ đây zzZZZZ

By Đoàn Trung Thảo

8/11/2015

Cách tạo một webstite bằng Wix

Cách tạo một webstite bằng Wix

Wix là một website builder hàng đầu dựa trên điện toán đám mây với hàng triệu người sử dụng trên toàn cầu. Điểm nổi trội của Wix là cách tạo một website chuyên nghiệp thật sự rất đơn giản, thiết kế đẹp và chuyên nghiệp. Nó không giới hạn về tính sáng tạo, bạn có thể kéo thả các chức năng trên chính màng hình của mình, và bạn cũng không cần phải biết coding. Tuy nhiên, bạn cần phải chuyển qua Premium Plan và mất phí mới có thể sử dụng tên miền riêng của bạn.

Bây giờ thì bắt đầu từng bước để có một website chuyên nghiệp và đẹp mắt với Wix nhé:

Bước 1: vào website Wix.com

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Bạn nhấn vào nút Get Started hay Sign in. Bạn có thể điền email của bạn ở bên trái hay đăng ký bằng tài khoản Facebook hay Google hiện hành phía bên phải. Khi bạn là user mới, bạn cứ điền thông tin như thông thường, stick vào lựa chọn "I'm a new user". Sau đó, nhấn vào "GO". Hộp thoại Sign Up xuất hiện, yêu cầu bạn điền lại địa chỉ mail và password. Thế là đăng ký xong.

Bước 3: Chọn Ngành kinh doanh của bạn

Trước tiên bạn chọn ngành hàng, ngành kinh doanh của bạn. Nếu chỉ là blog cá nhân, thì bạn có thể chọn Personal hay Blog. Sau khi chọn ngành, nó sẽ giúp bạn lọc lại 1 lần nữa. Cuối cùng, bạn nhấn GO.

Bước 4: Chọn template 

Bạn chọn nút Edit khi cảm thấy template nào ứng ý.

Bước 5: Chỉnh sửa


Điều thú vị của Wix là cách chỉnh sửa website đơn giản còn hơn ăn cháo gà. Bạn có thể kéo thả bất kỳ gì bạn thích, có thể thêm bất kỳ chức năng nào bạn cần. Bạn cứ dọc khoảng 5 phút để làm quen. Bạn sẽ cảm thấy điều thú vị này. Nếu bạn muốn chỉnh sửa thông tin nào đó, hãy double click vào chỗ cần chỉnh, và bạn bắt đầu nhập thông tin vào.

Bước 6: Thay đổi Domain name

Bạn vào Site >>> Connect Domain

Stick vào Connect your own customerized domain


Chọn "Connect a domain you already own


Vào sau đó, bạn hãy chọn plan mà bạn muốn.

Chúc bạn có được website như ý!
Đoàn Trung Thảo

7/29/2015

Tạo trang blog cá nhân với Blogger

Tạo trang blog cá nhân với Blogger

Như bài trước "Làm thế nào để tạo một website của bạn", tôi đã nhắc đến một platform hay dịch vụ blog hoàn toàn miễn phí của Google đó là Blogger. Nếu bạn chưa biết cách tạo một cái blog riêng của mình với Blogger, tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tạo trang blog cá nhân riêng của bạn với Blogger.

Blogger là một dịch vụ lý tưởng cho những người mới bắt đầu vì giao diện của nó rất đơn giản và dễ hiểu. Bạn xem chi tiết tường bước cách tạo trang blog cá nhân với Blogger bên dưới nhé:

Bước 1: Đăng ký một tài khoản Google.

Chỉ cần bạn có tài khoản Gmail, bạn có thể sử dụng tất cả các dịch vụ của Google. Nếu bạn chưa có bất kỳ tài khoản nào, hãy đăng  ký 1 tài khoản. Cách thức như bên dưới.
Chọn "Create account"
Sau đó điền thông tin của mình vào.

