3/30/2015

Những điều cần lưu ý khi phát triển sản phẩm mới

Những điều cần lưu ý khi phát triển sản phẩm mới

Trong đời làm marketing, tôi chắc chắn rằng ai cũng muốn ít nhất được 1 lần được phát triển, tung một sản phẩm mới của riêng mình và nuôi chúng trưởng thành. Nhưng việc tung một sản phẩm mới thì hoàn toàn không đơn giản và sẽ có nhiều vấn đề thường xuyên xảy ra trong quá trình vận hành. Tôi xin chia sẻ những điểm cần lưu ý khi phát triển sản phẩm mới, những điều có khả năng xảy ra cao như sau.

Khi đề xuất tung một sản phẩm mới, brand team sẽ làm việc với rất nhiều bộ phận trong công ty như: Research, R&D, MA, Sales force, Sales Operation, Trade, Production, Logistics, Procurement,... Do đó, việc xung đột giữa các phòng ban là khó tránh khỏi. Sau đây, tôi xin nêu ra những vấn đề cần lưu ý khi phát triển sản phẩm mới:


Vấn đề về quản lý thời gian:
Khi công ty có 1 dự án tung hàng mới, brand team phải kêu gọi 1 cuộc họp gọi là Kick-off Meeting. Mục tiêu của cuộc họp này là truyền thông những thông tin về dự án, concept sản phẩm, nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể, và thời gian hoàn thành của từng công việc cụ thể của từng phòng ban. Lý tưởng nhất là sau cuộc họp nên có biên bản của họp cùng Project timeline được ký đồng thuận giữa các bên, để các bộ phận đều ý thức trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, dù có sự cam kết về timeline của các phòng ban, việc trễ hạn trong các bước công việc luôn luôn xảy ra.

Giải pháp: họp project team thường xuyên, update tình hình công việc, nếu có vấn đề gì xảy ra, phải nêu ra sớm để tất cả thành viên trong project team biết và cùng đưa ra hướng giải quyết sớm. Trong trường hợp bất khả kháng, có thể đề xuất dời ngày tung hàng. Càng sớm nhận ra vấn đề, bạn càng có thể giải quyết và giảm thiểu rủi ro.

Vấn đề về Research:
Đôi khi bạn chỉ dựa vào những thông tin đã có sẵn, như Retail Audit hay Brand Health Tracking, và không kiểm chứng thông qua các adhoc research khác hay phân tích sâu hơn. VD: trong Brand Health, phần Brand association của nước tăng lực, có 1 attribute "tăng sức đề kháng" (vì theo người tiêu dùng, nước tăng lực có màu vàng, thì chắc phải có vitamin C). Và lúc này bạn thấy là có tiềm năng nhưng không kiểm chứng với người tiêu dùng.

Giải pháp: nếu có điều kiện, bạn nên viết ra nhiều concept, và làm external research bên ngoài. Nếu không có điều kiện, bạn có thể viết ra 3 concept, và làm ra bảng câu hỏi và khảo sát những người trong công ty, để họ giúp bạn những điều cần điều chỉnh và hoàn thiện chúng hơn.

Vấn đề về R&D: khi tung 1 sản phẩm mới, như bài qui trình tung một sản phẩm mới, R&D sẽ phát triển công thức mới dựa trên Product Brief từ Brand team. Thường sẽ gặp những trường hợp cụ thể như sau:

1. Sản phẩm không có benchmark: nếu bạn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, một ngành hàng mới. Lúc này có thể bạn không có đối thủ trực tiếp để so sánh. Tuy nhiên, nếu không có benchmark, người tiêu dùng thường có xu hướng đánh giá tốt cho 1 sản phẩm, nếu bạn đặt câu hỏi Yes/No, thường có xu hướng người tiêu dùng sẽ chọn Yes. Lúc này, nếu có kết quả, bạn cũng không thể sử dụng kết này để đưa ra quyết định được. Giải pháp: xác định bạn muốn lấy khách hàng từ nhãn hàng cụ thể nào đang có mặt trên thị trường, có thể nó không phải cùng ngành hàng. Sử dụng nhãn hàng này như là benchmark, đánh giá xem sản phẩm mới của mình có thể lấy khách hàng từ nhãn hàng này hay không.

2. Khi làm product test, nếu chẳng mai, sản phẩm cần test không vượt qua được đối thủ: thông thường để có được công thức chiến thắng đối thủ với 1 tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt đối thủ là công ty đa quốc gia lớn, chúng ta phải làm đi làm lại 6,7 lần điều chỉnh công thức. Tuy nhiên, đôi khi đến lần thứ 3,4, team R&D đã cảm thấy nản lòng và cho rằng không thắng được đối thủ, và thuyết phục nên sử dụng công thức này. Lúc này, bạn đối diện 2 lựa chọn: không thể mất thời gian thêm cho việc phát triển sản phẩm và chấp nhận công thức này hoặc thuyết phục R&D công thức chỉ cần điều chỉnh nhỏ nữa thôi, khích lệ họ tiếp tục công việc. Giải pháp để thuyết phục R&D tiếp tục phát triển công thức mới: dựa vào khả năng khéo léo trong giao tiếp và khích lệ của bạn. VD cụ thể trong ngành Nước Giải Khát: bạn có thể lấy 6P ra để phân tích, đưa ra luận điểm: "Đối thủ của chúng ta đã tồn tại lâu, và thương hiệu rất mạnh, đương nhiên sản phẩm chỉ là 1 trong 6P, nhưng trong ngành giải khát, yếu tố ngon vẫn là yếu tố quan trọng nhất, và là nền tảng của sản phẩm. Nếu chúng ta ra sau, mà yếu tố này chúng ta không thể chiếm được ưu thế thì khả năng chiến thắng của chúng ta sẽ thấp hơn, dù các P còn lại có nổi trội đến đâu,..."

Vấn đề về Procurement (Mua hàng): sẽ lên quan đến 2 mục khác nhau là mua nguyên vật liệu sản phẩm sản phẩm và mua các vật phẩm trưng bày và làm chương trình.

