6/27/2015

Cách chọn một tên miền hiệu quả!

Làm sao để chọn một tên miền hiệu quả?

Khi bạn đã quyết định là bán gì rồi? Thì việc tiếp theo bạn cần làm là tìm mặt bằng, vị trí thuận tiện để mở cửa tiệm, phải không nào? Thật sự thì việc bạn chọn một địa điểm để kinh doanh cũng quan trọng như việc bạn quyết định kinh doanh mặt hàng gì? giá cả thế nào? Nó ảnh hưởng đến lượng traffic đến địa điểm kinh doanh của bạn. Lấy một ví dụ đơn giản, bạn quyết định bán mỹ phẩm, và bây giờ bạn phải lựa chọn địa điểm kinh doanh, có 3 lựa chọn: ở ngay vị trí đặc địa trong trung tâm thương mại, ở một con đường chính của một quận trung tâm, hay một địa điểm trong hẻm. Thật sự cả 3 lựa chọn đều khả thi cả, tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng đến 2 vấn đề: 1) chi phí thuê địa điểm, và 2) nỗ lực marketing của bạn để khách hàng biết đến bạn. Do đó, chọn một tên miền hiệu quả là một việc vô cùng quan trọng trong kinh doanh trên internet, giống như việc chọn mặt bằng trong kinh doanh truyền thống vậy.


Trong thế giới internet, tìm địa điểm đồng nghĩa với việc tạo một địa chỉ trên internet và mở một cửa hàng tức là mở một website.

Tương tự như kiểu kinh doanh truyền thống cần một địa chỉ văn phòng, bạn phải đăng ký một địa chỉ internet, gọi là tên miền (domain name) cho việc kinh doanh của bạn trên mạng. Tên miền (hay đường dẫn URL) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn trên các trang tìm kiếm và giúp khách hàng dễ tìm đến bạn hơn. Mặc dù, Google đã thông báo không dựa vào tên miền để đo thứ hạng của website, nhưng thật ra nó vẫn có mức ảnh hưởng nhất định. 

Sau khi chọn thị trường ngách ở bước trước, ở bước này, bạn cần tìm một thị trường chuyên biệt bị "bỏ quên", có liên quan đến thị trường ngách mà bạn chọn. Ví dụ: thị trường đại trà là "sản phẩm chăm sóc sức khỏe", còn thị trường ngách có thể là "cách trị bệnh vảy nến"

Bạn có 3 việc cần phải làm trước khi có thể chọn một tên miền hiệu quả:

1. Tìm một thị trường ngách chuyên biệt
2. Đảm bảo đủ số lượng người tìm kiếm để có thể tạo ra lợi nhuận
3. Xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn hay chưa được giải quyết.

1. Tìm một thị trường ngách chuyên biệt:
Nếu bạn chọn thị trường "sức khỏe", thì bạn nên chọn cụ thể nhu cầu riêng biệt hơn nữa. VD: bạn có thể chọn "cách trị bệnh chàm", "sách hướng dưỡng tự trị bệnh chàm", "cách tự trị mụn", "yoga", "thiền",...

Bạn đừng lo thị trường ngách thì sẽ nhỏ vì thị trường internet toàn cầu có trên 1 tỷ người, và số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng qua thời gian.

2. Đảm bảo đủ số lượng người tìm kiếm để có thể tạo ra lợi nhuận
Nếu bạn chọn một thị trường chuyên biệt mà lại chẳng có chẳng có nhiều khách hàng thì cũng tiêu tùng. Một lý do thất bại điển hình là người kinh doanh tập trung vào các lĩnh vực quá ít nhu cầu.

Do đó, bạn cần phải đảm bảo thị trường chuyên biệt của mình có ít nhất 10,000 lượt tìm kiếm một tháng để có thể kiếm lời. Tại sao? Vì lượng người tìm kiếm ấy, là 100%, thì qua một purchase funnel như bên dưới, thì số lượng thật có thể mua sản phẩm của bạn đâu đó, chỉ còn lại khoản 3-5%. Tức là 10,000 tìm kiếm bạn, nhưng số lượng thực sự mua bạn, có thể tính ra là khoản 300 người, Nếu bạn giới thiệu một sản phẩm là 18 USD, huê hồng của bạn là 9USD, thì với số lượng tìm kiếm ấy, bạn có thể có được 2,700USD/tháng.
Trang https://adwords.google.com/KeywordPlanner sẽ cho bạn biết số lượng tìm kiếm địa phương và toàn cầu trong một tháng là bao nhiêu. Bạn sẽ có được thông tin trình bày như bên dưới.

3. Xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn hay chưa được giải quyết.
Bây giờ bạn biết có một thị trường ngách chuyên biệt đủ lớn ngoài kia. Điều cần làm tiếp theo là tìm những vấn đề cụ thể họ muốn giải quyết. Người ta chỉ trả tiền cho bạn khi bạn giúp họ giải quyết vấn đề của mình mà thôi. Bạn có thể làm điều này bằng cách tham gia các diễn đàn về lĩnh vực kinh doan hcuar bạn, quan sát xem họ nói gì, họ cần gì? Bạn cũng có thể xem đối thủ của mình làm gì? họ giới thiệu sản phẩm thế nào?

Ok, vậy là xong! Bạn có thể chọn một tên miền hiệu quả, dựa trên 3 yếu tố trên. Giờ đây là đến giây phút thần thánh. Nhấn nút mua tên miền và thực sự bắt tay vào việc thôi. 

Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên miền uy tín trên thế giới. Nếu bạn không muốn mất thời gian thiết kế, thì bạn phải mua cả tên miền và hosting và đặt hàng một công ty thiết kế cho bạn. Bạn có thể liên hệ với Mắt Bão hay Netnam. Nếu bạn dùng các platform miễn phí phổ biến hiện nay như Blogger, Wordpress, Wix,... thì thậm chí bạn không cần mua hosting. Bạn chỉ cần quyết định chọn dịch vụ cung cấp tên miền và mua tên miền mà thôi.

Có những nhà cung cấp tên miền lớn hiện nay như: Godaddy, Host Gator, Arvix, InMotion Hosting,...Nhưng dựa vào giá cả, tính tiện dụng, dịch vụ, và giao diện sử dụng. Tôi chỉ chọn Godaddy. Thêm một điều nữa là Godaddy có rất nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. Đặc biệt là bạn còn thường nhận được code khuyến mãi qua mail.

Giá cả giao động từ 2.99 USD đến 12 USD. Có những tên miền tốt thì đã có người mua trữ trước, có thể từ một nghìn USD lên đến hàng chục nghìn USD.