Khi có tài khoản rồi, bạn vào trang chủ của Blogger là http://www.blogger.com. Ở đó, bạn sẽ thấy
Chọn "Blog Mới"
Bây giờ bạn sẽ thấy một màn hình hỏi bạn về tên của Blog. Bây giờ, điều bạn phải làm là đặt cho Blog của mình một tiêu đề cũng như tên người sử dụng để nó xuất hiện như một phần trong địa chỉ trang blog của bạn. Ví dụ, bạn có thể đặt tên là "Cua gái trong một ngày". Đây là tiêu đề mọi người sẽ nhìn thấy khi ghé thăm blog của bạn. Giả sử như tên đăng nhập cũng là cuagaitrongmotngay có giá trị, thì địa chỉ của bạn sẽ là http://www.cuagaitrongmotngay.blogspot.com. Sau đó, bạn chọn mẫu giao diện blog mà bạn muốn (cứ chọn trước, sau này có thể thay đổi dễ dàng). Cuối cùng, click vào "Tạo blog", thế là xong.

Bước 2: Tạo trang hay bài viết 

Nếu bạn muốn tạo một trang ví dụ như "tiểu sử cá nhân" hay "mục đích của blog", thì bạn click vào tab "trang". Nếu bạn muốn viết 1 bài blog bình thường thì bạn click vào nút màu cam "Bài đăng mới". Sau đó bạn tha hồ viết bất kỳ gì bạn muốn.

Tôi sẽ hướng dẫn cách viết bài quảng cáo hay giới thiệu đúng chuẩn ở một bài khác. Ở đây, bạn cứ tự tìm hiểu tất cả các tính năng của công dụ này trước đã.

Về giao diện, bạn có thể chọn thêm các giao diện từ website này http://www.btemplates.com.

Bước 3: Thay đổi URL theo ý bạn

Bạn vào setting, vào phần xuất bản >>> thiết lập URL của bên thứ 3 cho blog của bạn, và cứ làm theo hướng dẫn của Google. Thế là xong.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

7/27/2015

Làm thế nào để tạo một website của bạn?

Làm thế nào để tạo một website của bạn?

Để lập một website bạn có rất nhiều cách hay platform để bạn thực hiện. Nếu bạn có ngân sách nhiều, và yêu cầu cao, thì bạn có thể thuê người thiết kế giúp, giá cả rất giao động từ 500k đến 3tr đồng là có thể có được website như ý muốn. Nhưng thật sự để tự tạo một website thật sự không khó. Tôi xin hướng dẫn bạn cách thực hiện để tạo một website.

1. Tự thiết kế website:

Tự thiết kế website là cách làm rẻ tiền nhất, cho phép bạn phát huy tính chủ động và linh hoạt của mình. Bạn có thể cập nhật và thay đổi giao diện, thiết kế, thông tin bất cứ lúc nào. Với nhiều chương trình thiết kế website đơn giản như hiện nay, thì thậm chí bạn không cần biết lập trình hay ngôn ngữ html, bạn vẫn có thể tự thiết kế cho mình 1 website riêng. Bạn chỉ cần di chuyển con trỏ, nhấp chuột và gõ bàn phím, phần mềm chỉnh HTML sẽ tự động viết mã lập trình HTML cho bạn. Dựng một website với công cụ chỉnh HTML cũng dễ dàng như sử dụng Microsoft Word hay Power Point vậy!

Những chương trình phổ biến bao gồm: Macromedia Dreamveaver, Microsoft Fontpage.

2. Dùng mã nguồn mở:

Với nhiều website builder platform như hiện nay, chỉ 5 phút là bạn có thể có được 1 website. Tuy nhiên, bạn sẽ phụ thuộc nhiều về thiết kế và giao diện từ những mẫu thiết kế sẵn.

Nếu bạn muốn sử dụng giao diện hoàn toàn muễn phí, bạn có thể sử dụng Blogger. Điểm yếu của blogger là giao diện không được đa dạng và đẹp mắt lắm.