1. Mua nguyên vật liệu: để sản xuất 1 sản phẩm, bạn phải có nhiều loại nguyên liệu khác nhau, và nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Bạn có thể sẽ gặp những vấn đề sau:
   a) Chưa có đối tác cho 1 loại nguyên liêu nào đó theo đề xuất của R&D, và công ty cần phải tạo vender code và deal với đối tác này. Thời gian có thể kéo dài và không thể có được deal như mong muốn. Giải pháp: tìm cách rút ngắn thời gian tạo vender code và mua 1 đơn hàng trước để giải quyết vấn đề sản xuất và tung hàng. Các điều khoảng khác hay việc tìm nhà cung cấp khác sẽ được giải quyết sau.
   b) Thời gian nhận hàng của từng loại nguyên liệu chênh lêch nhau quá nhiều. Giải pháp: thông thường hàng nếu mua ở nước ngoài, sẽ được về bằng đường biển, sẽ mất nhiều thời gian. Có thể rút ngắn thời gian của những nguyên liệu trễ nhất bằng cách đi bằng đường hàng không, tận dụng những nguyên liệu có sẵn của các nhãn hàng khác của công ty nếu nguồn liệu này bị trễ.
   c) Nguyên liệu này hoàn toàn mới ở Viêt Nam, bạn bị mất thời gian để làm việc với Hải Quan và đối tác về thông tin hàng hóa. Giải pháp: lobby hay hoãn ngày tung hàng.

2. Mua POSM: thường việc sản xuất POSM về thời gian không gặp vấn đề, tuy nhiên, có nhiều công ty, qui trình rất dài, làm việc mua POSM tốn nhiều thời gian. Giải pháp: ngồi lại với bộ phận mua hàng, làm rõ các điểm vướng mắt, các giai đoạn trong công việc, giai đoạn nào có thể rút ngắn hay bỏ qua được.

Vấn đề về Finance (MA): một sản phẩm mới, chắn chắn P&L trong năm đó sẽ bị âm. Và kỳ vọng của công ty luôn luôn là không để lỗ hoặc phải lấy lại vốn nhanh. Nhiệm vụ của bạn là phải nêu rõ được mục tiêu của việc tung hàng là gì? viễn cảnh trong tương lai là gì? bao lâu sẽ lấy lại vốn? và phải ưu tiên sử dụng nhưng kênh truyền thông nào để đảm bảo hiệu quả nhất với chi phí tối thiểu. Với những kênh này, mình có thể reach được bao nhiêu người, từ đó có thể đem đến doanh số bao nhiêu. Tùy vào mục tiêu của việc tung hàng, bạn có thể đề ra thời gian thu hồi vốn và có thể thuyết phục được ban giám đốc.

Vấn đề về Sales:

1. Sales force: câu nói muôn thuở của đội ngũ bán hàng là sản phẩm mới khó bán lắm! hay công ty có nhiều sản phẩm quá, ra sản phẩm mới nữa làm sao mà bán đây. Giải pháp: bạn cần phải là nếu rõ lý do tại sao công ty phải ra sản phẩm mới này, nó giải quyết được vấn đề gì? bài toán gì? và khích lệ họ sản phẩm mới này là giải pháp và nó còn giúp các anh em sales tăng thu nhập, thử thách bản thân, chứng minh khả năng của mình với công ty,...

2. Sales Operation: bộ phận marketing sẽ phải ngồi lại với Sales Operation, Trade team, và Supply Chain để đưa ra Forecast bán hàng trong thời gian tung hàng, trong 1 năm và 3 năm hoặc 5 năm. Thông thường mỗi bộ phận đều có những lý do riêng để đề xuất forecast. Nhiệm vụ của brand team phải lead cuộc họp để thống nhất cách tính chung và những giả định nào đưa đến forecast này. Không thể nói luận điểm của bộ phần này hay bộ phận kia là đúng hay sai, mỗi bô phận đều có lý do và kinh nghiệm riêng của mình. Do đó, bạn phải là người thống nhất cách tính và đưa ra phương án cuối cùng.

Vấn đề về Trade: Vấn đề thường hay gặp của Trade team là cứ làm đi làm lại những chương trình cũ, làm cho việc tung hàng trở thành thông lệ, không kích thích được đội ngũ bán hàng và chủ cửa hàng. Giải pháp này tùy thuộc vào công ty của bạn và sự khéo léo làm việc và giao tiếp của bạn với họ.

Vấn đề về Logistic: thường sẽ gặp vấn đề khi nhập nguyên vật liệu mới để sản xuất, máy móc thiết bị mới, vận chuyển hoàng hóa và POSM khi phải tung hàng gấp. Những vấn này cũng đơn giản có thể giải quyết được theo từng tình huống cụ thể.

Vấn đề xin giấy phép: giấy phép ở đây có 2 loại là giấy công bố chất lượng sản phẩm và giấy phép quảng cáo. Khi bạn có sản phẩm mới, bạn phải có những thông tin về sản phẩm, câu claim, v.v... Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn có nhiều điều mới mẻ, bạn cần phải chứng minh được tại sao bạn claim như vậy, luận chứng là gì. VD: Trà Ô Long Không Độ Linh Chi, claim là "Nhẹ Người Tỉnh Trí", ở đây để có thể claim như vậy, bạn phải nêu rõ được, những thành phần nào trong sản phẩm có thể đem đến công dụng đó, tại sao? cơ chế tác dụng? tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? kiểm nghiệm lâm sàn kết quả thế nào?...

Vấn đề lên kế hoạch: kế hoạch là phần quan trọng trong việc tung sản phẩm mới vì nó nói rõ lý do tại sao chúng ta phải ra sản phẩm mới này, không ra không được, nếu ra ta sẽ được gì? P&L như thế nào? Nếu kế hoạch của bạn không thuyết phục được ban giám đốc thì xem như việc tung hàng sẽ được xếp vào tủ kính vô thời gian, mặc dù có thể sản phẩm này rất có tiềm năng. Nếu kế hoạch của bạn không chặc chẽ và thuyết phục, các anh em bán hàng cũng không đủ tự tin để chào hàng. Do đó, bạn phải đâu từ rất nhiều vào công việc này. Có những phần quan trọng bạn phải tập trung: 1) Lý do bức thiết phải tung sản phẩm mới này, 2) chúng ta tung cái gì, điểm khác biệt là gì?, 3) làm sao để chiến thắng, và 4) tỷ lệ thu hồi vốn hay thời gian thu hồi vốn.