2 lưu ý nhỏ khi chọn một tên miền hiệu quả:

Lưu ý 1: Lựa chọn đuôi gì?
Sẽ có nhiều lựa chọn về đuôi cho bạn như *.com, *.info, *.org, *.net, *.us, *.com.vn,... Gia năm thứ nhất của từng đuôi có thể khác nhau. VD: đuôi info thường là 3.99 USD, đuôi chấm net là 6.99 USD, đuôi .com là ít khuyến mãi nhất. Vậy bạn nên chọn đuôi nào? Nó giống như là lựa chọn trong hẻm và mặt tiền, mặt tiền loại 1 hay loại 2 vậy. Đuôi .com thường dùng phổ biến nhất và dùng với mục đích thương mại. Khi người ta không dùng search engine để tìm thông tin họ cần, đôi khi họ sẽ ưu tiên gõ vấn đề của họ và thêm .com vào. Bạn thấy mức độ phổ biến của nó thế nào? Đuôi .org thường thì dành cho các tổ chức, đuôi .info dành cho người hay một tổ chức, .net thường danh cho những công việc gì đó liên quan đến online.

Tóm lại, theo tôi bạn không nên vì giảm vài USD cho năm đầu mà làm giảm đi tính hiệu quả của tên miền của mình. Đuôi .com là ưu tiên hàng đầu cho bạn. Trong trường hợp nếu .com không còn, những lựa chọn khác sẽ được xem xét và lựa chọn.

Lưu ý 2: Mua trong thời gian bao lâu?
Thông thường, người mua luôn tiết kiệm và không chắc quyết định lựa chọn của mình, nên thường chỉ mua 1 năm. Nhưng tôi khuyên bạn nên mua từ 2 năm trở lên vì 4 lý do: 1) Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đánh giá và ưu tiên bạn cao hơn, vì bạn nghiêm túc với việc kinh doanh của mình, 2) Phí 1 năm là khoảng 12USD/năm, nếu bạn mua liền 2 năm, bạn cũng chỉ mất 24USD/năm, tương đương 500,000 đồng. Nó rẻ hơn rất rất nhiều so với việc bạn thuê một gian hàng hay mặt bằng trong kinh doanh truyền thống, thêm nữa mua lần đầu còn có những ưu đãi, 3) Giá năm sau có thể tăng, kèm theo tỷ giá VND/USD tăng cao, chi phí bạn bỏ ra sẽ nhiều hơn, 4) Bạn không cần lưu ý khi nào đến hạn đóng lại tiền thuê tên miền.

Ok ok, bạn giờ thì bạn thật sự nhấn nút mua một tên miền thực sự được rồi đấy.
Bạn có thể mua tên miền của Godaddy tại đây >>> CLICK HERE

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

6/22/2015

CSR: Chiến lược phát triển bền vững

CSR: Chiến lược phát triển bền vững của các tập đoàn đa quốc gia

Để một công ty phát triển bền vững, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều lý thuyết cũng như là các chiến lược phát triển. Nổi bật nhất là CSR - Corporate Social Responsibility, đây là Chiến Lược Phát Triển Bền Vững mà hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều sử dụng.


Sau khi tốt nghiệp MBA, tôi cũng từng đề xuất chiến lượt phát triển bền vững này vào một công ty lớn của Việt Nam, và chương trình CSR này được đồng ý thực hiện. Nhưng sau đó, nó khác hoàn toàn khác so với đề xuất ban đầu. Gần đây tôi cũng đưa ra một concept về CSR cho một nhãn hàng lớn mà tôi phụ trách, concept được đồng ý thực hiện, nhưng khi thực hiện, lại một lần nữa nó bị thay đổi hoàn toàn. Thật sự thì đôi với một công ty Việt Nam, dù lớn hay nhỏ, cái họ quan tâm nhất vẫn là lợi nhuận, là doanh số, hơn là những cái lợi trong tương lai. Do đó, để một công ty thực hiện loại chiến lược này, thật không phải là chuyện đơn giản. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng, trong tương lai không xa, các công ty Việt Nam của chúng ta có thể chú ý hơn đến Chiến Lược Phát Triển Bền Vững này.

Để bạn hiểu rõ hơn về CSR - Corporate Social Responsibility, tôi xin giải thích rõ hơn và đưa ra những ví dụ về vấn đề này như sau:

CSR - Corporate Social Responsibility là gì?

Nếu định nghĩa theo sách vỡ và theo model của nó thì hơi khó hiểu, tôi xin nêu ra một cách đơn giản theo mô hình 3Ps như sau. Để phát triển bền vững, công ty cần xem chính bản thân công ty như là một thành viên của cộng đồng, và thực hiện những nghĩa vụ của mình bao gồm: People, Planet, và Profit


Thật ra, đây là mô hình để đánh giá một chương trình CSR hơn là một định nghĩa, nhưng để đánh giá một chương trình CSR, thường các công ty dựa vào 3Ps này, do đó, chỉ cần xoáy vào đây, bạn có thể hiểu được concept của nó rồi.

People: ám chỉ đến cộng đồng và cả bản thân nhân viên của công ty. Công ty làm gì để có thể cải thiện được tình hình kinh tế của cộng đồng, của xã hội, cải thiện về nguồn lao động, cải thiện những tri thức, cuộc sống của cộng đồng,...Ở P này, ta thường thấy những chương trình cụ thể như Management Trainee của các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Pepsi, P&G,v.v... chương trình này giúp giáo dục và huấn luyện các sinh viên mới ra trường nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng thực tiễn nhầm đáp ứng các nhu cầu trong công việc. Khi các sinh viên được đào tạo, họ có thể tạo ra được những giá trị cụ thể cho cộng đồng và xã hội. Một ví dụ khác là, khi bão và lũ lụt xảy đến với ở miền Trung, thì một công ty phát động chương trình nhường cơm sẻ áo, cùng thực hiện chương trình từ thiện đến những khu vực gặp nạn này.

Planet: chỉ những việc làm của công ty làm cho môi trường sống ngày càng an toàn, và tốt đẹp hơn. Ví dụ những công ty sản xuất, hàng ngày thảy ra môi trường xung quanh hay thảy ra sông, cống rảnh một lượng lớn các chất thảy độc hại, sau một quá trình lao động và sản xuất, công ty này áp dụng những công nghệ mới giúp xử lý chất thảy tốt hơn, hoặc tái sử dụng các chất thảy này. Một ví dụ khác là OMO, nhãn hàng bột giặt này luôn luôn có nhiều chương trình CSR riêng của nhãn mình bao gồm 2 hoạt động nổi trội là: giáo dục và giúp trẻ phát triển tốt hơn và các hoạt động thân thiện với môi trường. Các hoạt động thân thiên với môi trường của OMO là mỗi năm điều nghiên cứu và yêu cầu các nhà cung cấp cung cấp hay sử dụng những thành phần nguyên liệu thân thiên hơn với môi trường như nhựa tái chế không có chất độc hại với môi trường,...

