Hành vi của người tiêu dùng và những kỳ vọng của họ luôn thay đổi. Với những chiếc điện thoại "thần thánh" trong túi, chúng ta có thể làm nhiều việc hơn chỉ xem giờ, nhắn tin, hay gọi cho bạn bè. Chúng ta dùng điện thoại để tìm và mong đợi những nhãn hàng có thể trả lời những câu hỏi của họ. Đó là những thời điểm mà Google gọi là I-want-to-know, I-want-to-go, I-want-to-do, I-want-to-buy moments, những thời điểm mà người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng hay xem xét chọn lựa những gì trong các lựa chọn của họ.
Ở nhiều nước, bao gồm Mỹ., người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin qua điện thoại hơn là qua máy tính hay laptop. Sau đây là những báo cáo mới nhất của Google, update để anh em biết để vận dụng trong những công việc của mình.
9 bài học về Video Marketing để xây dựng thương hiệu thành công
Dạo này thường hay dạo chơi trên Youtube, hôm nay bỗng nhớ đến buổi presentation xin tài trợ của Yan và nhớ các môn đệ. Thường thì có những buổi presentation như vậy các manager đều muốn nhân viên mình tham gia để biết và hiểu thêm về những cái gì mới trên thị trường, mở rộng tuy duy, và muốn lắng nghe những suy nghĩ của nhân viên của mình. Nhưng những lúc như vậy, manager chỉ có thể coaching cho nhân viên những điểm sai mà nhân viên nêu ra thôi, không thể đi từ big picture cho nhân viên thấy được toàn cảnh của vấn đề. Sau các buổi ấy thì nếu có thời gian thì có thể ngồi lại với nhân viên training bài bản hơn. Nếu không thì tùy vào công việc của từng nhân viên, mà coaching dựa trên từng công việc cụ thể.
Khi đi làm thì cả nhân viên lẫn sếp đều bận, chưa có thời gian ngồi lại làm buổi training đầy đủ. Hôm nay, sẵn tiện có thời gian và hứng thú, xin viết về 9 bài học về video marketing để xây dựng thương hiệu thành công, gửi đến các đồ đệ năm xưa :). Làm một marketer thì cần phải học hỏi không ngừng, và phải thật sự cứng, nếu không sẽ bị agency dẫn đi vòng vòng, và bị agency lead là tiêu. Cố lên cái chú các thiếm nhé!
Bài học #1: Relevance
Phải biết mình cần xây dựng cái gì cho nhãn hàng
Bài này lấy cảm xúc từ buổi presentation kể trên, và viết riêng cho tên lính ruột. Hôm ấy, mình vô trễ, nghe brief lại thì có những loại hình bao gồm: điểm tin nóng (cái tên gọi chính xác là gì thì không nhớ), các clip theo chủ đề, clip update tình hình các sao, còn 1 loại là cái gì thì quên mất rồi. Điều đáng buồn là cái thằng lính của tôi là người đầu tiên và duy nhất phán 1 câu xanh gờn "em thấy cái điểm tin nóng này hay nè, mà sao hok ai thấy nó tốt và có tiềm năng hết vậy?...", nghe mà muốn đá đít nó ghê hok, cứ như là sếp nó bị mù ấy (_._!)
Các agency khi present sẽ đưa ra rất nhiều ý tưởng, concept, câu chuyện, và việc của họ là thuyết phục client những ý tưởng này là phù hợp với nhãn hàng bằng cách này hay cách khác. Việc của một brand marketer là xác định được nhãn hàng của mình đang có định hướng gì, cần xây dựng gì, campaign idea đang thực hiện là gì? Sau đó, ta sẽ xem xét các option của agency đưa ra, cái nào là phù hợp nhất với nhãn hàng và campaign đang chạy.
Cái điểm dở của điểm tin nóng là nó chỉ giúp build Reach/awareness, chứ không giúp build brand. Mà những nhãn hàng lớn thì awareness đã cao rồi, cái nhãn hàng cần là build brand love, engagement, hay consumption thông qua từng thông điệp cụ thể. Khi tài trợ cho các chương trình tin nóng, thì có các điểm dở cho 1 brand lớn đã có thương hiệu là: 1) Quyền lợi thường là logo, nếu có TVC thì thường nằm ở đoạn cuối của clip, và không có gì đảm bảo người xem có thể xem đến cuối clip, 2) Thông điệp của nhãn hàng bị lu mờ trong một đống thông tin, 3) chi phí tài trợ cao hơn so với quảng cáo adsense. Khi quảng cáo adsene, TVC của nhãn hàng có thể xuất hiện sen giữa bất kỳ 1 cái clip nào liên quan, và có thể ở các đoàn đầu và giữa, 4) tính relevance và consistency.
Bài học #2: Trong thế giới Video Marketing, Consistency là chìa khóa quan trọng
Thực tế thì Consistency là điều cơ bản nhất trong môn khoa học Marketing, chứ không riêng gì trong Video marketing. OMO từ khi xuất hiện đến nay ở VN, luôn nói về "đánh bật các vết bẩn cứng đầu", Anlene luôn nói về "Xương chắc khỏe". Quay lại đề tài Video marketing, các Brand marketer muốn xây dựng thương hiệu thành công phải đảm bảo tính consistent khi post các video của mình trên kênh YouTube của nhãn hàng. Nội dung là nội dung, cũng giống như các nội dung digital truyền thống khác (như online article, PR,...), followers và khách hàng mục tiêu muốn xem những video mới mẻ trong những khoảng thời gian nhất định, từ đó giúp họ luôn engaged với nhãn hàng và kênh Youtube của nhãn hàng. Không thể có chuyện hứng thì post bài, không hứng thì chẳng có bài nào cả. Các thương hiệu toàn cầu thành công nhất luôn có một số lượng các video khủng được post trên kênh YouTube của nhãn hàng theo lịch trình định sẵn.
Bài học #3: Video Production không cần quá hoàn hảo
Để có và post những video content thành công, lưu ý rằng Video production không cần thiết phải luôn có chất lượng như các đoạn phim trên màng ảnh rộng hay như trên TV. Bạn nên tập trung vào việc tạo ra nhiều nội dung ở các đề tài khác phù hợp với campaign idea và nhãn hàng hơn là cứ lo lắng về chất lượng của video. Sự thật là tạo những video chất lượng vừa phải có thể tiết kiệm ngân sách trong khi bạn tạo ra 1 video chất lượng chuẩn như TVC, thì khi upload lên Youtube, bạn cũng phải giảm dung lượng hay chất lượng xuống, chưa nói đến việc hiển thị trên máy của người dùng là khác nhau.
Bài học #4: Cần phải biết tối ưu hóa Video và biết cách SEO clip của mình trên công cụ tìm kiếm
Post 1 cái clip mà chẳng ai xem cũng chả ít lợi gì. Vì vậy SEO rất quan trọng nếu như bạn muốn xây dựng thương hiệu thành công. Các qui tắc để tối ưu video trên công cụ tìm kiếm YouTube sẽ khác so với công cụ tìm kiếm truyền thống khác như Yahoo! Cần hiểu rõ cách tối ưu để có thể input hay quản lý cách agency thực hiện. Cái này nếu là đồ đệ cũ, thì gặp cafe sẽ hướng dẫn cụ thể hơn nhé :)
Bài học #5: Luôn Consistent trong Branding
Branding consistency là điều rất quan trọng, mỗi video bạn upload lên đại diện cho hình ảnh thương hiệu của bạn một cách nhất quán. Cũng giống như các marketing material khác mà bạn thiết kế, các video content bạn sản xuất phải có tính thống nhất và mức độ branding phù hợp. Tuy nhiên, mặc dù consistency là quan trọng, bạn cần tránh việc over branding trên các video của mình nhé, vì khi các video mình branding quá mức sẽ gây phản cảm và người xem sẽ không share các video này của nhãn hàng. Cần lưu ý video của mình phải có titles, descriptions, tags, and website embedding, và branding trong cả thẻ meta.