Vấn đề về thuyết trình: dù bài thuyết trình của bạn có hay đến đâu, nhưng bạn không truyền lửa được thì cũng đi toong. Do đó, hay luyện tập kỹ phần thuyết trình và tìm ra những câu hỏi sẽ có thể gặp và đưa ra hướng trả lời trước.

Vấn đề về sales brief: đây là phần quan trọng vì: 1) bản sẽ cho NVBH biết được họ cần phải bán cái gì? những lý do hay thông tin để họ có thể thuyết phục khách hàng, 2) Nếu NVBH cảm thấy không tự tin cho sản phẩm thì khả năng thất bại cảu bạn là rất lớn. Do đó, nhiệm vụ của bạn là phải truyền được lửa cho NVBH, đảm bảo họ phải tự tin về sản phẩm, các chương trình hỗ trợ.

Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn thấy trước được những vấn đề thường hay phát sinh và đưa ra các hướng giải quyết. Nếu bạn gặp những vấn đề gì trong quá trình tung sản phẩm mới, có thể inbox cho mình, chúng ta sẽ cùng trao đổi.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

3/26/2015

Qui trình tung một sản phẩm mới

Qui trình tung một sản phẩm mới


Theo như yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm từ 1 người bạn xem website của mình, thì hôm nay có chút thời gian, mình viết 1 bài về qui trình tung một sản phẩm mới. Sorry bạn, vì yêu cầu đã lâu, hôm nay mới có thời gian ngồi viết bài này cho bạn.

Qui trình tung một sản phẩm sẽ khác nhau khi bạn làm ở qui mô công ty lớn nhỏ khác nhau, cơ cấu tổ chức khác nhau. Mình sẽ không viết 1 qui trình cụ thể của 1 công ty nào. Mình chỉ xin nói về qui trình chung để bạn có thể hiểu được cơ bản để tung 1 sản phẩm mới, bạn phải trãi qua những giai đoạn nào. Qui trình chung này là qui trình cơ bản của hầu hết các qui trình tung sản phẩm mới của các công ty. Nếu bạn nào có nhu cầu cần hiểu rõ hơn, có thể mời mình 1 ly cafe để được biết thêm chi tiết :D

Giai đoạn 1: Rewind

Trong giai đoạn này, bạn sẽ tổng hợp tất cả các nghiên cứu thị trường, data về thị trường, ngành hàng, đối thủ, thông tin về khách hàng hay người tiêu dùng mà bạn có, tìm ra đâu là vấn đề chính của ngành hàng, những nhu cầu chưa được đáp ứng,...

Giai đoạn 2: Concept development

Trong giai đoạn này, từ những hiểu biết cảu bạn về thị trường, ngành hàng, và đặc biệt là người tiêu dùng, bạn sẽ viết ra những product concept. Ở đây, tôi lấy VD là Trà Ô Long Không Độ Linh Chi. Tea+ đã truyền thông nhiêu về trà Olong có chất OTTP, giúp giảm hấp thu chất béo, cho bạn cảm giác nhẹ nhàng cơ thể. Vậy để cạnh tranh với Tea+, Không Độ cần phải có cái gì đó khác biệt. Vậy câu hỏi đặt ra là, giải pháp về cơ thể đã có rồi, vậy người tiêu dùng cần thêm giải pháp về điều gì? Và từ đó, concept Trà Ô Long Linh Chi ra đời với điểm khác biệt là "tỉnh trí".

Khi bạn có được vài concept (thông thường bạn có thể sẽ phát triển khoảng 10 concept, sau đó, bạn lọc lại 3 concept), nếu bạn được làm ở những cty lớn hay chuyên nghiệp, bạn sẽ phải làm concept test để biết mức độ khả thi của concept đến đâu, người tiêu dùng thích concept nào nhất trong 3 concept, chúng ta cần sửa chửa concept thế nào để người tiêu dùng thích hơn.

Giai đoạn 3: Product development & Marketing Development

Khi bạn có được product concept cuối cùng, bạn sẽ có 2 việc song song để làm:

1. Product development:
Bạn phải yêu cầu bộ phận R&D phát triển công thức sản phẩm dựa trên concept và tính năng của sản phẩm. VD: yêu cầu của chúng ta là trà giúp nhẹ người tỉnh trí. Vậy những thành phần nào giúp tạo ra được những lợi ích đó.

Sau đó, chắc chắn rằng bộ phận R&D sẽ cung cấp cho bạn ít nhất là 3 công thức khác nhau. Nó sẽ liên quan rất nhiều thứ mà bạn cần phải xem xét cụ thể: mức độ khả thi về sản xuất, nguồn nguyên liệu, có đủ thông tin để chưng minh và công bố, vị và mùi thế nào, GM,... và khi đã cân nhắc những vấn đề này, bạn có thể làm product test. Mục đích là để người tiêu dùng nói lên họ thích sản phẩm nào hơn và những ý kiến khác về sản phẩm của người tiêu dùng.

2. Marketing development:
Song song với việc phát triển sản phẩm, bạn phải brief agency để ra được Communication concept cho sản phẩm. Sản phẩm phải truyền thông cái gì? và truyền thông thế nào? ở đâu?

Nói tóm lại Marketing sẽ chịu trách nhiệm khá nặng ở giai đoạn này, giai đoạn này bao gồm các phần việc lớn như sau: Pack development, Communication development, Mix development.

Và các bước development ở trên sẽ được truyền tải 1 cách cô động trong Launch plan (kế hoạch tung hàng), bao gồm 6Ps (5Ps hay 4Ps tùy thuộc vào công ty của bạn)

- Product
- Pack-size
- Proposition
- Price
- Place
- Promotion.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất bạn phải làm thực tế, chứ không thể thông qua các bài chia sẻ để có thể làm việc này đó là: bạn phải làm việc rất chặc chẽ với Sales, Trade, và Sản xuất để đưa ra triển vọng về doanh thu trong ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, phải thấy được tỷ lệ thu hồi vốn là bao lâu.

Lưu ý: bạn sẽ có nhiều test cho từng giai đoạn nếu làm ở các công ty lớn chuyên nghiệp như STB test, TVC test, pack test,...

Giai đoạn 3 rưỡi :D: Nếu cty bạn có ngân sách, có thể làm thêm Communications pretest. Nhưng mình nghĩ hiếm có cty làm cái test này. Nên thôi không bàn.