Profit: là làm sao phải có lợi nhuận cho công ty. Một khi công ty có lợi nhuận, thì công ty sẽ đóng thuế cho nhà nước, góp phần vào ngân sách quốc gia. Một khi công ty có lợi nhuận thì mới phát triển được, ngoài việc đóng góp vào ngân sách quốc gia, công ty còn đem đến nhiều việc làm hơn cho cộng động và quốc gia hay khu vực mà mình hoàn hoạt động, từ đó giúp việc luân chuyển hàng hóa trở nên thông suốt và tốt hơn dẫn đến việc kinh tế phát triển.

3 yếu tố này thường gắn liền với nhau, phân tích một ví dụ điển hình như sau:

Quảng Nam bị ngập lụt, người dân không thể lao động, và ở đây xảy ra nạn đói.

Một Công ty, ví dụ là Tân Hiệp Phát, phát động chương trình "Làm tiết kiệm, sống sẻ chia" với cơ chế chương trình như sau: các nhân viên trong công ty nên để ý đến việc sử dụng nước của mình, và nên sử dụng tiết kiệm, sau giờ làm công ty sẽ tắt hệ thống máy lạnh để tiết kiệm điện. Số tiền tiết kiệm được sẽ góp vào quỹ ủng hộ miền trung thân yêu. Các nhân viên của công ty sẽ cùng đến miền trung và làm chương trình từ thiện. Ở đây, khi tiết kiệm điện và nước công ty là làm giảm thiểu sự tát động đến môi trường có nghĩa là Planet, khi mà nguồn nước ngày càng cạn kiệt, có nơi không có nước để uống. Khi tiết kiệm, thì chi phí sẽ giảm hơn so với bình thường, với qui mô công ty lớn, thì chỉ cần giảm như thế, một tháng cũng giảm được một chi phí không nhỏ, giúp tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận này được dùng để giúp đỡ người dân ở vùng lũ lụt. Khi người dân được giúp đỡ, họ có thể sớm phục hồi nền kinh tế ở địa phương đó, khi đọc consumption ở đó sẽ được phục hồi, sẽ quay về phát triển lợi nhuận cho công ty. Ở đây công ty sẽ có những lợi ích vô hình như: 1) Hình ảnh cuộc công ty sẽ được yêu thích hơn, 2) Khi lũ lụt, lượng tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận công ty, nhưng khi công ty giúp người dân vượt qua được khó khăn, sau khi khó khăn đi qua, người dẫn sẽ ủng hộ sản phẩm nhiều hơn, từ đó giúp tăng consumption, dẫn đến tăng doan số.

Phân tích các chương trình CSR điển hình ở Việt Nam để có thể học hỏi thêm từ các chương trình này:

Chương trình "Uống sữa là sẻ chia" của Vinamilk:


Ở đây ta thấy, khi phát động chương trình này, Vinamilk không những giúp được cho 6 triệu trẻ em nghèo có sữa để uống, mà còn giúp cho những người mong muốn giúp một phần sức của mình đến người nghèo khó. Người tiêu dùng có cảm giác vừa có thể sử dụng tiền của mình để sử dụng sản phẩm, vừa mang đến giá trị cho một đối tượng khác đang cần sự giúp đỡ. Và khi chương trình thành công tốt đẹp, doanh thu của công ty cũng tăng theo, dẫn đến là chương trình có thêm phiên bản mới và giúp thêm nhiều người hơn nữa.

Một ví dụ khác là chương trình CSR hàng năm của Unilever.



Dự án này nhầm mục đích kêu gọi các hộ gia đình hãy tạo ra một tương lại tươi sáng hơn bằng cách quan tâm hơn đến cộng đồng và môi trường.

Từ việc làm xanh phòng tắm đến việc tìm những cách sử dụng mới cho những vật dụng hàng ngày trong nhà khi đã dùng hết như chai dầu gội, chai nước giặt, v.v..., những hoạt động này chứng minh rằng những hành động nhỏ tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng khi nó được thực hiện cùng nhau thì có thể tạo ra được một tác động to lớn. Bạn có thể sử dụng những chai lọ đã sử dụng hết bằng một cách sáng tạo nào đó, hay đơn giản chỉ là tắt vòi nước khi bạn đánh răng, giảm thiểu lượng nước sử dụng hàng ngày bằng cách sử dụng Comfort 1 lần xả, v.v... Nếu mỗi chúng ta đều góp một ít, thì thế giới của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Thông qua dự án này, Unilever muốn dạy thế hệ trẻ sống một cách có ý thức và lành mạnh hơn để đảm bảo con em chúng ta hay cháu chít của chúng ta có một cuộc sống thịnh vượng trong một thế giới tốt đẹp với nước và thức ăn sạch.

Lợi ích từ những chiến dịch CSR này là gì?

Các tập đoàn lớn đều đưa CSR - Corporate Social Responsibility vào phần chiến lược phát triển bền vững trong các báo cáo hàng năm của mình. Do đó, bạn có thể thấy được, CSR là công việc nhầm đem đến sự phát triển bền vững lâu dài cho tổ chức hơn là những lợi ích nhận được liền ngay lúc đó. Đó chính là điểm làm hạn chế việc áp dụng bởi các công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam.

Các lợi ích của CSR bao gồm:

1. Quản lý rủi ro:

Danh tiếng phải mất hàng thập kể để xây dựng, nhưng chỉ tại nạn, sơ suất nhỏ, hay những scandal nhỏ cũng có thể hủy hoại danh tiếng ấy. Bạn hãy tưởng tượng nếu một công ty xảy ra một lỗi trong sản xuất hay vướng phải một scandal, nhưng trước đó, công ty đã làm nhiều chương trình giao dục cho cộng đồng những điều mới, đóng góp vào các quĩ giúp ích cho con em của bạn, thì liệu rằng chỉ vì một scandal mà bạn vội quay lưng với công ty ấy? Qua nhiều cuộc khảo sát trên thế giới, thì những công ty có đóng góp vào sự phát triển của cộng động, có thực hiện các chiến dịch CSR, thì khi xảy ra khủng hoảng, người tiêu dùng thường có khuynh hướng dễ bỏ qua cho những sai lầm ấy của công ty.

2. Sự yêu thích về thương hiệu:

CSR có thể giúp xây dựng tính trung thành thương hiệu dựa trên giá trị đạo đức xác định phù hợp với ngành hàng hay nhãn hàng. Ví dụ chương trình "Uống sữa là sẻ chia" của Vinamilk, nếu bạn thường hay uống sữa, bây giờ khi bạn mua sữa, bạn có cảm giác giúp ích cho người khác nữa, liệu rằng bạn có cảm thấy thích uống sữa của Vinamilk hơn không? Tôi tin là có!