Những website builder platform khác với nhiều template hơn như Wordpress, Wix. Nhưng bạn phải mất phí để sử dụng tên miền riêng của mình. Chi phí cũng khá lý tưởng, khoảng $12USD/năm.

Nếu muốn có nhiều lựa chọn hơn, bạn có thể vào templatemonster tại đây để mua những template mà bạn ưng ý. Chi phí sẽ cao hơn, nhưng bạn đảm bảo có được nhiều lựa chọn về cấu hình, thiết kế, hỗ trợ, và những tính năng về SEO.

3. Thuê nhân viên thiết kế website:

Nếu bạn cần một trang web nhanh chóng và không muốn mất thời gian học cách tự làm, bạn có thể thuê nhân viên thiết kế website hành nghề tự do. Họ sẽ tạo mẫu trang web, logo và đồ họa chính cho bạn. Sau đó, bạn có thể bổ sung và quản lý nội dung trang web theo hướng dẫn của họ.

Bạn có thể thuê sinh viên làm việc này. Giá sẽ rẻ hơn so với các công ty thiết kế website rất nhiều. Nhưng lưu, các bạn nên làm việc rõ ràng về các điều khoản. Thậm chí bạn thuê một giáo viên đại học khoa IT, cũng đôi khi cũng có nhiều vấn đề xảy ra. Chủ yếu là tinh thần trách nhiệm của mỗi người.

4. Thuê công ty thiết kế web chuyên nghiệp

Một công ty thiết kế web sẽ lo hết mọi việc cho bạn bao gồm thiết kế web, đăng ký nội dung (theo yêu cầu), cập nhật nội dung và cung cấp máy chủ. Tuy vậy, đây là giải pháp cuối cùng vì nó rất tốn kém (cả nghìn đô la tùy theo yêu cầu) và bạn bị giới hạn quyền quản lý nội dung vì bạn không thể tự cập nhật trang web mỗi khi cần.

Bạn có thể xem thêm:
- Cách tạo một website với Blogger
- Cách tạo một website với Wordpress
- Cách tạo một website với Wix

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

7/23/2015

Miếng trầu là đầu câu chuyện ở xứ người

Dù ở bất kỳ nền văn hóa nào, đặc biệt là xã hội hiện đại ngày nay, khi khoảng cách giữa người và người dường như ngày càng xa hơn, thì một lý do để bắt đầu câu chuyện thật sự là vô cùng quan trọng. Như người Việt Nam thường hay nói "Miếng trầu là đầu câu chuyện".

Ở Việt Nam trước kia cũng có nhiều campaign sử dụng điển tích "Miếng Trầu là đầu câu chuyện" như Double Mint của Wrigley. Và mới đây thôi trong một nghiên cứu xã hội Hãng bánh kẹo Lotus đã sắp xếp random từng cập với nhau để uống cafe và chuyện trò. Xem thử clip bên dưới nhé:


Người tiêu dùng sử dụng một Facebook app và được mời đến một buổi hẹn với một người lạ nào đó chưa từng được biết đến, để cùng uống cafe ăn bánh và chuyện trò.

Hãng bánh kẹo Lotus này muốn cho người ta thấy rằng việc uống cafe và ăn bánh qui là cách để bắt đầu một chuyện hiệu quả nhất. Thật sự theo đánh giá của cá nhân tôi thì việc này là vô cùng hiệu quả vì các lý do sau:

1. Nhu cầu giao tiếp và kết bạn là có, nhưng vì cái tôi của mỗi cá nhân cao, người ta dường như rất ngại khi phải bắt chuyện với một người lạ. Và khi ngồi cùng nhau, họ cũng chẳng biết phải nói gì. Bạn có thể để rằng thường ở các nước Phương Tây, người ta bắt chuyện với nhau bằng một câu rất là sến súa "Trời hôm nay đẹp thật, phải không?"