Bài học #6: Nên có nhiều nội dung hơn là tạo ra nhiều kênh
Có lẽ bạn sẽ nghĩ là tạo ra nhiều kênh sẽ giúp bạn mở rộng đối tượng audience, việc đó không sai. Bạn có thể thấy rằng hầu như tất cả các kênh mạng xã hội đều có sự hiện diện của Coca Cola, như: Facebook, Linkedin, Twitter, Reddit, Tumblers,v.v... nhưng bạn nên nhận ra một sự thật rõ ràng là trên mỗi kênh truyền thông ấy của Coca Cola, đều chứa một số lượng lớn content mang tính consistent cao. Nếu bạn không có nguồn lực để quản lý nhiều kênh như vậy, việc ưu tiên của bạn là tập trung vào việc tạo ra nhiều nội dung hơn cho một kênh sẵn có của bạn. Nếu bạn muốn thành công, hãy nhận dạng loại nội dung nào đối tượng mục tiêu của bạn muốn xem và hãy thêm nhiều nội dung ấy vào kênh của bạn.
Bài học #7: Tập trung vào Social Media Engagement
Người tiêu dùng hiện đại muốn được kết nối hay engaged, đây chính là lý do tại sao digital marketing lại phổ biến. Các Social media platform là các nguồn phổ biến nhất đem traffic đến YouTube channel của nhãn hàng? Người dùng sẽ share nội dung, comment trên nội dung ấy, và giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn cho nhãn hàng. Hãy engage với đối tượng mục tiêu mà bạn đang nhấm đến, encourage họ share những nội dung của mình, và đặc biệt nên tìm hiểu người xem của bạn muốn xem gì.
Bài học #8: Integration is Key
Khi bạn thực hiện một chiến lượt video marketing, bạn nên nghĩ đến cách integrate chiến lượt này với các chiến lượt digital và chiến lượt truyền thống khác. Integration thật sự quan trọng nếu bạn muốn nhiều subscribers và phát triển channel của mình. Lấy ví dụ campaign Tìm em nơi đâu của Close-up năm 2006. Kênh truyền thông chính là Youtube. Nhưng Close-up vẫn sử dụng các kênh truyền thông truyền thống như TVC, OOH, và các kênh Digital để đẩy campaign lên đến đỉnh điểm. Cho đến bây giờ, hầu như các brand marketer và các người theo dõi năm ấy vẫn còn nhớ đến campaign ấy. Vì nó đã phối hợp các kênh truyền thông rất hiệu quả, dẫn đến awareness của chương trình cao kèm theo great content cùng good back-end management làm cho tính engagement cao.
Bài học #9: Tính entertainment và lý do để theo dõi
Không phải cứ tung clip lên là có người xem, mà xem cũng chưa chắc đã xem hết và nhớ thông điệp của nhãn mình. Thường người ta xem 1 clip nào đó vì: 1) Cái gì đó vui, hài hước, 2) Một cái gì đó có ý nghĩa, 3) Một cái gì đó dễ thương, 4) Chuyện cá nhân của một người nào đó, sẽ gây tính tò mò cho người khác, 5) Thần tượng của mình.
Các chú các thím lính cũ của tui nhớ trong đầu 9 bài học về Video Marketing để xây dựng thương hiệu thành công này nhé, hy vọng các chú các thím có thể làm ra các video marketing để đời! :D
6 bài học marketing về xây dựng thuơng hiệu: Học từ những điều hay và dở của các công ty hàng đầu
Đi làm không phải ai cũng được mai mắn như nhau. Có người thì mới ra trường đã vào được những công ty lớn để rèn dũa, đút kết kinh nghiệm, được tham gia các lớp đào tạo, được học hỏi từ các sếp giỏi. Có người thì làm hơn 10 năm, nhưng vẫn không có tí kinh nghiệm hay tầm nhìn đủ lớn. Vậy nếu bạn không được mai mắn, phải làm sao? Theo tôi, bạn chỉ có 2 con đường: 1) Tham gia các khóa học chuyên môn hay chuyên đề bạn cần, 2) Học hỏi từ cách mà thương hiệu lớn đã làm thông qua các tài liệu, bài viết, các campaign mà họ chạy, từ bạn bè trong các công ty lớn ấy. Cách này thậm chí cũng hữu ích những người đã có kinh nghiệm lâu năm ở những công ty lớn nữa, vì theo tôi, ngành marketing luôn thay đổi rất nhanh, bạn không học là từ đào thảy mình. Với kiến thức và kinh nghiệm hạn hẹp, tôi xin viết 1 bài từ những đút kết được từ những gì mình biết và thấy, đương nhiên theo quan điểm của chính tôi là chủ yếu.
Sự lên xuống của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới luôn là những lời cảnh báo hay nhưng bài học tốt để noi theo. Và sau đây là 6 bài học marketing về xây dựng thương hiệu mà bạn cần xem xét:
Bài học thứ 1: Xác định human truth.
Thuật ngữ này có vẻ lạ với những công ty ngoài Unilever, P&G, và Coca-Cola. Thông thường thì khi làm marketing, bạn sẽ dựa trên Brand Key, hay một số công ty gọi là Brand DNA. Ngoài công cụ này, Unilever, Coca-Cola và P&G còn có 1 công cụ khác, đó là Brand Love Key. Trong đó có 3 yếu tố chính là: Human Truth, Product Truth, Brand Purpose.
Ở đây, chỉ nói về Human Truth. Bạn có thể phát triển nhãn hàng cực nhanh nhưng nếu bạn không có Human truth đúng, thì bạn cũng chết rất nhanh. Một ví dụ điển hình là Apple. Apple tăng trưởng cực kỳ nhanh từ vị trí thương hiệu lớn thứ 29 trong năm 2006 với giá trị thương hiệu là $16.0 tỷ đô la, đến năm 2012, Apple trở thành thương hiệu mạnh nhất với giá trị thương hiệu đạt $183.0 tỷ đô la mỹ.
Sự tăng trưởng khủng khiếp này xuất phát từ human truth là con người thích công nghệ để làm việc đơn giản và dễ dàng. Trái lại, Nokia mất đi "Connecting People" cũng cùng thời điểm này, vì tưởng rằng công nghệ vượt trội hơn của mình đủ để ngăn sự thách thức của iPhone. Nó rớt từ hạng thứ 9 với giá trị tài sản thương hiệu $44.0 tỷ đô la mỹ trong năm 2008, đến hạng 81 với giá trị thương hiệu $10.7 tỷ đô la mỹ, và trong năm 2012 Nokia đã không còn nằm trong danh sách đo lường sức mạnh thương hiệu.
Lấy Ví dụ khác ở Việt Nam là OMO, OMO nhận ra rằng các mẹ luôn muốn con yêu của mình phát triển tốt cả và thể chất lẫn tinh thần nhưng cũng rất lo khi con quá năng động thì có thể thường xuyên dính phải các vết bẩn không thể giặt ra. OMO khuyến khích các mẹ hãy để con yêu cứ vui đùa thỏa thích để khám phá thế giới, chính những điều đó giúp bé học được đều hay, còn các vết bẩn dù cứng đầu đến đâu, cứ để OMO lo. Điều đó giúp OMO trở thành brand lớn nhất và có brand loyalty cao nhất cho đến nay.
Bài học thứ 2: Thiết kế sản phẩm là điều quan trọng.
Mặc dù các quản lý thương nhãn hàng hay các marketer không nói nhiều, nhưng theo kinh nghiệm từ bản thân và các quan sát trên thị trường, tôi có thể chắc chắn rằng thiết kế là phần việc vô cùng quan trọng. Và nó đúng với hầu hết các ngành hàng. Bạn có để ý là thiết kế bao bì của các nhãn hàng của Unilever đều thay đổi mỗi năm. Mỗi năm gói bột giặt OMO đều được thiết kế đẹp hơn cùng với công thức mới được cãi tiến. Bạn có thể để ý rằng các thiết kế của lon Coca hay Pepsi đều thay đổi qua năm tháng hay không? thậm chí là logo, họ cũng phải thay đổi để thu hút sự chú ý hơn.