3. Sự khác biệt về thương hiệu:

CSR có thể giúp xây dựng sự khác biệt thương hiệu dựa trên giá trị của thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng, những nhãn hàng lớn sẽ có thêm 1P nữa trong Marketing Mix, đó là Brand Philosophy. Ví dụ theo OMO " Học quá nhiều chưa chắc đã tốt trong khi vui chơi và lắm bẩn giúp bé học thêm nhiều điều mới" - "Trẻ học điều hay ngại gì vết bẩn", do đó, OMO giúp xây dựng 1000 sân chơi cho trẻ trên toàn quốc, giúp các bé phát triển thể chất trong quá trình chơi đùa và lắm bẩn. (Chương trình thực hiện từ 2006 đến hiện tại)

4. Mối quan hệ đối tác:

Những chương trình CSR phù hợp có thể tăng sự hấp dẫn đến các đôi tác của bản thân công ty. Ví dụ: Unilever là công ty luôn luôn tìm kiếm những đối tác sản xuất nguyên liệu tốt cho môi trường, nếu bạn cung chai đựng nước giặt thân thiện với môi trường, thì bạn sẽ có thể làm ăn lâu dài Unilever.

By Đoàn Trung Thảo


6/21/2015

Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh online và các mô hình khác

Trong kinh doanh, vốn đầu tư chắc chắn là không thể không có. Vậy trong từng mô hình kinh doanh, chi phí đầu tư vào việc kinh doanh là bao nhiêu? gồm những chi phí gì? có thể có những phát sinh gì? Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh online thấp, là bao nhiêu? Gồm những khoảng gì?

Tôi có cơ mai là ngoài việc làm cho các công ty lớn, còn có cơ hội làm những dự án kinh doanh riêng, với gia đình, hay bạn bè. Do đó, tôi xin chia sẻ chút kinh nghiệm về vấn đề này.

Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh truyền thống.

Tôi xin lấy ví dụ 3 ngành kinh doanh phổ biến hiện nay là mở nhà phân phối cho một công ty nào đó, kinh doanh mỹ phẩm và mở quán cafe take-away.

Mở một quán cafe:
Mở một quán cafe thì chi phí rất vô chừng, nó tùy thuộc vào địa điểm, độ lớn, số lượng bàn ghế, loại bàn ghế, thiết bị, và trang trí. Và ở đây bạn có 2 lựa chọn: tự làm tất cả theo ý của chính bạn hoặc là liên hệ với một công ty chuyên thiết lập quán cafe. Theo kinh nghiệm của tôi thì chi phí cả 2 lựa chọn này là như nhau. Sự khác nhau nằm ở việc ý tưởng thiết và phong cách cho quán cafe của mình.

Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh cafe take away bao gồm:

1. Tiền thuê măt bằng: trung bình khoảng 6.5tr/tháng. Bạn sẽ đóng tiền nhà tháng đầu và tiền 2 tháng tiền thế chân. Vị chi là tháng đầu tiên bạn phải chi 19.5tr.

2. Tiền trang trí, sửa chửa mặt bằng: khoảng 5-10tr tùy vào mức độ sửa chửa và trang trí.

3. Tiền mua bàn ghế: giao động từ 580k đến 1,3tr một bộ gồm 1 bàn và 4 ghế (tùy ghế có dựa hay không, chất liệu, cách đóng,...). Vậy cho là bạn mua 1 bộ bàn ghế gồm 1 bàn 2 ghế một và 2 ghế dựa, chi phí là 1tr. Bạn sẽ đầu tư khoảng 10tr cho phần bàn ghế này. Đây là ghế và bàn nhỏ bạn hay thấy ở các quán cafe take away. Nếu bạn có yêu cầu cao hơn về kiểu dáng và chất lượng thì giá giao động từ 1.8tr đến 2.2tr. Bạn vẫn có thể tiết kiệm được 1 ít cho phần này, nếu bạn chịu khó tìm những nơi bán bàn ghế cafe cũ. Ngoài những trường hợp sang quán, có rất nhiều trường hợp, họ không thể sang quán và phải bán cho các tiệm chuyên thu mua bàn ghế cafe cũ. Ở đó, có nhiều loại cũ mới, nếu hên thì bạn có thể chọn được những cái ưng ý.

4. Tiền các trang thiết bị (máy xay sinh tố, máy ép trái cây, thùng đá, tủ mát, sóng inox để ly, bàn rửa vệ sinh dụng cụ, bình đun siêu tốc, ly thủy tinh, ly nhựa, và các thứ linh tinh khác): 10-20tr.

5. Tiền bảng quảng cáo: nếu không muốn đầu tư tốn kém, bạn chỉ in Hiflex bình thường thì giá giao động 280k-360k/M2. Vậy chi phí bảng quảng cáo tiệm khoảng 1.2 - 1.5tr. Hộp đèn 2 mặt từ 480k đến 650k.

6. Tiền hàng (cafe, nước ngọt, nguyên liệu,...), đừng nghỉ đến chuyện nhà cung cấp sẽ cho bạn nợ nhé: dao động từ 5-10tr. Vì có một số thứ phải mua nhiều thì mới có giá rẻ, và thật ra cũng tùy thuộc từng nhà cung cấp nữa. Ví dụ như cafe. Thật ra, bạn mở quán cafe, thì cafe đương nhiên phải là chủ đạo, bạn cũng sẽ làm mọi cách để công việc làm ăn nó tốt, do đó, nếu bạn muốn có giá tốt, đương nhiên bạn cũng phải mua nhiều rồi.

Tổng chi phí giao động từ 60 - 65tr tùy mức tiết kiệm. Đây chưa bao gồm tiền vốn di động của bạn, tiền nhân viên, tiền bảo kê (nếu ở 1 số địa điểm). Vì bạn không thể chắc chắn là vài tháng đầu bạn sẽ có lợi nhuận. Và ở một số địa điểm như Bàu Cát, thì bạn sẽ phải đóng thêm 1 chút phí cho các anh ấy, giao động từ 5-10tr.
Nói tóm lại là bạn nên có khoảng 100 - 120tr là an toàn nhất.

Mở môt nhà phân phối:
Để mở một nhà phân phối, bạn cần xem xét những yếu tố sau:

1) Ở khu vực của bạn, có công ty nào đang tìm nhà phân phối không? (vì công ty đã định sẵn, một nhà phân phối sẽ quản lý một khu vực nhất định nào đó rồi, nếu khu vực đó đã có thì bạn không thể trở nhà phân phối ở đó được),

2) Vốn bạn là bao nhiêu, để đầu tư cho kho bãi, thiết bị kéo hàng, nâng hàng, thang máy chở hàng, xe tải, xe máy giao hàng...(Có nhiều mức nhà phân phối, bạn cần biết mình ở đâu để đầu tư, và còn tiền để lo lâu dài nữa),

3) Làm nhà phân phối cho ngành hàng nào? Bạn có nhiều cách lựa chọn:
a) Chọn theo tính cạnh tranh (cao hay thấp, có nhiều nhà phân phối không? thị trường có bị gẫy hay không?),
b) Lựa chọn trên giá trị sản phẩm (diện tích kho của bạn là như nhau, nhưng nếu bạn  phân phối nước ngọt, thì khoản chiếm diện tích đó tương đương 68k/két hay bạn muốn chọn 1 thùng sữa bột, giá khoảng 3tr/thùng?, cũng là diện tích đó, một thùng mỹ phẩm cao cấp, diện tích sử dụng ấy trị giá có thể lên đến 50-70tr).
Thường thì lợi nhuận của nhà phân phối tầm khoảng 3 - 3.5% cho mỗi ngành hàng của 1 công ty mà bạn phân phối, do đó, bạn rất khó tồn tại hay nếu bạn chỉ phân phối cho một công ty. Bạn phân phối cho một công ty hay nhiều công ty thì chi phí cố định là như nhau, chỉ khác nhau ở biến phí. Do đó, nếu bạn có nhiều vốn thì có thể đầu tư làm nhà phân phối cho nhiều công ty lớn. Hoặc bạn cũng có thể làm nhà phân phối cho những công ty không tên tuổi, nhưng công ty lợi nhuận sẽ cao hơn, nhưng họ không hỗ trợ marketing để người tiêu dùng hay các điểm bán biết về sản phẩm. Việc canh tranh chủ yếu dựa vào giá bán.

Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh nhà phân phối bao gồm:
1. Tiền thuê kho (nếu có thể tìm được kho có sẵn để thuê)
2. Tiền thuê đất + tiền xây dựng kho và văn phòng (nếu không thể tìm được kho bãi có sẵn)
3. Tiền mua xe tải, xe máy chở hàng, xe nâng, pallet
4. Tiền đầu tư vào tháng máy chở hàng (Nếu NPP của bạn lớn, hay dịch tích sử dụng nhỏ, cần phải xây dựng nhiều tầng)
5. Tiền trang thiết bị bao gồm: máy vi tính, bàn, bảng, phòng họp, bảng chia chỉ tiêu,...
6. Tiền hàng theo chỉ tiêu hàng tháng với công ty.

Nếu bạn thuê đất và xây dựng NPP lớn, thì chi phí ước lượng khoảng 5-6 tỷ.
Nếu nhỏ, thì giao động khoảng 1-2 tỷ.

Kinh doanh mỹ phẩm với thương hiệu riêng của mình:
Hiện tại có rất nhiều công ty chuyên gia công mỹ phẩm, với giá cả và chất lượng đa dạng.

Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh mỹ phẩm với thương hiệu riêng của bạn bao gồm:

1. Tiền hàng: để có mức giá tốt, ít nhất bạn phải mua từ 100 đơn vị trở lên (nếu làm nhỏ, có những nơi vẫn gia công cho bạn từ 10 đơn vị trở lên, nhưng đương nhiên giá sẽ không tốt bằng 100 đơn vị, và không thể tốt bằng 1000 đơn vị,...)

2. Tiền hộp:
    - Nếu bạn in lẻ dưới 500 hộp: giá mỗi hộp trung bình là 10k.
    - Nếu bạn in sỉ, từ 1000 hộp trở lên: giá trung bình 4.5k/ hộp nếu không có in nổi, hay không có in metalize.
    - Nếu bạn in sỉ, từ 1000 hộp trở lên và có in nổi và metalize: giá trung bình 8k/hộp.

3. Tiền kiểm nghiệm sản phẩm: kiểm vi sinh - 300k/lần/1 sản phẩm, kiểm kích ứng da - 2tr/lần/sản phẩm.

4. Tiền công bố chất lượng sản phẩm: thủ tục nhà nước - 500tr/đơn, tiền dịch vụ - 3tr/1 sản phẩm.

5. Đăng ký bảo hộ thương hiệu: tùy dịch vụ, ước lượng khoảng 3tr.

Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh MLM:

Thường thì khi bạn muốn gia nhập một hệ thống của một công ty nào đó, sẽ có 2 dạng chi phí: chi phí mở mã số: giao động từ 200k đến 1tr, và chi phí mua hàng. Chi phí mua hàng là chi phí công ty yêu cầu bạn mua để dùng thử để bạn trở thành sản phẩm của sản phẩm. Nếu công ty đã có mặt tại VN, thì công ty thường không bắt buộc bạn mua sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng nên mua và dùng thử thì mới có trãi nghiệm, từ đó mới có thể kinh doanh được (vấn đề là mua nhiều hay ít, nếu bạn gặp tuyến trên, bắt bạn phải mua 1 lượng hàng lớn khi gia nhập thì nên suy nghĩ lại, trừ khi bạn phải đăng ký mã số nước ngoài và công ty chưa chính thức vào VN)

Chi phí đầu từ vào việc kinh doanh online.

Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh này chủ yếu là chi phí đầu tư cho chính bản thân bạn, cho kiến thức của bạn, hơn là chi phí vào các định phí hay biến phí của dạng mô hình kinh doanh truyền thống. Nếu bạn đã là một chuyên gia về SEO và online marketing rồi, thì bạn sẽ không cần tiền đầu tư vào phần phát triển kiến thức và kỹ năng này. Các khóa training hay tài liệu có thể giúp bạn rút ngắn rất nhiều thời gian trong việc kiếm tiền online này, vì bạn biết các chi tiết trong từng bước phải làm gì. Thật sự thì để bạn làm một công việc như ở công ty của bạn, bạn phải đầu tư rất nhiều tiền trong vòng 4 năm. Sau đó bạn phải làm một thời gian để có kinh nghiệm thực tế trong công việc thì bạn mới có thể làm việc hiệu quả được. Kinh doanh online cũng vậy, bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng nhất định, những kiến thức này bạn phải mua mới có thể có được, những chia sẻ trên các website chỉ là định hướng cho bạn biết phải làm gì, các bước tiến hành thế nào? khó có thể nói rõ chi tiết trong từng công việc cụ thể chỉ trong vài trang trên website được.

Các khoản chi phí đầu tư vào việc kinh doanh online bao gồm:
- Các khóa training hay những tài liệu được soạn để hướng dẫn bạn cách thức tiến hành công việc thường có giá giao động rất lớn, có thể là từ 5USD đến 5000 USD.
  + Các khóa học: nếu của VN đào tạo, trung bình từ 1.5tr-3tr/khóa 2-3 buổi, nếu là nước ngoài, giao động từ 2000 - 5000 USD. Đặc biệt, tôi khuyên không nên tham gia các khóa có tên Ewen Chia.
  + Bạn không cần phải tham gia các khóa học này, dựa trên định hướng ở các bài viết ở đây, bạn có thể mua từng bộ tài liệu riêng lẽ, giá giao động từ 10 - 20USD. Bạn cũng có thể tự mài mò nghiên cứu, nhưng bạn phải mất nhiều thời gian hơn, và con đường đi có thể không đúng dẫn đến kết quả không như mong đợi.
- Chi phí mua domain: giá domain thường là khoảng 12 USD/năm. Thường thì giá domain *.info là thấp nhất, luôn được khuyến mãi trong năm đầu sử dụng, giá giao động 3.99 - 4.99 USD. Tuy nhiên, bạn nên chọn *.com, vì mức độ ưu tiên khi search của .com cao hơn so với các đuôi khác. Khi mua, cũng nên mua 2 năm trở lên, vì các dịch vụ cung cấp domain sẽ đánh giá bạn cao hơn.
- Chi phí hosting: nếu bạn dùng các mã nguồn mở như Blogger, Wordpress, Wix, v.v... thì bạn không cần mua hosting cũng được. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế riêng, thì cũng nên mua hosting.
- Chi phí quảng cáo hay thuê SEO ban đầu nếu bạn muốn tìm tiền sớm mà chưa biết cách tạo ra traffic về website.