2. Có một công ty có uy tín mời mình và người khác đến, mức độ tin tưởng về người đối diện được đảm bảo hơn.

3. Con người thích cái gì đó lạ lạ vui vui :)

Đoàn Trung Thảo

7/19/2015

4 thời điểm mà bất kỳ Marketer nào cũng nên biết

4 thời điểm mà bất kỳ Marketer nào cũng nên biết


Hành vi của người tiêu dùng và những kỳ vọng của họ luôn thay đổi. Với những chiếc điện thoại "thần thánh" trong túi, chúng ta có thể làm nhiều việc hơn chỉ xem giờ, nhắn tin, hay gọi cho bạn bè. Chúng ta dùng điện thoại để tìm và mong đợi những nhãn hàng có thể trả lời những câu hỏi của họ. Đó là những thời điểm mà Google gọi là I-want-to-know, I-want-to-go, I-want-to-do, I-want-to-buy moments, những thời điểm mà người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng hay xem xét chọn lựa những gì trong các lựa chọn của họ.

Ở nhiều nước, bao gồm Mỹ., người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin qua điện thoại hơn là qua máy tính hay laptop. Sau đây là những báo cáo mới nhất của Google, update để anh em biết để vận dụng trong những công việc của mình.

(Thông tin được cung cấp bởi Google.)

Đoàn Trung Thảo

7/12/2015

9 bài học về Video Marketing để xây dựng thương hiệu thành công

9 bài học về Video Marketing để xây dựng thương hiệu thành công


Dạo này thường hay dạo chơi trên Youtube, hôm nay bỗng nhớ đến buổi presentation xin tài trợ của Yan và nhớ các môn đệ. Thường thì có những buổi presentation như vậy các manager đều muốn nhân viên mình tham gia để biết và hiểu thêm về những cái gì mới trên thị trường, mở rộng tuy duy, và muốn lắng nghe những suy nghĩ của nhân viên của mình. Nhưng những lúc như vậy, manager chỉ có thể coaching cho nhân viên những điểm sai mà nhân viên nêu ra thôi, không thể đi từ big picture cho nhân viên thấy được toàn cảnh của vấn đề. Sau các buổi ấy thì nếu có thời gian thì có thể ngồi lại với nhân viên training bài bản hơn. Nếu không thì tùy vào công việc của từng nhân viên, mà coaching dựa trên từng công việc cụ thể. 

Khi đi làm thì cả nhân viên lẫn sếp đều bận, chưa có thời gian ngồi lại làm buổi training đầy đủ. Hôm nay, sẵn tiện có thời gian và hứng thú, xin viết về 9 bài học về video marketing để xây dựng thương hiệu thành công, gửi đến các đồ đệ năm xưa :). Làm một marketer thì cần phải học hỏi không ngừng, và phải thật sự cứng, nếu không sẽ bị agency dẫn đi vòng vòng, và bị agency lead là tiêu. Cố lên cái chú các thiếm nhé!

Bài học #1: Relevance

Phải biết mình cần xây dựng cái gì cho nhãn hàng
Bài này lấy cảm xúc từ buổi presentation kể trên, và viết riêng cho tên lính ruột. Hôm ấy, mình vô trễ, nghe brief lại thì có những loại hình bao gồm: điểm tin nóng (cái tên gọi chính xác là gì thì không nhớ), các clip theo chủ đề, clip update tình hình các sao, còn 1 loại là cái gì thì quên mất rồi. Điều đáng buồn là cái thằng lính của tôi là người đầu tiên và duy nhất phán 1 câu xanh gờn "em thấy cái điểm tin nóng này hay nè, mà sao hok ai thấy nó tốt và có tiềm năng hết vậy?...", nghe mà muốn đá đít nó ghê hok, cứ như là sếp nó bị mù ấy (_._!)

Các agency khi present sẽ đưa ra rất nhiều ý tưởng, concept, câu chuyện, và việc của họ là thuyết phục client những ý tưởng này là phù hợp với nhãn hàng bằng cách này hay cách khác. Việc của một brand marketer là xác định được nhãn hàng của mình đang có định hướng gì, cần xây dựng gì, campaign idea đang thực hiện là gì? Sau đó, ta sẽ xem xét các option của agency đưa ra, cái nào là phù hợp nhất với nhãn hàng và campaign đang chạy.