Thậm chí những ngành ít người để ý như công cụ tìm kiếm của Google, thì mỗi ngày logo của Google cũng đều thay đổi mới mẻ và sinh động hơn. Về điện thoại, có ai không mê mệt về những version mới hàng năm của iphone?
Lesson 3: Sự vượt trội về công nghệ chưa phải là tất cả.
Thậm chí nó chưa chiếm đến 90% mức độ quan trọng, bởi vì thật ra con người quyết định không dựa trên lý tính. Ta có thể thấy rõ nhất trong ngành công nghệ, sự khác biệt hay thế mạnh về công nghệ giữa Apple, Samsung và các đối thủ khác hầu như rất nhỏ, nhưng doanh thu của họ cách biệt nhau hàng vạn dậm (nói hơi quá tí). Sự khác biệt nhất là brand love và sự gắng kết với người tiêu dùng, được tạo ra bởi khả năng đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của người tiêu dùng của Apple và Samsung một cách phù hợp nhất. Bạn có nghĩ rằng công nghệ của Sony lại thua xa Apple và Samsung hay không? Tôi không nghĩ vậy! Cái mà Sony đánh mất là sự thấu hiểu về người tiêu dùng, làm cho sự gắn kết với người tiêu dùng ngày càng xa hơn.
Nói về ngành hàng tiêu dùng nhanh hay ngành nước giải khát, Tân Hiệp Phát đã có một thời gian dài nói về công nghệ chiết vô trùng hay còn gọi là công nghệ Aseptic. Đây thật sự là một công nghệ vượt trội, tuy nhiên, mặc dù đã nói nhiều, nhưng hầu như người tiêu dùng vẫn không hiểu sự khác biệt của nó là gì.
Về công nghệ sản xuất thuốc giảm đau, có những công nghệ tiêu biểu như công nghệ phun, công nghệ nén,... những công nghệ này ảnh hưởng khá lớn đến mức hiệu quả của thành phẩm. Tuy nhiên, dường như người tiêu dùng vẫn lựa chọn những thương hiệu họ đã quen sử dụng hay được giới thiệu từ các dược sĩ. Người tiêu dùng không quan tâm nhiều đến công nghệ đó là gì.
Về mỹ phẩm, hầu như tất cả các nhãn hàng hàng đầu thế giới đều sở hữu những công nghệ tối tân nhất là công nghệ Nano, công nghệ Peptides, và công nghệ Biomagnetism. Nhưng giá cả và brand love của từng thường hiệu cách xa nhau cũng hàng vạn dậm (lại nói hơi quá 1 tí ^_^).
Ý tôi ở đây, không phải là công nghệ là không quan trọng! Theo nhiên, tôi đã từng hỏi nhiều người làm marketing lý do chiến thắng của nhãn hàng của họ là gì, họ chỉ nói là công nghệ. Công nghệ sẽ là một lý do để người tiêu dùng tin những gì bạn nói, nhưng nó chưa đủ mạnh để người tiêu dùng chọn và chỉ trung thành với bạn. Nếu dùng công nghệ để làm vũ khí chiến lượt nhầm đánh bại đối thủ có vẻ như không ổn cho lắm.
Bài học số 4: Không phải lúc nào người tiêu dùng cũng đúng.
Có 2 thuật ngữ bạn cần phân biệt là consumer-driven và consumer-driving.
- Consumer-driven: là đưa ra các giải pháp cho người tiêu dùng dựa trên những hiểu biết về người tiêu dùng mà bạn có thông qua nghiên cứu thị trường.
- Consumer-driving: là đưa ra những giải pháp, những sản phẩm, hay ý tưởng mà ngay cả người tiêu dùng cũng không thể nghĩ đến.
Sự thật là làm marketing, các marketer phải dựa trên data hay nghiên cứu thị trường để hiểu người tiêu dùng, khi đưa ra các ý tưởng, đều phải nghiên cứu xem người tiêu dùng có chấp nhận không, mức độ chấp nhận đến đâu.
Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều thương hiệu đã tạo ra những điều mới lạ làm người tiêu dùng phải theo mình chứ không phải thương hiệu theo người tiêu dùng. Đơn cử là những ví dụ sau:
Ví dụ 1: Nếu Apple hỏi khách hàng vào năm 1983, họ cần gì? thì có thể câu trả lời sẽ là "Tôi cần máy Apple to hơn, nhanh hơn, rẻ hơn", sẽ có bao nhiêu người nói là "tôi cần 1 cỗ máy nhỏ, có thiết kế đẹp, phần mềm đơn giản dễ sử dụng". Liệu rằng trước khi Microsoft cho ra đời hệ điều hành Windows, người tiêu dùng có nghĩ là sẽ có 1 giao diện dễ sử dụng, thân thiện hơn với thùng rác ở góc bên dưới hay bên trên màn hình với hệ điều hành Ms Doc hay không?
Ví dụ 2: Khi các điện thoại đầu tiên ra đời với diện tích lớn cùng các nút bấm. Khi hỏi người tiêu dùng họ muốn điện thoại của họ như thế nào? Liệu rằng bạn sẽ có được câu trả lời là "tôi muốn điện thoại của tôi không có bàn phím, có thể nghe nhạc, lướt web,..." hay không?
Ví dụ 3: Mì Tiến Vua - Mì vì sức khỏe. Trước khi mì Tiến Vua nói tôi là "mì tốt cho sức khỏe của bạn", không ai nghĩ rằng mì mà lại tốt cho sức khỏe cả.
Bài học số 5: Sự mở rộng thị trường sang các nước khác không phải là cách duy nhất phát triển doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp phát triển, trên cơ bản, bạn có 2 cách: bành trướng (tăng penetration) và đào sâu (build brand love). Hầu hết các điều theo hướng bành trướng, ví dụ: bạn mở quán cafe và xây dựng thương hiệu thành công, sau đó bạn mở thêm các chi nhánh. Đó là bành trướng. Đương nhiên nó sẽ giúp đem lại thêm doanh thu. Nhưng cũng có một cách hiệu quả là tận dụng thương hiệu của bạn sang những ngành hàng khác. Sức mạnh về giá đầu vào của Walmart cũng không đảm bảo cho sự bành trướng trên toàn cầu của Walmart. Walmart đã giảm nhẹ sức mạnh thương hiệu của mình trong 8 năm qua, từ vị trí trong top 10 đến năm 2013, nó sếp hạng thứ 18 với giá trị thương hiệu $36.2 tỷ USD và trở thành thương hiệu thứ 20 với giá trị thương hiệu $24.7 USD trong năm 2015. Trong khi đó, một nhà bán lẻ khác là Amazon lại phát triển thương hiệu của mình bằng cách lấn sân sang các ngành hàng khác, từ kinh doanh sách sang các mặt hàng quần áo, điện tử,...
Bài học số 6: Học cách làm địa phương hóa thương hiệu.
Một công ty hay một thương hiệu đến từ 1 nước khác không có nghĩa là nó không thể trở thành một thương hiệu địa phương được. Sunsilk đã từng Việt Nam hóa thương hiệu Sunsilk bằng cách cho ra đời sản phẩm Sunsilk Bồ Kết. P&G cũng đã và đang Việt Nam hóa các thương hiệu toàn cầu của công ty bằng các chiến dịch gần gũi hơn với người tiêu dùng, đem những hình ảnh cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam trong các hoạt động truyền thông của mình.
Nói tóm lại, một marketer nhạy bén thì luôn luôn tìm tòi học hỏi từ những thành công của các công ty khác và tránh những sai lầm mà các công ty khác gặp phải. Vì làm một người quản lý thương hiệu, người đó phải xem các nhãn hàng mình nắm như con của mình. Chẳng ai muốn con mình phát triển không tốt. Hy vọng 6 bài học marketing về xây dựng thương hiệu này hữu ích cho bạn.