Đây là những kinh nghiệm mà mình đã từng trãi qua, hy vọng giúp ích được cho các bạn, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể bình luận bên dưới. Tôi luôn ở đây để sẵn sàng trả lời câu hỏi của bạn.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

6/18/2015

Case Study: Scary Nivea Doll Viral Clip

Viral Clip: Scary Nivea Doll chỉ cho trẻ tại sao phải sử dụng kem chống nắng


Bài này viết dành riêng cho những nhân viên cũ tui, tuy không còn làm chung, nhưng anh vẫn thấy cần phát triển tụi em thêm nữa. Nói chung là "câu đầu này" và cái "chuyên mục Coaching" này là dành cho tụi em.

Chả là anh ít khi đọc tin tức, hôm nay tình cờ xem thấy Clip này thấy hay, clip mới hoàn toàn nhé! ^^ sẵn viết một bài cho tụi em. Không nói dông dài, vào vấn đề chính phía dưới luôn nhé:

Không biết ở Việt Nam thế nào, vì không có data để thảo luận, nhưng ở Brazil thì mọi người đều biết rằng trẻ con rất ghét thoa kem chống nắng. Và Insight của người mẹ là "làm sao để bảo vệ con yêu từ tác hại của ánh nắng mặt trời khi con không thích sử dụng kem chống nắng?".

Vì thế, Nivea muốn tìm một cách vừa vui lại vừa đáng nhớ để dạy cho trẻ em Brazil (và ba mẹ các bé) về tính quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng. Họ đã brief và làm việc với agency để tạo ra những con búp bê mà khi nó ở ngoài nắng, thì da nó sẽ bị cháy nắng. Trẻ học được tính quan trọng của việc chăm sóc da khi thoa kem chống nắng lên để bảo vệ búp bê. Xem clip bên dưới xem tại sao nó hiệu quả nhé...



Con búp bê Nivea được làm từ vật liệu nhại cảm với tia UV và nhanh chóng chuyển màu giống như con tôm khi gặp nóng khi nó tiếp xúc với ánh năng gay gắt mà không thoa kem chống nắng giống như da chúng ta lúc không được bảo vệ vậy.

Nếu các bé thoa kem chống nắng lên những con búp bê này, nó sẽ được bảo vệ khỏi bị cháy nắng. Nếu con búp bê đã chuyển sang đỏ, thoa 1 ít kem Nivea lên chúng, da chúng sẽ chuyển lại màu sắc nình thường (so sánh như vậy thực sự không đúng lắm trong trường hợp cháy nắng thực tế, thực tế thì khi bị cháy nắng rồi thì rất khó để phục hồi lại như trong hoạt động này, nhưng dù sao thì đó cũng là cách hiệu quả để educate kids).

Nhìn lại phần trên, viết giống như viết Creative brief vậy ha, hình như hơi bị nhiễm.

Cái anh muốn nói đến trong đây là:

1. Làm brand, ta cần phải định hướng cho agency định hướng của campaign thông qua consumer insight và objectives. Mà muốn có được appealing consumer insight, cái đầu tiên tụi em cần phải có là consumer & marketing understanding. Cái này là cái quan trọng trong creative brief, dựa vào đó agency mới brainstorm và đưa ra creative idea.

2. Channel Mix: phải xác định được với campaign idea đó, thì channel-driven phải là gì, những channel nào support cho channel chính, tỷ lệ thế nào. Ở đây Nivea sử dụng activation để người tiêu dùng trãi nghiệm sản phẩm, và sau đó amplify bằng viral cho hoạt động này.

3. Communication tool: thông thường người ta cứ mãi suy nghĩ là làm cách nào để sản phẩm của mình được thử trên da thiệt, ở đây họ đã suy nghĩ ra khỏi khuôn khổ và chọn đúng communication tool là búp bê. Đối với con nít, dù trai hay gái, các bé đều thích búp bê. Vì thế, đây là vật rất thân thương, dễ gây sự chú ý, dễ lấy lòng, và gần gũi với các bé.

4. Reason for successful viral: đây là clip có ý nghĩa và fun, do đó, các bà mẹ đều cảm thấy thích thú cho các bé xem, và educate bé nên sử dụng sản phẩm chống nắng, đều mà các bà mẹ mong muốn. Đối với các bé, cái gì mà có hình ảnh thân thương như búp bê sẽ gây sự chú ý mạnh liệt cho bé, thậm chí các bé còn muốn xem đi xem lại.

5. Technology: ở đây họ biết tận dụng những thiết bị nhạy cảm với tia UV để đem đến trải nghiệm liên quan đến sản phẩm. Nhớ là luôn luôn có công nghệ mới để hỗ trợ mình trong các hoạt động, chủ yếu là mình biết mình muốn gì và chi phí cho nó là bao nhiêu, và làm sao để có chi phí phù hợp. Luốn update công nghệ nhé.

Khi về THP, anh có cả đống ý tưởng muốn làm, mà bị vướng cái Incremental Calculation Model, không thể đối phó được. Giờ mỗi đứa mỗi nơi, phân tích case study này, hy vọng tụi em có được foods for thought cho các hoạt động của nhãn hàng mình phụ trách hiện tại hay trong tương lai.

Best regards
Đoàn Trung Thảo

6/16/2015

Bài 4: Cách đặt tên thương hiệu cho Spa

Một cái tên hay là một cách rất tốt để bắt đầu


Hãy ngẫm lại xem, cũng chỉ là một cái túi xách, một sản phẩm thông thường bán chỉ hơn 100,000 VND. Nhưng với cái tên Vascara, giá của nó khoảng 499,000 VND, nhưng nếu nó là Charles & Keith, giá của nó sẽ giao động trên dưới 1,500,000 VND, và còn hơn thế nữa nếu nó có tên là Channel hay đại loại là vậy!

Thật sự đứng đằng sau những cái tên ấy là biết bao nhiêu là nỗ lực. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, quyết định quan trọng nhất trong việc xây dựng một thương hiệu mà bạn đề ra là đặt tên cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bởi trong dài hạn, một nhãn hiệu chẳng qua cũng là một cái tên.

Trong ngắn hạn, một nhãn hiệu cần một ý tưởng hoặc khái niệm duye nhất để sống còn (product concept). Nó phải là nhãn hiệu đầu tiên trong một ngành hàng mới. Nó cần sở hữu một từ trong tâm trí khách hàng.