Giai đoạn 4: Launch
Tiến hành lễ tung hàng, giới thiệu sản phẩm mới đến đội ngũ bán hàng và nhà phân phối. Kế hoạch thế nào, thì làm thế ấy thôi. Touch point của bạn là gì? activities là gì, chỉ follow thôi.

Giai đoạn 4: Evaluation
Đánh giá lại mức độ hiểu quả của toàn bộ dự án, của từng hoạt động, đạt bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu đề ra.

Dù là qui trình chi tiết hay tổng quát, nếu bạn không tự thực hiện, thì nó vẫn mãi là lý thuyết. Bài viết này tôi hy vọng nó là định hướng cho bạn những việc cần phải làm là gì, trình tự nó thế nào. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định với bạn, việc tung sản phẩm mới sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, nhiều niềm vui, nhiều vấn đề...mà mỗi một lần tung sản phẩm mới là 1 bài học, 1 trãi nghiệm cho bạn, và sẽ không có bài học nào giống bài học nào. Do đó, Chỉ cần bạn nắm những bước cơ bạn này thôi, và "Just do it"

Chúc bạn thành công!
Đoàn Trung Thảo

3/20/2014

Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi

Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi

Dạo này, tôi hay ngồi thẩn thờ và suy nghĩ “hay là mình viết 1 cuốn sách với tựa đề Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi”? Chỉ đùa thôi :D. Nhưng cũng đáng suy ngẫm chứ. Dạo này cứ mỗi lần vào Facebook là thấy tin nhắn “rảnh vô trang này like dùm tao cái”. Lướt facebook một chút thì mặt hàng gì cũng thấy.

Còn vui hơn nữa khi ngồi nói chuyện với vài người bạn, tôi nghe bạn tôi nói đang làm kế hoạch facebook marketing cho sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc ngừa thay, và băng vệ sinh.
Tôi thấy có vài vấn đề ở đây.

Thứ nhất, dù bạn là ai, khi lập ra 1 fanpage để giới thiệu hay quảng bá sản phẩm, thì có thể nói bạn đang làm marketing. Mà điều cơ bản trong marketing là targeting. Bạn phải xác định đối tượng khách hang của mình là ai? Mình muốn ai biết đến sản phẩm của mình? Ai sẽ mua sản phẩm của mình. Thế nhưng, trong các tin nhắn mà tôi nhận được là những fanpage mà tôi không nghĩ mình sẽ thích thú hay sẽ là khách hang tiềm năng của họ. Nếu nhiều người biết đến, mà đối tượng khách hàng của mình lại không có trong đó, thì có hiệu quả sao?

Thứ hai, những người tạo ra fanpage chưa hiểu về social marketing. Theo tôi, social marketing là content driven, không phải platform driven. Chúng ta phải có content (nội dung) trước, sau đó mới xem platform nào là phù hợp, ví dụ như Facebook, Youtube, Twitter, Zingme, v.v… Vậy sản phẩm của bạn có thể tạo ra được những content như thế nào? Có nhiều đề tài để nói hay không? Và bạn cần phải phân biệt rõ giữa content thông thường và social content nữa. Content thông thường là những thông tin về sản phẩm. Social content là những content có lý do để mọi người chia sẻ, bàn luận, phản ứng,…VD: “Các viên thuốc được uống theo thứ tự trên vỉ thuốc, vào cùng một giờ mỗi ngày. Mỗi ngày uống 1 viên trong 21 ngày liên tiếp…” là content thông thường; “Hãy nhưng ngay việc sử dụng Mercilon vì…” là social content. Cac bạn hãy xem facebook fanpage của những nhãn hang lớn như OMO, Coca Cola, Red Bull, v.v…, những status hay bài viết của họ trên facebook fanpage đều khiến cho các fan của họ like, share, hay bình luận.

Thứ ba, viết cái gì? Tôi có xem qua vài trang bán hàng trên facebook như bán mỹ phẩm, bán quần áo. Content của họ rối tung cả lên. Có bài viết về tính năng sản phẩm. Qua bài khác thấy viết “hôm nay, chồng mới mua một chậu bông khá đẹp, up lên cho mọi người chiêm ngưỡng…”. Có bài thì up nhưng hình ảnh cùng những câu chả ăn nhập gì với fanpage cả. Hãy nhìn các nhãn hàng lớn, social content của họ là brand story. Brand story này dựa trên Strategic Ads Idea và Campaign Idea. Lấy ví dụ fanpage của Coca Cola. Campaign Idea của Coca Cola hiện giờ là Break Time. Vậy họ viết gì? Làm gì?


Nói tóm lại, khi bạn quyết định làm social marketing campaign, bạn cần phải xác định
1) đối tượng hướng đến của bạn,
2) sản phẩm của bạn có thể nói được những gì? Câu chuyện bạn muốn kể có đủ hấp dẫn người xem không? Nếu sản phẩm hay thương hiệu của bạn không có câu chuyện nào hay ho hay chẳng có lý do để người xem bàn luận, hay muốn nói về nó, thì tốt nhất là không nên làm social marketing.
3) Chọn platform phù hợp. Không nhất thiết phải là Facebook. Nó có thể là Youtube mà.

Nếu bạn có ý định lập fanpage, hãy xem bài này của tôi nhé. Có thể nó không phải là một bài việc học thuật chính thống nhưng ít nhất nó cũng là một góc nhìn mà bạn có thể xem xét.

Hơ, viết nãy giờ, vậy rốt cuộc mình có nên viết cuốn "Quảng cáo và PR thoái vị, Facebook marketing lên ngôi" không ta? :))

Viết bởi Đoàn Trung Thảo
(Vui lòng ghi rõ nguồn và link nếu có trích dẫn. Cảm ơn!)

2/16/2014

Thương hiệu là gì?

Trước kia, tôi thường thấy các bạn của tôi hay tranh luận về marketing, thương hiệu, quản trị thương hiệu,v.v... nhưng thương hiệu là gì? thì mỗi người lại hiểu theo 1 nghĩa khác nhau. Mà khi nghe các bạn giải thích, hay xem các định nghĩa trên mạng, thật sự tôi cũng cảm thấy rối. Tất cả các định nghĩa ấy đều có lý của nó, nhưng tôi chỉ cho rằng nó hơi dài và hơi rối.