Khi bạn đã quyết định là bán gì rồi? Thì việc tiếp theo bạn cần làm là tìm mặt bằng, vị trí thuận tiện để mở cửa tiệm, phải không nào? Thật sự thì việc bạn chọn một địa điểm để kinh doanh cũng quan trọng như việc bạn quyết định kinh doanh mặt hàng gì? giá cả thế nào? Nó ảnh hưởng đến lượng traffic đến địa điểm kinh doanh của bạn. Lấy một ví dụ đơn giản, bạn quyết định bán mỹ phẩm, và bây giờ bạn phải lựa chọn địa điểm kinh doanh, có 3 lựa chọn: ở ngay vị trí đặc địa trong trung tâm thương mại, ở một con đường chính của một quận trung tâm, hay một địa điểm trong hẻm. Thật sự cả 3 lựa chọn đều khả thi cả, tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng đến 2 vấn đề: 1) chi phí thuê địa điểm, và 2) nỗ lực marketing của bạn để khách hàng biết đến bạn. Do đó, chọn một tên miền hiệu quả là một việc vô cùng quan trọng trong kinh doanh trên internet, giống như việc chọn mặt bằng trong kinh doanh truyền thống vậy.
Trong thế giới internet, tìm địa điểm đồng nghĩa với việc tạo một địa chỉ trên internet và mở một cửa hàng tức là mở một website.
Tương tự như kiểu kinh doanh truyền thống cần một địa chỉ văn phòng, bạn phải đăng ký một địa chỉ internet, gọi là tên miền (domain name) cho việc kinh doanh của bạn trên mạng. Tên miền (hay đường dẫn URL) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn trên các trang tìm kiếm và giúp khách hàng dễ tìm đến bạn hơn. Mặc dù, Google đã thông báo không dựa vào tên miền để đo thứ hạng của website, nhưng thật ra nó vẫn có mức ảnh hưởng nhất định.
Sau khi chọn thị trường ngách ở bước trước, ở bước này, bạn cần tìm một thị trường chuyên biệt bị "bỏ quên", có liên quan đến thị trường ngách mà bạn chọn. Ví dụ: thị trường đại trà là "sản phẩm chăm sóc sức khỏe", còn thị trường ngách có thể là "cách trị bệnh vảy nến"
Bạn có 3 việc cần phải làm trước khi có thể chọn một tên miền hiệu quả:
1. Tìm một thị trường ngách chuyên biệt
2. Đảm bảo đủ số lượng người tìm kiếm để có thể tạo ra lợi nhuận
3. Xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn hay chưa được giải quyết.
1. Tìm một thị trường ngách chuyên biệt:
Nếu bạn chọn thị trường "sức khỏe", thì bạn nên chọn cụ thể nhu cầu riêng biệt hơn nữa. VD: bạn có thể chọn "cách trị bệnh chàm", "sách hướng dưỡng tự trị bệnh chàm", "cách tự trị mụn", "yoga", "thiền",...
Bạn đừng lo thị trường ngách thì sẽ nhỏ vì thị trường internet toàn cầu có trên 1 tỷ người, và số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng qua thời gian.
2. Đảm bảo đủ số lượng người tìm kiếm để có thể tạo ra lợi nhuận
Nếu bạn chọn một thị trường chuyên biệt mà lại chẳng có chẳng có nhiều khách hàng thì cũng tiêu tùng. Một lý do thất bại điển hình là người kinh doanh tập trung vào các lĩnh vực quá ít nhu cầu.
Do đó, bạn cần phải đảm bảo thị trường chuyên biệt của mình có ít nhất 10,000 lượt tìm kiếm một tháng để có thể kiếm lời. Tại sao? Vì lượng người tìm kiếm ấy, là 100%, thì qua một purchase funnel như bên dưới, thì số lượng thật có thể mua sản phẩm của bạn đâu đó, chỉ còn lại khoản 3-5%. Tức là 10,000 tìm kiếm bạn, nhưng số lượng thực sự mua bạn, có thể tính ra là khoản 300 người, Nếu bạn giới thiệu một sản phẩm là 18 USD, huê hồng của bạn là 9USD, thì với số lượng tìm kiếm ấy, bạn có thể có được 2,700USD/tháng.
Trang https://adwords.google.com/KeywordPlanner sẽ cho bạn biết số lượng tìm kiếm địa phương và toàn cầu trong một tháng là bao nhiêu. Bạn sẽ có được thông tin trình bày như bên dưới.
3. Xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn hay chưa được giải quyết. Bây giờ bạn biết có một thị trường ngách chuyên biệt đủ lớn ngoài kia. Điều cần làm tiếp theo là tìm những vấn đề cụ thể họ muốn giải quyết. Người ta chỉ trả tiền cho bạn khi bạn giúp họ giải quyết vấn đề của mình mà thôi. Bạn có thể làm điều này bằng cách tham gia các diễn đàn về lĩnh vực kinh doan hcuar bạn, quan sát xem họ nói gì, họ cần gì? Bạn cũng có thể xem đối thủ của mình làm gì? họ giới thiệu sản phẩm thế nào?
Ok, vậy là xong! Bạn có thể chọn một tên miền hiệu quả, dựa trên 3 yếu tố trên. Giờ đây là đến giây phút thần thánh. Nhấn nút mua tên miền và thực sự bắt tay vào việc thôi.
Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên miền uy tín trên thế giới. Nếu bạn không muốn mất thời gian thiết kế, thì bạn phải mua cả tên miền và hosting và đặt hàng một công ty thiết kế cho bạn. Bạn có thể liên hệ với Mắt Bão hay Netnam. Nếu bạn dùng các platform miễn phí phổ biến hiện nay như Blogger, Wordpress, Wix,... thì thậm chí bạn không cần mua hosting. Bạn chỉ cần quyết định chọn dịch vụ cung cấp tên miền và mua tên miền mà thôi. Có những nhà cung cấp tên miền lớn hiện nay như: Godaddy, Host Gator, Arvix, InMotion Hosting,...Nhưng dựa vào giá cả, tính tiện dụng, dịch vụ, và giao diện sử dụng. Tôi chỉ chọn Godaddy. Thêm một điều nữa là Godaddy có rất nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. Đặc biệt là bạn còn thường nhận được code khuyến mãi qua mail.
Giá cả giao động từ 2.99 USD đến 12 USD. Có những tên miền tốt thì đã có người mua trữ trước, có thể từ một nghìn USD lên đến hàng chục nghìn USD.
2 lưu ý nhỏ khi chọn một tên miền hiệu quả:
Lưu ý 1: Lựa chọn đuôi gì? Sẽ có nhiều lựa chọn về đuôi cho bạn như *.com, *.info, *.org, *.net, *.us, *.com.vn,... Gia năm thứ nhất của từng đuôi có thể khác nhau. VD: đuôi info thường là 3.99 USD, đuôi chấm net là 6.99 USD, đuôi .com là ít khuyến mãi nhất. Vậy bạn nên chọn đuôi nào? Nó giống như là lựa chọn trong hẻm và mặt tiền, mặt tiền loại 1 hay loại 2 vậy. Đuôi .com thường dùng phổ biến nhất và dùng với mục đích thương mại. Khi người ta không dùng search engine để tìm thông tin họ cần, đôi khi họ sẽ ưu tiên gõ vấn đề của họ và thêm .com vào. Bạn thấy mức độ phổ biến của nó thế nào? Đuôi .org thường thì dành cho các tổ chức, đuôi .info dành cho người hay một tổ chức, .net thường danh cho những công việc gì đó liên quan đến online. Tóm lại, theo tôi bạn không nên vì giảm vài USD cho năm đầu mà làm giảm đi tính hiệu quả của tên miền của mình. Đuôi .com là ưu tiên hàng đầu cho bạn. Trong trường hợp nếu .com không còn, những lựa chọn khác sẽ được xem xét và lựa chọn. Lưu ý 2: Mua trong thời gian bao lâu? Thông thường, người mua luôn tiết kiệm và không chắc quyết định lựa chọn của mình, nên thường chỉ mua 1 năm. Nhưng tôi khuyên bạn nên mua từ 2 năm trở lên vì 4 lý do: 1) Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đánh giá và ưu tiên bạn cao hơn, vì bạn nghiêm túc với việc kinh doanh của mình, 2) Phí 1 năm là khoảng 12USD/năm, nếu bạn mua liền 2 năm, bạn cũng chỉ mất 24USD/năm, tương đương 500,000 đồng. Nó rẻ hơn rất rất nhiều so với việc bạn thuê một gian hàng hay mặt bằng trong kinh doanh truyền thống, thêm nữa mua lần đầu còn có những ưu đãi, 3) Giá năm sau có thể tăng, kèm theo tỷ giá VND/USD tăng cao, chi phí bạn bỏ ra sẽ nhiều hơn, 4) Bạn không cần lưu ý khi nào đến hạn đóng lại tiền thuê tên miền.