Cái điểm dở của điểm tin nóng là nó chỉ giúp build Reach/awareness, chứ không giúp build brand. Mà những nhãn hàng lớn thì awareness đã cao rồi, cái nhãn hàng cần là build brand love, engagement, hay consumption thông qua từng thông điệp cụ thể. Khi tài trợ cho các chương trình tin nóng, thì có các điểm dở cho 1 brand lớn đã có thương hiệu là: 1) Quyền lợi thường là logo, nếu có TVC thì thường nằm ở đoạn cuối của clip, và không có gì đảm bảo người xem có thể xem đến cuối clip, 2) Thông điệp của nhãn hàng bị lu mờ trong một đống thông tin, 3) chi phí tài trợ cao hơn so với quảng cáo adsense. Khi quảng cáo adsene, TVC của  nhãn hàng có thể xuất hiện sen giữa bất kỳ 1 cái clip nào liên quan, và có thể ở các đoàn đầu và giữa, 4) tính relevance và consistency. 

Bài học #2: Trong thế giới Video Marketing, Consistency là chìa khóa quan trọng

Thực tế thì Consistency là điều cơ bản nhất trong môn khoa học Marketing, chứ không riêng gì trong Video marketing. OMO từ khi xuất hiện đến nay ở VN, luôn nói về "đánh bật các vết bẩn cứng đầu", Anlene luôn nói về "Xương chắc khỏe". Quay lại đề tài Video marketing, các Brand marketer muốn xây dựng thương hiệu thành công phải đảm bảo tính consistent khi post các video của mình trên kênh YouTube của nhãn hàng. Nội dung là nội dung, cũng giống như các nội dung digital truyền thống khác (như online article, PR,...), followers và khách hàng mục tiêu muốn xem những video mới mẻ trong những khoảng thời gian nhất định, từ đó giúp họ luôn engaged với nhãn hàng và kênh Youtube của nhãn hàng. Không thể có chuyện hứng thì post bài, không hứng thì chẳng có bài nào cả. Các thương hiệu toàn cầu thành công nhất luôn có một số lượng các video khủng được post trên kênh YouTube của nhãn hàng theo lịch trình định sẵn.

Bài học #3: Video Production không cần quá hoàn hảo

Để có và post những video content thành công, lưu ý rằng Video production không cần thiết phải luôn có chất lượng như các đoạn phim trên màng ảnh rộng hay như trên TV. Bạn nên tập trung vào việc tạo ra nhiều nội dung ở các đề tài khác phù hợp với campaign idea và nhãn hàng hơn là cứ lo lắng về chất lượng của video. Sự thật là tạo những video chất lượng vừa phải có thể tiết kiệm ngân sách trong khi bạn tạo ra 1 video chất lượng chuẩn như TVC, thì khi upload lên Youtube, bạn cũng phải giảm dung lượng hay chất lượng xuống, chưa nói đến việc hiển thị trên máy của người dùng là khác nhau.

Bài học #4: Cần phải biết tối ưu hóa Video và biết cách SEO clip của mình trên công cụ tìm kiếm

Post 1 cái clip mà chẳng ai xem cũng chả ít lợi gì. Vì vậy SEO rất quan trọng nếu như bạn muốn xây dựng thương hiệu thành công. Các qui tắc để tối ưu video trên công cụ tìm kiếm YouTube sẽ khác so với công cụ tìm kiếm truyền thống khác như Yahoo! Cần hiểu rõ cách tối ưu để có thể input hay quản lý cách agency thực hiện. Cái này nếu là đồ đệ cũ, thì gặp cafe sẽ hướng dẫn cụ thể hơn nhé :)

Bài học #5: Luôn Consistent trong Branding

Branding consistency là điều rất quan trọng, mỗi video bạn upload lên đại diện cho hình ảnh thương hiệu của bạn một cách nhất quán. Cũng giống như các marketing material khác mà bạn thiết kế, các video content bạn sản xuất phải có tính thống nhất và mức độ branding phù hợp. Tuy nhiên, mặc dù consistency là quan trọng, bạn cần tránh việc over branding trên các video của mình nhé, vì khi các video mình branding quá mức sẽ gây phản cảm và người xem sẽ không share các video này của nhãn hàng. Cần lưu ý video của mình phải có titles, descriptions, tags, and website embedding, và branding trong cả thẻ meta.