Tôi xin chia sẻ ý kiến của tôi về thương hiệu là gì đơn giản như sau: "Thương hiệu là một thực thể xác định đi kèm với những cam kết hay lời hứa về 1 giá trị cụ thể nào đó"
Trong đó, "thực thể" có nghĩa là "1 cái gì đó tồn tại riêng biệt và rõ ràng" và "xác định" có nghĩa là bạn có thể dễ dàng phân biệt một vật với các vật tương tự. Thông thường, đó là một từ, cụm từ, màu sắc hoặc 1 ký hiệu (logo) mà bạn có thể nhìn thấy.

VD: OMO là một thương hiệu, logo OMO cũng khác biệt và có thể dễ phân biệt với các sản phẩm tương tự khác. Cam kết hay lời hứa của nó là "đánh bật các vết bẩn cứng đầu nhất"
Mì Tiến Vua - Mì vì sức khỏe (cam kết hay lời hứa của Tiến Vua là "ăn mì Tiến Vua đảm bảo cho sức khỏe của bạn, trong khi quan niệm của mọi người mì thì không tốt cho sức khỏe"

Tại sao ngày nay ai cũng quan tâm đến thương hiệu?
Có thể ví von thương hiệu giống như là các biển chỉ tên đường phố. Chúng là những người bạn đáng tin cậy. Thương hiệu khiến bạn nhanh chóng nhận ra sản phẩm mà bạn ưa thích.  Nó mang đến cho bạn sự tin tưởng.
Khi bạn hỏi một người nào đó về thương hiệu yêu thích của họ, bạn sẽ nhận được những câu trả lời đại loại như:
- Tôi tin răng nó tốt
- OMO mà, mấy vết bẩn này thì nhầm nhò gì
- Uống Number 1 vào, tự nhiên tôi thấy khỏe hơn liền
- ...
Đến đây bạn đã thấy tại sao ngày nay tại sao ai cũng quan tâm đến thương hiệu chưa?

Thường thì sản phẩm có thương hiệu sẽ bán chạy hơn những sản phẩm chỉ mang một nhãn hiệu riêng bình thường (tức là các sản phẩm có nhãn mác, có logo, bao bì nhưng không có các hoạt động xây dựng thương hiệu, VD: WOW của Big C,...). Theo nhận xét của riêng tôi, những nhà phân phối sản phẩm và sở hữu những thương hiệu riêng như Big C và Coopmart,... đang thúc đẩy xu hướng mua hàng có thương hiệu. Khi đi siêu thị, bạn hãy giành vài phút, chúng ta có thể nhìn thấy ngay sự đan xen giữa hàng hóa có thương hiệu với sản phẩm chỉ thuần túy mang một nhãn hiệu riêng biệt và có lẽ cũng là nơi diễn ra cuộc chiến của thương hiệu chống lại các thương hiệu này. Diễn nhiên, khi Big C hay Coopmart đưa ra những nhãn hiệu riêng của họ, họ phải có những số liệu về người tiêu dùng. VD: số lượng khách hàng 1 ngày, giá trị đơn hàng trung bình,... Họ thấy răng họ đã có 1 kênh phân phối vững chắc, tại sao không ra những nhãn hiệu của riêng họ. Chỉ cần 5% số lượng khách hàng hàng ngày mua sản phẩm của họ, thì số lượng hàng của họ được bán quả không nhỏ trong 1 tháng. Nhưng vấn đề là, người tiêu dùng chỉ thử vì giá, vì 1 số lý do gì đó, nhưng bao nhiêu phần trăm người sẽ sử dụng tiếp lần thứ 2.
Trong khi bạn có nghĩ là các sản phẩm có thương hiệu, người ta chỉ sử dụng 1 lần rồi thôi hay không? Câu trả lời là không!

Vậy tóm lại để xem xét một thương hiệu, bạn cần phải xét đến chức năng của nó, xem nó có phải là một thực thể xác định, hàm chứa những cam kết nhất định về mặt giá trị hay không. Đó có thể là 1 sản phẩm, một dịch vụ hoặc thậm chí có thể là một con người.

Viết bởi Đoàn Trung Thảo
P/S: trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn và link. Chân thành cảm ơn!

1/29/2014

Thuật ngữ Marketing – Media

Thuật ngữ Marketing – Media

Các thuật ngữ Marketing dưới đây do tôi tích lũy trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ không tránh khỏi các thiếu sót, bạn có thể bổ sung các thuật ngữ bằng cách comment bên dưới, tôi sẽ bổ sung vào bài viết ngay.

Ngoài ra, nếu bạn thấy tôi có sai sót hãy góp ý cho tôi nhé! Cũng như bài viết trước "Thuật ngữ marketing - retail audit", tôi lại xin được viết các thuật ngữ marketing và các giải thích bằng tiếng Anh.

Nếu thấy hay hãy nhấn +1 phía dưới hoặc bên trái, hoặc chia sẽ nó cho bạn bè của bạn, biết đâu nó sẽ có ích.

Dưới đây là liệt kê các danh sách thuật ngữ marketing về media bao gồm TV, Báo, và Digital. Dach sách các thuật ngữ marketing này sẽ được tôi cập nhật thường xuyên, vì thế bạn hãy bookmark lại địa chỉ này để quay lại để xem những thuật ngữ được update mới nhất nhé.

Nào chúng ta cùng bắt đầu thôi.