Ok ok, bạn giờ thì bạn thật sự nhấn nút mua một tên miền thực sự được rồi đấy. Bạn có thể mua tên miền của Godaddy tại đây >>> CLICK HERE Chân thành Đoàn Trung Thảo
CSR: Chiến lược phát triển bền vững của các tập đoàn đa quốc gia
Để một công ty phát triển bền vững, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều lý thuyết cũng như là các chiến lược phát triển. Nổi bật nhất là CSR - Corporate Social Responsibility, đây là Chiến Lược Phát Triển Bền Vững mà hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều sử dụng.
Sau khi tốt nghiệp MBA, tôi cũng từng đề xuất chiến lượt phát triển bền vững này vào một công ty lớn của Việt Nam, và chương trình CSR này được đồng ý thực hiện. Nhưng sau đó, nó khác hoàn toàn khác so với đề xuất ban đầu. Gần đây tôi cũng đưa ra một concept về CSR cho một nhãn hàng lớn mà tôi phụ trách, concept được đồng ý thực hiện, nhưng khi thực hiện, lại một lần nữa nó bị thay đổi hoàn toàn. Thật sự thì đôi với một công ty Việt Nam, dù lớn hay nhỏ, cái họ quan tâm nhất vẫn là lợi nhuận, là doanh số, hơn là những cái lợi trong tương lai. Do đó, để một công ty thực hiện loại chiến lược này, thật không phải là chuyện đơn giản. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng, trong tương lai không xa, các công ty Việt Nam của chúng ta có thể chú ý hơn đến Chiến Lược Phát Triển Bền Vững này.
Để bạn hiểu rõ hơn về CSR - Corporate Social Responsibility, tôi xin giải thích rõ hơn và đưa ra những ví dụ về vấn đề này như sau:
CSR - Corporate Social Responsibility là gì?
Nếu định nghĩa theo sách vỡ và theo model của nó thì hơi khó hiểu, tôi xin nêu ra một cách đơn giản theo mô hình 3Ps như sau. Để phát triển bền vững, công ty cần xem chính bản thân công ty như là một thành viên của cộng đồng, và thực hiện những nghĩa vụ của mình bao gồm: People, Planet, và Profit
Thật ra, đây là mô hình để đánh giá một chương trình CSR hơn là một định nghĩa, nhưng để đánh giá một chương trình CSR, thường các công ty dựa vào 3Ps này, do đó, chỉ cần xoáy vào đây, bạn có thể hiểu được concept của nó rồi.
People: ám chỉ đến cộng đồng và cả bản thân nhân viên của công ty. Công ty làm gì để có thể cải thiện được tình hình kinh tế của cộng đồng, của xã hội, cải thiện về nguồn lao động, cải thiện những tri thức, cuộc sống của cộng đồng,...Ở P này, ta thường thấy những chương trình cụ thể như Management Trainee của các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Pepsi, P&G,v.v... chương trình này giúp giáo dục và huấn luyện các sinh viên mới ra trường nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng thực tiễn nhầm đáp ứng các nhu cầu trong công việc. Khi các sinh viên được đào tạo, họ có thể tạo ra được những giá trị cụ thể cho cộng đồng và xã hội. Một ví dụ khác là, khi bão và lũ lụt xảy đến với ở miền Trung, thì một công ty phát động chương trình nhường cơm sẻ áo, cùng thực hiện chương trình từ thiện đến những khu vực gặp nạn này.
Planet: chỉ những việc làm của công ty làm cho môi trường sống ngày càng an toàn, và tốt đẹp hơn. Ví dụ những công ty sản xuất, hàng ngày thảy ra môi trường xung quanh hay thảy ra sông, cống rảnh một lượng lớn các chất thảy độc hại, sau một quá trình lao động và sản xuất, công ty này áp dụng những công nghệ mới giúp xử lý chất thảy tốt hơn, hoặc tái sử dụng các chất thảy này. Một ví dụ khác là OMO, nhãn hàng bột giặt này luôn luôn có nhiều chương trình CSR riêng của nhãn mình bao gồm 2 hoạt động nổi trội là: giáo dục và giúp trẻ phát triển tốt hơn và các hoạt động thân thiện với môi trường. Các hoạt động thân thiên với môi trường của OMO là mỗi năm điều nghiên cứu và yêu cầu các nhà cung cấp cung cấp hay sử dụng những thành phần nguyên liệu thân thiên hơn với môi trường như nhựa tái chế không có chất độc hại với môi trường,...
Profit: là làm sao phải có lợi nhuận cho công ty. Một khi công ty có lợi nhuận, thì công ty sẽ đóng thuế cho nhà nước, góp phần vào ngân sách quốc gia. Một khi công ty có lợi nhuận thì mới phát triển được, ngoài việc đóng góp vào ngân sách quốc gia, công ty còn đem đến nhiều việc làm hơn cho cộng động và quốc gia hay khu vực mà mình hoàn hoạt động, từ đó giúp việc luân chuyển hàng hóa trở nên thông suốt và tốt hơn dẫn đến việc kinh tế phát triển.
3 yếu tố này thường gắn liền với nhau, phân tích một ví dụ điển hình như sau:
Quảng Nam bị ngập lụt, người dân không thể lao động, và ở đây xảy ra nạn đói.
Một Công ty, ví dụ là Tân Hiệp Phát, phát động chương trình "Làm tiết kiệm, sống sẻ chia" với cơ chế chương trình như sau: các nhân viên trong công ty nên để ý đến việc sử dụng nước của mình, và nên sử dụng tiết kiệm, sau giờ làm công ty sẽ tắt hệ thống máy lạnh để tiết kiệm điện. Số tiền tiết kiệm được sẽ góp vào quỹ ủng hộ miền trung thân yêu. Các nhân viên của công ty sẽ cùng đến miền trung và làm chương trình từ thiện. Ở đây, khi tiết kiệm điện và nước công ty là làm giảm thiểu sự tát động đến môi trường có nghĩa là Planet, khi mà nguồn nước ngày càng cạn kiệt, có nơi không có nước để uống. Khi tiết kiệm, thì chi phí sẽ giảm hơn so với bình thường, với qui mô công ty lớn, thì chỉ cần giảm như thế, một tháng cũng giảm được một chi phí không nhỏ, giúp tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận này được dùng để giúp đỡ người dân ở vùng lũ lụt. Khi người dân được giúp đỡ, họ có thể sớm phục hồi nền kinh tế ở địa phương đó, khi đọc consumption ở đó sẽ được phục hồi, sẽ quay về phát triển lợi nhuận cho công ty. Ở đây công ty sẽ có những lợi ích vô hình như: 1) Hình ảnh cuộc công ty sẽ được yêu thích hơn, 2) Khi lũ lụt, lượng tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận công ty, nhưng khi công ty giúp người dân vượt qua được khó khăn, sau khi khó khăn đi qua, người dẫn sẽ ủng hộ sản phẩm nhiều hơn, từ đó giúp tăng consumption, dẫn đến tăng doan số.