Trong dài hạn, ý tưởng hoặc khái niệm duy nhất sẽ biến mất. Tất cả những gì còn lại đó là sự khác biệt giữa tên thương hiệu của bạn và tên thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh khác cảu bạn.

Read Bull là nước tăng lực đầu tiên trên thế giới. Nó được xây dựng trên ý tưởng "giúp người uống cảm thấy phấn chấn hơn và tỉnh táo hơn, làm cho người uống cảm thấy căng tràng sức mạnh để làm những việc nặng nề một cách nhẹ nhàng". Tuy nhiên, ngày càng nhiều đối thủ xuất hiện với cùng tính năng tương tự. Sự thật là rất khó để nói lên sự khác biệt giữa Read Bull và các đôi thủ khác. Lúc này sự khác biệt giữa các nhãn hiệu không nằm trong sản phẩm, mà là nằm trong các cái tên sản phẩm. Hoặc đúng hơn trong nhận thức về các cái tên.

Thậm chí tên của một thương hiệu còn có thế trở thành tên chung của ngành hàng nữa. Ở Việt Nam chung ta, có khi nào bạn nói bạn đi xe máy không? thường thì bạn sẽ nói là mình đi xe Honda, mặc dù là bạn chạy xe Nouvo của Yamaha.

Viết dài vậy, tôi chỉ muốn nói lên rằng một cái tên tốt thật sự là rất quan trọng trong việc nhanh hay chậm, tồn tại lâu hay ngắn hạn, dễ nhớ hay dễ quên trong tâm trí khách hàng. Do đó, việc đầu tiên chúng ta cần làm là đặt một cái tên thật ấn tượng.

Cách đặt một cái tên hay cho Spa

1. Đặt tên theo điểm khác biệt, điểm mạnh, hay lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ.

Điều này phải khen tặng các công ty Đa Cấp vì họ có cách đặt những cái tên rất hay và ấn tượng. Nuskin là tên một công ty mỹ phẩm của Mỹ, viết tắt của "Nutrition for skin" có nghĩa là Dinh dưỡng cho da. Herbal Life nghĩa là thảo dược mang đến cuộc sống tươi đẹp.

Có thể Spa của bạn có nhiều dịch vụ, nhưng hãy chọn một điểm mạnh để tập trung vào và xoáy vào lợi ích ấy, bạn có thể có một cái tên hay.

Ví dụ tham khảo: dịch vụ của bạn tập trung vào làm trắng sáng da. Tiêu chuẩn vàng là "trắng như trứng gà lột", tên có thể là "NELFACE" (viết tắt của Naked-Egg-Like Face) nghĩa là gương trắng trắng như trứng gà lột. Đọc vào, không chừng người ta lại tưởng là Spa của Pháp đầu tư ấy chứ :D

2. Đặt tên mang tính liên tưởng tích cực

Một cái tên hay khiến khách hàng liên tưởng đến những tính năng tuyệt hảo và lợi ích tiềm ẩn. Từ đó, khiến họ có cảm tình với sản phẩm hay doanh nghiệp đó. Hãng dược phẩm Pfizer đã chọn Viagra cho thuốc cường dương vì tên này bắt vần với Niagra, tạo liên tưởng đến sức mạnh cuồn cuộn của thác nước Niagra hùng vĩ. Quả là “đắt” vì đánh trúng vào ao ước thầm kín của đa phần các đấng mày râu đứng tuổi.

Ví dụ tham khảo: Beauty Island Spa. Trong cuộc sống hối hã ngày nay, con người thường cảm thấy áp lực cuộc sống đè nặng lên vai mỗi ngày, họ cần một nơi tách biệt khỏi cuộc sống hàng ngày. Đảo hoang là nơi là một nơi thích hợp. Chữ Beauty giúp người xem liên tưởng đến việc sau khi đến hòn đảo này, họ sẽ đẹp hơn.

3. Đặt tên theo phong thủy

Xác định mạng của bạn là gì để tìm một cái tên phù hợp.

Ví dụ tham khảo: Nếu bạn mạng Mộc, và phải đặt một cái tên liên quan đến Mộc. Có thể xem xét các loại cây có giá trị dinh dưỡng hay giúp làm đẹp, hay mang đến cảm giác thoải mái, thân thương. Những cái tên có thể xem xét như: Coco Spa, Bamboo Spa, Lotus Spa. Những loại cây vừa có tác dụng làm đẹp, có giá trị dinh dưỡng, và mang đến cảm giác đồng quê thân quen, và tạo cảm giác thư thái.

4. Đặt tên ẩn chứa một câu chuyện phía sau

Một vài cái tên hay lại từ trên trời rơi xuống, nên bạn hãy tận dụng những lúc có cảm hứng.

Là một trong những công ty lớn nhất thế giới, rõ ràng Apple thu hút rất nhiều sự chú ý, nhưng không phải khi nào cũng vậy.
Theo Steve Jobs từng giải thích, khi bắt đầu, công ty phải tìm ra một tên gọi nào đó để nộp đơn “đăng ký kinh doanh”. Những gợi ý ban đầu bao gồm Matrix Electronics, nhưng cuối cùng tên Apple Computer đã được lựa chọn, với điều kiện nó sẽ trở thành tên công ty, nếu không ai có gợi ý nào hay hơn trước khi hết hạn nộp hồ sơ.
Vậy, tại sao lại là Apple? Jobs nói: "Một phần do tôi rất thích táo, phần nữa do tên Apple sẽ đứng trước tên Atari trong danh bạ và tôi từng làm việc tại Atari". Trong năm 2007, công ty đã bỏ từ “Computer” và tên của hãng chỉ còn lại Apple.

Vậy cảm hứng của bạn là gì? câu chuyện của bạn là gì?

Một cái tên hay, ngắn gọn, dễ nhớ sẽ dễ đi vào tâm trí của khách hàng

Cái tên hay chắc chắn sẽ đi được vào tâm trí người khác. Trong quá trình cân nhắc, hãy dành thật nhiều thời gian – ít nhất là một tuần – giữa thời điểm suy nghĩ và chọn lựa để nghiền ngẫm về các lựa chọn.

Ngay cả khi bạn tìm được một cái tên hay, tiếp tục động não vẫn rất quan trọng. Những cái tên hay nhất sẽ được ghi nhớ mà không cần nhìn lại danh sách.

Bạn có lẽ sẽ ngạc nhiên với những cái tên dễ gợi nhớ nhất trong tâm trí mình. Nếu cái tên đó đi được vào tâm trí của bạn, nó cũng sẽ đi vào tâm trí khách hàng.

Những điều bạn nên tránh trong việc đặt tên thương hiệu Spa của bạn.

1. Khó đọc khó nhớ:

Nước khoáng Đảnh Thạnh là một ví dụ. Bạn thử nói vài lần xem có trẹo quai hàm không!