Thuật ngữ Marketing - TV Terminology

  • Channel / Medium: A broad general category of carriers of message / advertisements. Ex: TV, Radio, etc
  • Vehicle: A specific carrier within a Channel. Ex: HTV7, Starmovies, etc
  • Target audience: The particular segment of the population that the campaign is trying to influence
  • Universe: The number of individuals within a given target audience
  • Rating (TARPs/ TRPs/ TVRs): is the the Percentage of target audience who saw the program or commercial, exposed to an advertising medium, consuming a vehicle at a particular moment.
  • Impressions: Sum of all advertising exposures expressed in terms of numbers of individuals
  • Gross Rating points ( GRPs )or Target Audience Ratings Points (TARPs): Sum of all audiences (ratings) for more than one ad or program.
  • Reach: The % of people who saw the Channel, Day part / Time slot, Program, Commercial at least once during a specified period of time
  • Coverage: A term used to describe a medium’s demographic or geographic reach potential
  • Frequency (Also referred as, Average Frequency, Opportunity To See (OTS) or Hear (OTH), Exposure): The average number of times the target audience is exposed to a brand’s advertising campaign or schedule.
  • Frequency Distribution: the number or percent of population exposed at each frequency level
  • Formulation of GRPs calculation: GRPs = Reach X Frequency
  • Effective Frequency: The number of times our target audience needs to see an ad for the message to be communicated effectively. Generally expressed in terms of 2+, 3+ or 4+ etc.
  • Effective reach: The number our target audience which has seen the ad, desired (effective frequency ) number of times.
  • Cost per Rating point (CPRP): The cost of buying one rating point.
  • Cost Per Thousand (CPM) or Referred as CPT: The cost of reaching 1000 individuals within the campaign target audience.
  • Share of Voice (SOV): % share of total advertising weight in a product category held by a particular brand
  • Share of Spend (SOS): % share of total advertising spend in a product category held by a particular brand.
  • Share of Audience: % share of audience held by a particular program, station or network during a given time
  • Share of Market: % share of total sales of a product category held by a particular brand.

Thuật ngữ Marketing - Print Terminology

  • Circulation : Total number of copies distributed through all channels such as subscriptions and newsstand
  • Readership: Total number of people who read a given publication
  • Target Audience Readership: Total number of brand target audience who read a given publication
  • Pass-along Readers : Readers of a print title who are not members of the purchasing or subscribing household (also called secondary readers)
  • Readers per copy: The average number of people who read an issue of any given publication. This includes Subscribers and the Pass Along Readers.
  • Average Issue Readership (AIR): Number of people who have claimed to read the publication within a time period equal to the periodicity of the publication.
  • Also known as Last Issue Readership. E.g: Number of people who read a magazine (issued monthly) in the last one month
  • Claimed Readership: Number of people who have claimed to read the publication.
  • E.g: A person who has not read a paper yesterday, will not be considered as an Average Issue Reader. If he claims to have been reading this paper but not yesterday , he will be considered in Claimed readership figure
  • Print Order (Run):  The number of copies printed (but not necessarily fully sold or distributed) by a publication.
  • Duplication:  Proportion of average readers of one publication who are also readers of another publication.
  • Column Centimeter (CC): Unit of measurement in a publication by which advertising space is sold, measuring 1 cm deep by 1 column wide.
  • Column Centimeter = Number of Columns X Height in Centimeters


Thuật ngữ marketing - Digital Terminology

  • Impressions: An impression is recorded if an ad is displayed in a user’s browser (not necessarily seen).
  • Interactions: An interaction is recorded if an ad is interacted with and it doesn’t result in the user being directed away from the asset to alternative content - typically the client website or microsite.
  • Clicks: A click is recorded if the user clicks on the ad and it directs them to alternative content beyond the banner – typically the client website or microsite.
  • Cost per click (CPC): A cost charged by the advertising space provider, for each click on the advertised banner or link.
  • Click Through Rate (CTR): Clicks received on the link or advertising out of the total impressions generated.
  • Cost-Per-Action (CPA):  The actual amount of advertising money you spent for each desired customer action.
  • Cost-Per-Lead (CPL):  Amount of advertising money spent for every real lead that marketing generates.
  • Cost-Per-Visitor (CPV):  Amount of advertising money spent for every unique visitor to your website.
  • Hits: A hit is a single request for a file (image, script, html, etc.) to a web server.
  • Page views (Also known as Page Impressions): A page view typically represents a collection of one or more hits and usually the view of a web page
  • Visits (Also known as Sessions): A visit is continuous activity on a website by one visitor, and consists of a collection of one page view or more.
  • Visitors (Also Known as Unique Visitors, Users, Unique Users): A visitor is a ‘person’ who visits a particular website, and can visit multiple times  within any given time period.
  • Geo Targeting: Showing ads or content based on the physical location a user is accessing the Internet from.
  • Traffic: General term used to describe a quantity of requests for web pages or other downloadable content by web site visitors.
  • Ad Serving: The delivery of ads by a server to an end user's computer on which the ads are then displayed by a browser and/or cached.
  • Contextual Advertising: An advertisement is shown on a web site that is "in context" to a company's specific product or service.
  • Also known as content-targeted advertising
  • Inventory: The number of ad spaces available for sale on a web site during a certain time frame.
  • Roadblock: A homepage takeover that is the only advertisement on the site. A brand owns all of the ad units on the site for a period of time.
  • Run of network (RON): Advertising inventory is spread across all the websites which a publisher owns.
  • Run Of Site (ROS): Advertising inventory is spread across various sections within a website

Viết bởi: Đoàn Trung Thảo
P/S: Nếu copy bài sang nơi khác, vui lòng ghi rõ nguồn và link nhé

1/28/2014

Ma có thật không? hay chỉ là bức xạ tàn dư!?

Ma có thật không? 

...là câu hỏi ma tôi nghĩ có rất nhiều người tự hỏi và muốn tìm câu trả lời.
Bài viết này không trả lời câu hỏi đó, nhưng sẽ giúp các bạn có 1 góc nhìn khác về cái được gọi là ma. Do dạo gần đây, đi chơi với bạn bè, mình nghe mọi người lại nói về ma. Mà xưa kia mình rất thích nghiên cứu về các vấn đề khoa học, tâm linh, và khảo cổ. Do đó, mình viết bài này, hy vọng nhận được đóng góp ý kiến từ mọi người.

Cái mà mình muốn bàn đến hôm nay là: Bức xạ tàn dư và cái tồn tại sau khi chết.


Năm 1987, Tạp chí nghiên cứu trạng thái lúc gần chết dành hẳn một số cho bài viết "Bức xạ tàn dư và cái tồn tại sau khi chết" của giáo sư vật lý Janusz Slawinski, người Ba Lan - "Một cố gắng đưa siêu hình học về gần lãnh địa khoa học", như ban biên tập nhận xét. Tạp chí cũng đăng ý kiến của nhiều nhà khoa học nổi tiếng, gồm 3 giáo sư triết học, 3 giáo sư tâm lý, 1 nhà sinh lý học, 1 giáo sư điện tử và kỹ thuật điện và một nhà vật lý lượng tử. Đó là những nhà quan tâm đến bản chất  sự sống, bí ẩn tâm trí và những lĩnh vực siêu hình như khả năng tồn tại sau khi chết, ngoại tâm lý.