Phân tích các chương trình CSR điển hình ở Việt Nam để có thể học hỏi thêm từ các chương trình này:
Chương trình "Uống sữa là sẻ chia" của Vinamilk:
Ở đây ta thấy, khi phát động chương trình này, Vinamilk không những giúp được cho 6 triệu trẻ em nghèo có sữa để uống, mà còn giúp cho những người mong muốn giúp một phần sức của mình đến người nghèo khó. Người tiêu dùng có cảm giác vừa có thể sử dụng tiền của mình để sử dụng sản phẩm, vừa mang đến giá trị cho một đối tượng khác đang cần sự giúp đỡ. Và khi chương trình thành công tốt đẹp, doanh thu của công ty cũng tăng theo, dẫn đến là chương trình có thêm phiên bản mới và giúp thêm nhiều người hơn nữa.
Một ví dụ khác là chương trình CSR hàng năm của Unilever.
Dự án này nhầm mục đích kêu gọi các hộ gia đình hãy tạo ra một tương lại tươi sáng hơn bằng cách quan tâm hơn đến cộng đồng và môi trường.
Từ việc làm xanh phòng tắm đến việc tìm những cách sử dụng mới cho những vật dụng hàng ngày trong nhà khi đã dùng hết như chai dầu gội, chai nước giặt, v.v..., những hoạt động này chứng minh rằng những hành động nhỏ tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng khi nó được thực hiện cùng nhau thì có thể tạo ra được một tác động to lớn. Bạn có thể sử dụng những chai lọ đã sử dụng hết bằng một cách sáng tạo nào đó, hay đơn giản chỉ là tắt vòi nước khi bạn đánh răng, giảm thiểu lượng nước sử dụng hàng ngày bằng cách sử dụng Comfort 1 lần xả, v.v... Nếu mỗi chúng ta đều góp một ít, thì thế giới của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Thông qua dự án này, Unilever muốn dạy thế hệ trẻ sống một cách có ý thức và lành mạnh hơn để đảm bảo con em chúng ta hay cháu chít của chúng ta có một cuộc sống thịnh vượng trong một thế giới tốt đẹp với nước và thức ăn sạch.
Lợi ích từ những chiến dịch CSR này là gì?
Các tập đoàn lớn đều đưa CSR - Corporate Social Responsibility vào phần chiến lược phát triển bền vững trong các báo cáo hàng năm của mình. Do đó, bạn có thể thấy được, CSR là công việc nhầm đem đến sự phát triển bền vững lâu dài cho tổ chức hơn là những lợi ích nhận được liền ngay lúc đó. Đó chính là điểm làm hạn chế việc áp dụng bởi các công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam.
Các lợi ích của CSR bao gồm:
1. Quản lý rủi ro:
Danh tiếng phải mất hàng thập kể để xây dựng, nhưng chỉ tại nạn, sơ suất nhỏ, hay những scandal nhỏ cũng có thể hủy hoại danh tiếng ấy. Bạn hãy tưởng tượng nếu một công ty xảy ra một lỗi trong sản xuất hay vướng phải một scandal, nhưng trước đó, công ty đã làm nhiều chương trình giao dục cho cộng đồng những điều mới, đóng góp vào các quĩ giúp ích cho con em của bạn, thì liệu rằng chỉ vì một scandal mà bạn vội quay lưng với công ty ấy? Qua nhiều cuộc khảo sát trên thế giới, thì những công ty có đóng góp vào sự phát triển của cộng động, có thực hiện các chiến dịch CSR, thì khi xảy ra khủng hoảng, người tiêu dùng thường có khuynh hướng dễ bỏ qua cho những sai lầm ấy của công ty.
2. Sự yêu thích về thương hiệu:
CSR có thể giúp xây dựng tính trung thành thương hiệu dựa trên giá trị đạo đức xác định phù hợp với ngành hàng hay nhãn hàng. Ví dụ chương trình "Uống sữa là sẻ chia" của Vinamilk, nếu bạn thường hay uống sữa, bây giờ khi bạn mua sữa, bạn có cảm giác giúp ích cho người khác nữa, liệu rằng bạn có cảm thấy thích uống sữa của Vinamilk hơn không? Tôi tin là có!
3. Sự khác biệt về thương hiệu:
CSR có thể giúp xây dựng sự khác biệt thương hiệu dựa trên giá trị của thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng, những nhãn hàng lớn sẽ có thêm 1P nữa trong Marketing Mix, đó là Brand Philosophy. Ví dụ theo OMO " Học quá nhiều chưa chắc đã tốt trong khi vui chơi và lắm bẩn giúp bé học thêm nhiều điều mới" - "Trẻ học điều hay ngại gì vết bẩn", do đó, OMO giúp xây dựng 1000 sân chơi cho trẻ trên toàn quốc, giúp các bé phát triển thể chất trong quá trình chơi đùa và lắm bẩn. (Chương trình thực hiện từ 2006 đến hiện tại)
4. Mối quan hệ đối tác:
Những chương trình CSR phù hợp có thể tăng sự hấp dẫn đến các đôi tác của bản thân công ty. Ví dụ: Unilever là công ty luôn luôn tìm kiếm những đối tác sản xuất nguyên liệu tốt cho môi trường, nếu bạn cung chai đựng nước giặt thân thiện với môi trường, thì bạn sẽ có thể làm ăn lâu dài Unilever.
Trong kinh doanh, vốn đầu tư chắc chắn là không thể không có. Vậy trong từng mô hình kinh doanh, chi phí đầu tư vào việc kinh doanh là bao nhiêu? gồm những chi phí gì? có thể có những phát sinh gì? Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh online thấp, là bao nhiêu? Gồm những khoảng gì?
Tôi có cơ mai là ngoài việc làm cho các công ty lớn, còn có cơ hội làm những dự án kinh doanh riêng, với gia đình, hay bạn bè. Do đó, tôi xin chia sẻ chút kinh nghiệm về vấn đề này.
Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh truyền thống.
Tôi xin lấy ví dụ 3 ngành kinh doanh phổ biến hiện nay là mở nhà phân phối cho một công ty nào đó, kinh doanh mỹ phẩm và mở quán cafe take-away.
Mở một quán cafe:
Mở một quán cafe thì chi phí rất vô chừng, nó tùy thuộc vào địa điểm, độ lớn, số lượng bàn ghế, loại bàn ghế, thiết bị, và trang trí. Và ở đây bạn có 2 lựa chọn: tự làm tất cả theo ý của chính bạn hoặc là liên hệ với một công ty chuyên thiết lập quán cafe. Theo kinh nghiệm của tôi thì chi phí cả 2 lựa chọn này là như nhau. Sự khác nhau nằm ở việc ý tưởng thiết và phong cách cho quán cafe của mình.
Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh cafe take away bao gồm:
1. Tiền thuê măt bằng: trung bình khoảng 6.5tr/tháng. Bạn sẽ đóng tiền nhà tháng đầu và tiền 2 tháng tiền thế chân. Vị chi là tháng đầu tiên bạn phải chi 19.5tr.
2. Tiền trang trí, sửa chửa mặt bằng: khoảng 5-10tr tùy vào mức độ sửa chửa và trang trí.
3. Tiền mua bàn ghế: giao động từ 580k đến 1,3tr một bộ gồm 1 bàn và 4 ghế (tùy ghế có dựa hay không, chất liệu, cách đóng,...). Vậy cho là bạn mua 1 bộ bàn ghế gồm 1 bàn 2 ghế một và 2 ghế dựa, chi phí là 1tr. Bạn sẽ đầu tư khoảng 10tr cho phần bàn ghế này. Đây là ghế và bàn nhỏ bạn hay thấy ở các quán cafe take away. Nếu bạn có yêu cầu cao hơn về kiểu dáng và chất lượng thì giá giao động từ 1.8tr đến 2.2tr. Bạn vẫn có thể tiết kiệm được 1 ít cho phần này, nếu bạn chịu khó tìm những nơi bán bàn ghế cafe cũ. Ngoài những trường hợp sang quán, có rất nhiều trường hợp, họ không thể sang quán và phải bán cho các tiệm chuyên thu mua bàn ghế cafe cũ. Ở đó, có nhiều loại cũ mới, nếu hên thì bạn có thể chọn được những cái ưng ý.