Bài học #6: Nên có nhiều nội dung hơn là tạo ra nhiều kênh

Có lẽ bạn sẽ nghĩ là tạo ra nhiều kênh sẽ giúp bạn mở rộng đối tượng audience, việc đó không sai. Bạn có thể thấy rằng hầu như tất cả các kênh mạng xã hội đều có sự hiện diện của Coca Cola, như: Facebook, Linkedin, Twitter, Reddit, Tumblers,v.v... nhưng bạn nên nhận ra một sự thật rõ ràng là trên mỗi kênh truyền thông ấy của Coca Cola, đều chứa một số lượng lớn content mang tính consistent cao. Nếu bạn không có nguồn lực để quản lý nhiều kênh như vậy, việc ưu tiên của bạn là tập trung vào việc tạo ra nhiều nội dung hơn cho một kênh sẵn có của bạn. Nếu bạn muốn thành công, hãy nhận dạng loại nội dung nào đối tượng mục tiêu của bạn muốn xem và hãy thêm nhiều nội dung ấy vào kênh của bạn.

Bài học #7: Tập trung vào Social Media Engagement

Người tiêu dùng hiện đại muốn được kết nối hay engaged, đây chính là lý do tại sao digital marketing lại phổ biến. Các Social media platform là các nguồn phổ biến nhất đem traffic đến YouTube channel của nhãn hàng? Người dùng sẽ share nội dung, comment trên nội dung ấy, và giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn cho nhãn hàng. Hãy engage với đối tượng mục tiêu mà bạn đang nhấm đến, encourage họ share những nội dung của mình, và đặc biệt nên tìm hiểu người xem của bạn muốn xem gì.

Bài học #8: Integration is Key

Khi bạn thực hiện một chiến lượt video marketing, bạn nên nghĩ đến cách integrate chiến lượt này với các chiến lượt digital và chiến lượt truyền thống khác. Integration thật sự quan trọng nếu bạn muốn nhiều subscribers và phát triển channel của mình. Lấy ví dụ campaign Tìm em nơi đâu của Close-up năm 2006. Kênh truyền thông chính là Youtube. Nhưng Close-up vẫn sử dụng các kênh truyền thông truyền thống như TVC, OOH, và các kênh Digital để đẩy campaign lên đến đỉnh điểm. Cho đến bây giờ, hầu như các brand marketer và các người theo dõi năm ấy vẫn còn nhớ đến campaign ấy. Vì nó đã phối hợp các kênh truyền thông rất hiệu quả, dẫn đến awareness của chương trình cao kèm theo great content cùng good back-end management làm cho tính engagement cao. 

Bài học #9: Tính entertainment và lý do để theo dõi

Không phải cứ tung clip lên là có người xem, mà xem cũng chưa chắc đã xem hết và nhớ thông điệp của nhãn mình. Thường người ta xem 1 clip nào đó vì: 1) Cái gì đó vui, hài hước, 2) Một cái gì đó có ý nghĩa, 3) Một cái gì đó dễ thương, 4) Chuyện cá nhân của một người nào đó, sẽ gây tính tò mò cho người khác, 5) Thần tượng của mình.

Các chú các thím lính cũ của tui nhớ trong đầu 9 bài học về Video Marketing để xây dựng thương hiệu thành công này nhé, hy vọng các chú các thím có thể làm ra các video marketing để đời! :D

Đoàn Trung Thảo