Từ nghiên cứu của bản thân và những người khác, Slawinski phát hiện khả năng bức xạ photon của cơ thể, cường độ cỡ 10-1.000 photon/giây/cm2. Thú vị là phát xạ tăng đến 1.000 lần tại thời điểm chết. Loại hai nguyên nhân không thích hợp, Slawinski giả thuyết trường điện từ tại thời điểm "lóe sáng" cuối cùng mang một số thông tin về sinh hệ và lan truyền trong không gian và thời gian. Bức xạ điện từ "hoại tử" đó chính là cái tồn tại sau khi chết như một "ý thức điện từ", về nguyên tắc có thể tồn tại vĩnh hằng do chuyển động với vận tốc ánh sáng (theo thuyết tương đối của Einstein, đối với chúng ta, trong một con tàu vũ trụ rời khỏi trái đất với vận tóc ánh sáng, thời gian bị kéo dài vô hạn, khi đó có thể xem sự tồn tại trong con tàu là vĩnh hằng). Nếu nhận chân được bức xạ tàn dư đó, có thể thu thông tin về người đã chết! "Đọc ý nghĩ người chết" thực ra là cách nói không chính xác, đúng hơn phải là "đọc thông tin chứa trong bức xạ tàn dư từ suy nghĩ của người đã chết." Hãy cho rằng một số nhà ngoại cảm đọc được thông tin đó.

Quan điểm của Slawinski về vai trò của "bức xạ tàn dư" với tư cách vật mang thông tin về một cá thể, tồn tại cả sau khi chết, có được giới khoa học ủng hộ hay không?
Như lời của giáo sư tâm lý Stanley Kripper (Viện Saybrook, San Francisco, Mỹ): "Những ai không chấp nhận giả thuyết mà vẫn muốn nghiên cứu sự tồn tại sau khi chết cần đưa ra giả thuyết của riêng mình và giả thuyết đó hầu như không có khả năng khảo sát theo những tiêu chuẩn hiện nay của khoa học". Ông nói như thế vì trường điện từ chính là "ứng cử viên" thích hợp nhất mà khoa học có thể đưa ra co ngoại tâm lý. Bạn đọc có thể không hài lòng (những điều kỳ diệu như vậy mà được lý giải bằng trường điện từ "tầm thường"?). Trong khi chờ đợi lời giải đáp cuối cùng, ta hãy tạm bằng lòng với cái tốt nhất có trong tay.

Còn bạn thì sao?

Edit bởi: Trung Thảo
Nguồn: Sách Lý giải các hiện tượng dị thường

Thuật ngữ Marketing - Retail Audit

Thuật ngữ Retail Audit


Để làm marketing, bạn phải hiểu rõ các thuật ngữ marketing bao gồm: Retail Audit, Brand Health Tracking, và Media.
Trong bài này, xin nói về thuật ngữ Retail Audit. Lúc đầu tôi có định viết tiếng Việt để các bạn dễ hiểu. Nhưng sau đó lại nghĩ rằng, các loại research này thường dành cho FMCG và các cty này doanh số trên 1,000 tỷ. Làm nhân viên trong các cty này thường phải sử dụng tiếng Anh. Vậy thôi, dịch các thuật ngữ này ra cho các bạn để làm gì cho mất công. Nếu có thuật ngữ nào các bạn không hiểu có thể viết ở phần comment, mình sẽ trả lời nhé.

Thuật ngữ Retail Audit

TY - this year. Represents a period within the current year.
PP - prior period. Represents the period immediately before the current one, e.g. with weekly data to 5 Jun 2005, prior week is w/e 29 May 2005, prior 4-weeks is 4 w/e 8 May 2005 and prior quarter is quarter to w/e 6 Mar 2005.
YA - year ago. Represents the period one year earlier than the current one.
LP - latest period. Represents the latest period in the database.
MAT - moving annual total. Represents the year to the latest period of data, e.g. latest 52 weeks, latest 12 months.
YTD - year to date. Represents the period from the selected start of the year to the latest period in the database, e.g. calendar YTD is the period from January, financial YTD is the period from the first month of the financial year.