4. Tiền các trang thiết bị (máy xay sinh tố, máy ép trái cây, thùng đá, tủ mát, sóng inox để ly, bàn rửa vệ sinh dụng cụ, bình đun siêu tốc, ly thủy tinh, ly nhựa, và các thứ linh tinh khác): 10-20tr.
5. Tiền bảng quảng cáo: nếu không muốn đầu tư tốn kém, bạn chỉ in Hiflex bình thường thì giá giao động 280k-360k/M2. Vậy chi phí bảng quảng cáo tiệm khoảng 1.2 - 1.5tr. Hộp đèn 2 mặt từ 480k đến 650k.
6. Tiền hàng (cafe, nước ngọt, nguyên liệu,...), đừng nghỉ đến chuyện nhà cung cấp sẽ cho bạn nợ nhé: dao động từ 5-10tr. Vì có một số thứ phải mua nhiều thì mới có giá rẻ, và thật ra cũng tùy thuộc từng nhà cung cấp nữa. Ví dụ như cafe. Thật ra, bạn mở quán cafe, thì cafe đương nhiên phải là chủ đạo, bạn cũng sẽ làm mọi cách để công việc làm ăn nó tốt, do đó, nếu bạn muốn có giá tốt, đương nhiên bạn cũng phải mua nhiều rồi.
Tổng chi phí giao động từ 60 - 65tr tùy mức tiết kiệm. Đây chưa bao gồm tiền vốn di động của bạn, tiền nhân viên, tiền bảo kê (nếu ở 1 số địa điểm). Vì bạn không thể chắc chắn là vài tháng đầu bạn sẽ có lợi nhuận. Và ở một số địa điểm như Bàu Cát, thì bạn sẽ phải đóng thêm 1 chút phí cho các anh ấy, giao động từ 5-10tr.
Nói tóm lại là bạn nên có khoảng 100 - 120tr là an toàn nhất.
Mở môt nhà phân phối:
Để mở một nhà phân phối, bạn cần xem xét những yếu tố sau:
1) Ở khu vực của bạn, có công ty nào đang tìm nhà phân phối không? (vì công ty đã định sẵn, một nhà phân phối sẽ quản lý một khu vực nhất định nào đó rồi, nếu khu vực đó đã có thì bạn không thể trở nhà phân phối ở đó được),
2) Vốn bạn là bao nhiêu, để đầu tư cho kho bãi, thiết bị kéo hàng, nâng hàng, thang máy chở hàng, xe tải, xe máy giao hàng...(Có nhiều mức nhà phân phối, bạn cần biết mình ở đâu để đầu tư, và còn tiền để lo lâu dài nữa),
3) Làm nhà phân phối cho ngành hàng nào? Bạn có nhiều cách lựa chọn:
a) Chọn theo tính cạnh tranh (cao hay thấp, có nhiều nhà phân phối không? thị trường có bị gẫy hay không?),
b) Lựa chọn trên giá trị sản phẩm (diện tích kho của bạn là như nhau, nhưng nếu bạn phân phối nước ngọt, thì khoản chiếm diện tích đó tương đương 68k/két hay bạn muốn chọn 1 thùng sữa bột, giá khoảng 3tr/thùng?, cũng là diện tích đó, một thùng mỹ phẩm cao cấp, diện tích sử dụng ấy trị giá có thể lên đến 50-70tr).
Thường thì lợi nhuận của nhà phân phối tầm khoảng 3 - 3.5% cho mỗi ngành hàng của 1 công ty mà bạn phân phối, do đó, bạn rất khó tồn tại hay nếu bạn chỉ phân phối cho một công ty. Bạn phân phối cho một công ty hay nhiều công ty thì chi phí cố định là như nhau, chỉ khác nhau ở biến phí. Do đó, nếu bạn có nhiều vốn thì có thể đầu tư làm nhà phân phối cho nhiều công ty lớn. Hoặc bạn cũng có thể làm nhà phân phối cho những công ty không tên tuổi, nhưng công ty lợi nhuận sẽ cao hơn, nhưng họ không hỗ trợ marketing để người tiêu dùng hay các điểm bán biết về sản phẩm. Việc canh tranh chủ yếu dựa vào giá bán.
Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh nhà phân phối bao gồm:
1. Tiền thuê kho (nếu có thể tìm được kho có sẵn để thuê)
2. Tiền thuê đất + tiền xây dựng kho và văn phòng (nếu không thể tìm được kho bãi có sẵn)
3. Tiền mua xe tải, xe máy chở hàng, xe nâng, pallet
4. Tiền đầu tư vào tháng máy chở hàng (Nếu NPP của bạn lớn, hay dịch tích sử dụng nhỏ, cần phải xây dựng nhiều tầng)
5. Tiền trang thiết bị bao gồm: máy vi tính, bàn, bảng, phòng họp, bảng chia chỉ tiêu,...
6. Tiền hàng theo chỉ tiêu hàng tháng với công ty.
Nếu bạn thuê đất và xây dựng NPP lớn, thì chi phí ước lượng khoảng 5-6 tỷ.
Nếu nhỏ, thì giao động khoảng 1-2 tỷ.
Kinh doanh mỹ phẩm với thương hiệu riêng của mình:
Hiện tại có rất nhiều công ty chuyên gia công mỹ phẩm, với giá cả và chất lượng đa dạng.
Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh mỹ phẩm với thương hiệu riêng của bạn bao gồm:
1. Tiền hàng: để có mức giá tốt, ít nhất bạn phải mua từ 100 đơn vị trở lên (nếu làm nhỏ, có những nơi vẫn gia công cho bạn từ 10 đơn vị trở lên, nhưng đương nhiên giá sẽ không tốt bằng 100 đơn vị, và không thể tốt bằng 1000 đơn vị,...)
2. Tiền hộp:
- Nếu bạn in lẻ dưới 500 hộp: giá mỗi hộp trung bình là 10k.
- Nếu bạn in sỉ, từ 1000 hộp trở lên: giá trung bình 4.5k/ hộp nếu không có in nổi, hay không có in metalize.
- Nếu bạn in sỉ, từ 1000 hộp trở lên và có in nổi và metalize: giá trung bình 8k/hộp.
3. Tiền kiểm nghiệm sản phẩm: kiểm vi sinh - 300k/lần/1 sản phẩm, kiểm kích ứng da - 2tr/lần/sản phẩm.
4. Tiền công bố chất lượng sản phẩm: thủ tục nhà nước - 500tr/đơn, tiền dịch vụ - 3tr/1 sản phẩm.
5. Đăng ký bảo hộ thương hiệu: tùy dịch vụ, ước lượng khoảng 3tr.
Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh MLM:
Thường thì khi bạn muốn gia nhập một hệ thống của một công ty nào đó, sẽ có 2 dạng chi phí: chi phí mở mã số: giao động từ 200k đến 1tr, và chi phí mua hàng. Chi phí mua hàng là chi phí công ty yêu cầu bạn mua để dùng thử để bạn trở thành sản phẩm của sản phẩm. Nếu công ty đã có mặt tại VN, thì công ty thường không bắt buộc bạn mua sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng nên mua và dùng thử thì mới có trãi nghiệm, từ đó mới có thể kinh doanh được (vấn đề là mua nhiều hay ít, nếu bạn gặp tuyến trên, bắt bạn phải mua 1 lượng hàng lớn khi gia nhập thì nên suy nghĩ lại, trừ khi bạn phải đăng ký mã số nước ngoài và công ty chưa chính thức vào VN)
Chi phí đầu từ vào việc kinh doanh online.
Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh này chủ yếu là chi phí đầu tư cho chính bản thân bạn, cho kiến thức của bạn, hơn là chi phí vào các định phí hay biến phí của dạng mô hình kinh doanh truyền thống. Nếu bạn đã là một chuyên gia về SEO và online marketing rồi, thì bạn sẽ không cần tiền đầu tư vào phần phát triển kiến thức và kỹ năng này. Các khóa training hay tài liệu có thể giúp bạn rút ngắn rất nhiều thời gian trong việc kiếm tiền online này, vì bạn biết các chi tiết trong từng bước phải làm gì. Thật sự thì để bạn làm một công việc như ở công ty của bạn, bạn phải đầu tư rất nhiều tiền trong vòng 4 năm. Sau đó bạn phải làm một thời gian để có kinh nghiệm thực tế trong công việc thì bạn mới có thể làm việc hiệu quả được. Kinh doanh online cũng vậy, bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng nhất định, những kiến thức này bạn phải mua mới có thể có được, những chia sẻ trên các website chỉ là định hướng cho bạn biết phải làm gì, các bước tiến hành thế nào? khó có thể nói rõ chi tiết trong từng công việc cụ thể chỉ trong vài trang trên website được.
Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh online bao gồm:
- Các khóa training hay những tài liệu được soạn để hướng dẫn bạn cách thức tiến hành công việc thường có giá giao động rất lớn, có thể là từ 5USD đến 5000 USD.
+ Các khóa học: nếu của VN đào tạo, trung bình từ 1.5tr-3tr/khóa 2-3 buổi, nếu là nước ngoài, giao động từ 2000 - 5000 USD. Đặc biệt, tôi khuyên không nên tham gia các khóa có tên Ewen Chia.
+ Bạn không cần phải tham gia các khóa học này, dựa trên định hướng ở các bài viết ở đây, bạn có thể mua từng bộ tài liệu riêng lẽ, giá giao động từ 10 - 20USD. Bạn cũng có thể tự mài mò nghiên cứu, nhưng bạn phải mất nhiều thời gian hơn, và con đường đi có thể không đúng dẫn đến kết quả không như mong đợi.
- Chi phí mua domain: giá domain thường là khoảng 12 USD/năm. Thường thì giá domain *.info là thấp nhất, luôn được khuyến mãi trong năm đầu sử dụng, giá giao động 3.99 - 4.99 USD. Tuy nhiên, bạn nên chọn *.com, vì mức độ ưu tiên khi search của .com cao hơn so với các đuôi khác. Khi mua, cũng nên mua 2 năm trở lên, vì các dịch vụ cung cấp domain sẽ đánh giá bạn cao hơn.
- Chi phí hosting: nếu bạn dùng các mã nguồn mở như Blogger, Wordpress, Wix, v.v... thì bạn không cần mua hosting cũng được. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế riêng, thì cũng nên mua hosting.
- Chi phí quảng cáo hay thuê SEO ban đầu nếu bạn muốn tìm tiền sớm mà chưa biết cách tạo ra traffic về website.
Đây là những kinh nghiệm mà mình đã từng trãi qua, hy vọng giúp ích được cho các bạn, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể bình luận bên dưới. Tôi luôn ở đây để sẵn sàng trả lời câu hỏi của bạn.
Viral Clip: Scary Nivea Doll chỉ cho trẻ tại sao phải sử dụng kem chống nắng
Bài này viết dành riêng cho những nhân viên cũ tui, tuy không còn làm chung, nhưng anh vẫn thấy cần phát triển tụi em thêm nữa. Nói chung là "câu đầu này" và cái "chuyên mục Coaching" này là dành cho tụi em.
Chả là anh ít khi đọc tin tức, hôm nay tình cờ xem thấy Clip này thấy hay, clip mới hoàn toàn nhé! ^^ sẵn viết một bài cho tụi em. Không nói dông dài, vào vấn đề chính phía dưới luôn nhé:
Không biết ở Việt Nam thế nào, vì không có data để thảo luận, nhưng ở Brazil thì mọi người đều biết rằng trẻ con rất ghét thoa kem chống nắng. Và Insight của người mẹ là "làm sao để bảo vệ con yêu từ tác hại của ánh nắng mặt trời khi con không thích sử dụng kem chống nắng?".
Vì thế, Nivea muốn tìm một cách vừa vui lại vừa đáng nhớ để dạy cho trẻ em Brazil (và ba mẹ các bé) về tính quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng. Họ đã brief và làm việc với agency để tạo ra những con búp bê mà khi nó ở ngoài nắng, thì da nó sẽ bị cháy nắng. Trẻ học được tính quan trọng của việc chăm sóc da khi thoa kem chống nắng lên để bảo vệ búp bê. Xem clip bên dưới xem tại sao nó hiệu quả nhé...
Con búp bê Nivea được làm từ vật liệu nhại cảm với tia UV và nhanh chóng chuyển màu giống như con tôm khi gặp nóng khi nó tiếp xúc với ánh năng gay gắt mà không thoa kem chống nắng giống như da chúng ta lúc không được bảo vệ vậy.
Nếu các bé thoa kem chống nắng lên những con búp bê này, nó sẽ được bảo vệ khỏi bị cháy nắng. Nếu con búp bê đã chuyển sang đỏ, thoa 1 ít kem Nivea lên chúng, da chúng sẽ chuyển lại màu sắc nình thường (so sánh như vậy thực sự không đúng lắm trong trường hợp cháy nắng thực tế, thực tế thì khi bị cháy nắng rồi thì rất khó để phục hồi lại như trong hoạt động này, nhưng dù sao thì đó cũng là cách hiệu quả để educate kids).
Nhìn lại phần trên, viết giống như viết Creative brief vậy ha, hình như hơi bị nhiễm.
Cái anh muốn nói đến trong đây là:
1. Làm brand, ta cần phải định hướng cho agency định hướng của campaign thông qua consumer insight và objectives. Mà muốn có được appealing consumer insight, cái đầu tiên tụi em cần phải có là consumer & marketing understanding. Cái này là cái quan trọng trong creative brief, dựa vào đó agency mới brainstorm và đưa ra creative idea.
2. Channel Mix: phải xác định được với campaign idea đó, thì channel-driven phải là gì, những channel nào support cho channel chính, tỷ lệ thế nào. Ở đây Nivea sử dụng activation để người tiêu dùng trãi nghiệm sản phẩm, và sau đó amplify bằng viral cho hoạt động này.
3. Communication tool: thông thường người ta cứ mãi suy nghĩ là làm cách nào để sản phẩm của mình được thử trên da thiệt, ở đây họ đã suy nghĩ ra khỏi khuôn khổ và chọn đúng communication tool là búp bê. Đối với con nít, dù trai hay gái, các bé đều thích búp bê. Vì thế, đây là vật rất thân thương, dễ gây sự chú ý, dễ lấy lòng, và gần gũi với các bé.
4. Reason for successful viral: đây là clip có ý nghĩa và fun, do đó, các bà mẹ đều cảm thấy thích thú cho các bé xem, và educate bé nên sử dụng sản phẩm chống nắng, đều mà các bà mẹ mong muốn. Đối với các bé, cái gì mà có hình ảnh thân thương như búp bê sẽ gây sự chú ý mạnh liệt cho bé, thậm chí các bé còn muốn xem đi xem lại.
5. Technology: ở đây họ biết tận dụng những thiết bị nhạy cảm với tia UV để đem đến trải nghiệm liên quan đến sản phẩm. Nhớ là luôn luôn có công nghệ mới để hỗ trợ mình trong các hoạt động, chủ yếu là mình biết mình muốn gì và chi phí cho nó là bao nhiêu, và làm sao để có chi phí phù hợp. Luốn update công nghệ nhé.
Khi về THP, anh có cả đống ý tưởng muốn làm, mà bị vướng cái Incremental Calculation Model, không thể đối phó được. Giờ mỗi đứa mỗi nơi, phân tích case study này, hy vọng tụi em có được foods for thought cho các hoạt động của nhãn hàng mình phụ trách hiện tại hay trong tương lai.