SKU - stock-keeping unit. Represents a single product item or barcode.
Total Market - The Total Market data selection is used for the calculation of market shares, which will be shares of this market. Only one selection can be made, which may be a total country, total channel or total region market as appropriate.
Total Product - The Total Product data selection is used for the calculation of product shares, which will be shares of this market. Only one selection can be made, which may be a total subscription, total category or total segment as appropriate.
Value Sales is the total sales for the product expressed in value.
Value Sales YA is the value sales for the product in the same period a year ago.
Value Sales PP is the value sales for the product in the prior period.
+/- Value YA is the absolute change in value sales compared to the same period a year ago. Calculation: Value Sales - Value Sales YA.
+/- Value PP is the absolute change in value sales compared to the prior period. Calculation: Value Sales - Value Sales PP.
Value % Chg YA is the percentage change in value sales compared to the same period a year ago. Calculation: (Value Sales - Value Sales YA) / Value Sales YA * 100.
Value % Chg PP is the percentage change in value sales compared to the prior period. Calculation: (Value Sales - Value Sales PP) / Value Sales PP * 100.
Value % Share is the selected product’s share of value sales for the selected Total Product. Calculation: Value Sales / Value Sales for Total Product * 100.
Value % Share YA is the selected product’s share of value sales for the selected Total Product in the same period a year ago.
Value % Share PP is the selected product’s share of value sales for the selected Total Product in the prior period.
+/- Value % Share YA is the change in the value % share compared to the same period a year ago. Calculation: Value % Share - Value % Share YA.
+/- Value % Share PP is the change in the value % share compared to the prior period. Calculation: Value % Share - Value % Share PP.
Min Value % Share is the lowest value share achieved by the product in the market across the selected time periods. Calculation: Minimum of Value Sales / Value Sales for Total Product * 100.
Max Value % Share is the highest value share achieved by the product in the market across the selected time periods. Calculation: Maximum of Value Sales / Value Sales for Total Product * 100.
Value % Shr Of Trade is the selected market’s share of the product’s value sales for the selected Total Market. Calculation: Value Sales / Value Sales for Total Market * 100.
Value % Shr Of Trade YA is the selected market’s share of the product’s value sales for the selected Total Market in the same period a year ago.
Value % Shr Of Trade PP is the selected market’s share of the product’s value sales for the selected Total Market in the prior period.
+/- Value % Shr Of Trade YA is the change in the value % share of trade compared to the same period a year ago. Calculation: Value % Shr Of Trade - Value % Shr Of Trade YA.
+/- Value % Share Of Trade PP is the change in the value % share of trade compared to the prior period. Calculation: Value % Shr Of Trade - Value % Shr Of Trade PP.
Volume Sales is the total sales for the product expressed in volume, e.g. litres or kilograms.
Volume Sales YA is the volume sales for the product in the same period a year ago.
Volume Sales PP is the volume sales for the product in the prior period.
+/- Volume Sales YA is the absolute change in volume sales compared to the same period a year ago. Calculation: Volume Sales - Volume Sales YA.
+/- Volume Sales PP is the absolute change in volume sales compared to the prior period. Calculation: Volume Sales - Volume Sales PP.
Volume % Chg YA is the percentage change in volume sales compared to the same period a year ago. Calculation: (Volume Sales - Volume Sales YA) / Volume Sales YA * 100.
Volume % Chg PP is the percentage change in volume sales compared to the prior period. Calculation: (Volume Sales - Volume Sales PP) / Volume Sales PP * 100.
Volume % Share is the selected product’s share of volume sales for the selected Total Product. Calculation: Volume Sales / Volume Sales for Total Product * 100.
Volume % Share YA is the selected product’s share of volume sales for the selected Total Product in the same period a year ago.
Volume % Share PP is the selected product’s share of volume sales for the selected Total Product in the prior period.
+/- Volume % Share YA is the change in the volume % share compared to the same period a year ago. Calculation: Volume % Share - Volume % Share YA.
+/- Volume % Share PP is the change in the volume % share compared to the prior period. Calculation: Volume % Share - Volume % Share PP.
Wtd In Stock is the proportion of store turnover that had the product in stock at the time of audit.
Wtd Out Of Stock is the proportion of store turnover that handled the product in the period, but did not have the product in stock at the time of the audit.
Wtd Purchase Dist is the proportion of store turnover that purchased the product in the period.
Wtd Total Stock Dist is the proportion of store turnover that stocked the product during the period, which were either in stock or out of stock at the time of the audit.
Wtd Relative Out Of Stock is the proportion of store turnover handling the product during the period that were out of stock at the time of the audit. Calculation: Wtd Out Of Stock Dist / Wtd Total Stock Dist * 100.
Val S.P.P.D (Wtd) is the average value sales for each percentage point of weighted distribution for the product.  Calculation: Value Sales / Wtd Total Stock Dist.
Vol S.P.P.D (Wtd) is the average volume sales for each percentage point of weighted distribution for the product.  Calculation: Volume Sales / Wtd Total Stock Dist.
Val Cost Of O.O.S. is an estimation of the value sales that might have been lost due to out of stocks, assuming a similar level of sales. Calculation: (Value Sales / Wtd Total Stock Dist) * Wtd Out Of Stock Dist.
Vol Cost Of O.O.S. is an estimation of the volume sales that might have been lost due to out of stocks, assuming a similar level of sales. Calculation: (Volume Sales / Wtd Total Stock Dist) * Wtd Out Of Stock Dist.
Val Cost Of O.O.S. % Sales is an estimation of the value sales that might have been lost due to out of stocks, assuming a similar level of sales, expressed as a percentage of the sales that were achieved. Calculation: Value cost Of O.O.S. / Value Sales * 100.
Vol Cost Of O.O.S. % Sales is an estimation of the volume sales that might have been lost due to out of stocks, assuming a similar level of sales, expressed as a percentage of the sales that were achieved. Calculation: Volume cost Of O.O.S. / Volume Sales * 100.
Active SKU'S is a count of the number of different items within a category, segment or brand that were sold during the period, using the item level available in the database. Calculation: this fact is calculated by counting the number of database lines for which sales have been recorded. Note - a Total By expression to sum the items must be used for this calculation to work.
Purchases is the total purchased volume for the product.
Purchases YA is the purchases for the product in the same period a year ago
Purchases PP is the purchases for the product in the prior period.
+/- Purchases YA is the absolute change in purchases compared to the same period a year ago. Calculation: Purchases - Purchases YA.
+/- Purchases PP is the absolute change in purchases compared to the prior period. Calculation: Purchases - Purchases PP.
Purchases % Shr is the selected product’s share of purchases for the selected Total Product. Calculation: Purchases / Purchases for Total Product * 100.
Purchases % Chg YA is the percentage change in purchases compared to the same period a year ago. Calculation: (Purchases - Purchases YA) / Purchases YA * 100.
Purchases % Chg PP is the percentage change in purchases compared to the prior period. Calculation: (Purchases - Purchases PP) / Purchases PP * 100.
Total Stock is the total amount of stocks available in the stores. Calculation: Forward Stocks + Reserve Stocks.
Stock YA is the total amount of stocks available in the stores in the same period a year ago. Care should be taken regarding changes in the number of stores in the market when comparing these numbers.
Stock PP is the total amount of stocks available in the stores in the prior period. Care should be taken regarding changes in the number of stores in the market when comparing these numbers.
+/- Stock YA is the absolute change in total stocks compared to the same period a year ago. Calculation: Total Stock - Total Stock YA.
+/- Stock PP is the absolute change in total stocks compared to the prior period. Calculation: Total Stock - Total Stock PP.
Stock % Shr is the selected product’s share of total stocks for the selected Total Product. Calculation: Total Stock / Total Stock for Total Product * 100.
Stock % Chg YA is the percentage change in total stocks compared to the same period a year ago. Calculation: (Total Stock - Total Stock YA) / Total Stock YA * 100.
Stock % Chg PP is the percentage change in total stocks compared to the prior period. Calculation: (Total Stock - Total Stock PP) / Total Stock PP * 100.
Stock To Sales Ratio is the ratio of total stocks to sales. When examined in the latest period this indicates how many periods the current stocks are likely to last at the current selling rate. Calculation: Total Stock / Volume Sales. 

Viết bởi: Đoàn Trung Thảo
P/S: Nếu copy bài sang nơi khác và có chỉnh sửa, vui lòng ghi rõ nguồn và link nhé :)