2. Những cái tên thông dụng, chung chung, không mang lên ý nghĩa gì:

Những cái tên Tiếng Anh thông dụng, bình dân thì khả năng trùng lắp là rất cao. Đã có một thời lấy tên tiếng Anh đặt tên cho thương hiệu. Và những cái tên mạnh dạn ra đời như: Lucky, Happy, Gold...

3. Dùng tên của bạn:

Dĩ nhiên, ban có quyền dùng tên của bạn để đặt cho doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn. Nhưng hãy xem 2 cái tên bên dưới:
      

Bạn cảm thấy Spa nào chuyên nghiệp hơn? Spa nào bạn chấp nhận chi nhiều tiền hơn? Ở đây không bàn đến vấn đề ngôn ngữ. Chỉ bàn về cảm giác lúc nhìn thôi.

Bạn đặt tên của bạn cho thương hiệu khi bạn nhấm vào đối tượng bình dân hoặc khi bạn nổi tiếng, dùng tên của mình để hỗ trợ cho thương hiệu, lúc đó, bạn có được nhiều free PR.

Đọc đến đây, bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ 1 cái tên thật hay và ý nghĩa nhé! Một cái tên tốt sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, dễ có cảm tình, và đánh giá mức độ chuyên nghiệp của bạn cao hơn.

Phần sau, ta sẽ bàn đến việc sử dụng màu sắc, thiết kế logo, và thông điệp của Spa.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo


6/15/2015

Marketing Mix trong các ngành hàng

Chiến lượt Marketing cơ bản mà chúng ta học trong các trường đại học là Marketing Mix hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp bao gồm 4Ps: Product (sản phẩm), Price (Giá), Place (Kênh phân phối), và Promotion (Chiêu thị). Marketing Mix giúp chúng ta hệ thống những yếu tố cần cân nhấc kỹ lưỡng, so sánh giữa ta và đối thủ trong từng giai đoạn thị trường trước khi tung một sản phẩm mới hay tiến hành một dự án mới cho một nhãn hàng.

Tuy nhiên, 4Ps là Marketing căn bản chúng ta học trong trường đại học và sách giáo khoa. Trên thực tế, mỗi một ngành hàng có 1 Marketing Mix Model khác nhau. Sau đây, là một số mô hình phổ biến:

Mô hình Marketing Mix trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và beverage, bao gồm 6Ps sau:

1. Product: chỉ tất cả các dạng sản phẩm, dịch vụ, cá nhân đóng vai trò trung tâm trong hoạt động kinh doanh của bạn.

2. Proposition: chỉ giá trị khác biệt của thương hiệu mà chỉ một mình thương hiệu bạn có. VD: Mì Tiến Vua là mì vì sức khỏe. Trà Xanh Không Độ giảm căng thẳng mệt mỏi. OMO là chuyên gia đánh bật vết bẩn cứng đầu nhất.

3. Price: là nhà quản trị thương hiệu, bạn sẽ phải tập trung vào việc làm thế nào để tìm ra mức giá phù hợp cho sản phẩm.

4. Pack-size: Dung tích sản phẩm mà bạn có và bán. Bạn xác định vai trò của từng loại dung tích, và làm sao để quản lý portfolio với nhiều dung tích khác nhau. VD: OMO có gói 400g, gói 800g, gói 1.2kg, gói 3kg, gói 4.5kg, gói 6kg, Gói 9kg, thùng 10kg. Bạn cần phải xác định tại sao tại sao phải có nhiều packsize khác nhau, vai trò của chúng như thế nào? Ngoài trừ dung tích, yếu tố này còn được xem xét như loại bao bì. VD: trong ngành nước giải khát, có nhiều loại bao bì: RGB (chai thủy tinh),
PET (chai nhựa), CAN (lon).

5. Place: hệ thống phân phối của bạn thế nào, để sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng cuối cùng, phải qua những kênh phân phối nào? Yếu tố này sẽ đi chung với yếu tố Price ở trên. Bạn cần xác định giá xuất xưởng là bao nhiêu => giá đến nhà phân phối? => giá đển điểm bán sỉ? => giá đến điểm bán lẻ? => giá đến tay người tiêu dùng là bao nhiêu?.

6. Promotion: chỉ tất các hoạt động để truyền thông thông tin về sản phẩm và khuyến khích người tiêu dùng mua hàng.

Với một số nhãn hàng lớn, vẫn còn có thêm 1P nữa là Philosophy (triết lý thương hiệu). Đó là giá trị cảm tính mà nhãn hàng mang đến cho người tiêu dùng. VD: Philosophy của OMO là "Dirt is Good" (Trẻ học điều hay, ngại gì vết bẩn), Philosophy của Sữa tươi 100% của Vinamilk "Uống sữa là sẻ chia".

Mô hình Marketing Mix trong ngành hàng B2B hay các công ty trong thị trường ngách, bao gồm 5Ps sau:

1. Product.
2. Price.
3. Place.
4. Promotion
5. Person: Ai là người sẽ mua sản phẩm của bạn, tức là thị trường mục tiêu. Tại sao phải gắn P này vào Marketing cho các loại hình công ty này. Vì đối tượng khách hàng của bạn sẽ giới hạn hơn, ngân sách cũng sẽ bị giới hạn, nếu bạn quảng cáo hay chào hàng đến tất cả mọi người sẽ uổng công phí sức hao tài. Vì vậy, thu hẹp đối tượng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng.

Mô hình Marketing Mix trong ngành dịch vụ, bao gồm 5Ps hay 6Ps sau:

1. Product.
2. Price.
3. Place.
4. Promotion
5. Personnel: chỉ nhân sự, nguồn nhân lực. Vì dịch vụ là ngành dùng con người để phục phụ con người. Nếu nhân sự không được huấn luyện hay đạo tạo chuyên nghiệp, thì khó đạt đến mức độ hài lòng cao từ khách hàng. Dù nhân viên trong cuộc sống đời thường có bị đau buồn, nhưng phải đảm bảo khi làm việc và phục vụ khách hàng luôn niềm nở và ân cần với khách hàng. Để thấy mức độ quan trọng của P này trong ngành dịch vụ, xin lấy ví dụ về ngành thức ăn nhanh để thảo luận. Khi bạn ghé vào KFC, bạn chỉ yêu cầu 1 cái bánh Hamburger, những nhân viên luôn được đào tạo để thấy thêm tiền từ khách với việc giới thiệu thêm "Anh chị có dùng thêm Pepsi không ạ? Bên em đang có chương trình khi anh chị dùng 1 Hamburger loại A với 1 ly Pepsi, sẽ được tặng thêm 1 phần salad mới của bên em! Anh chị có muốn dùng thêm không ạ?", cái này tôi tự viết theo ý thôi, chứ khi bạn ở đó, với giọng nói ngọt ngào từ các bạn phục vụ, tôi tự hỏi làm sao bạn chối từ lời đề nghị ấy được nhỉ?
6. Process: tương tự với P số 5 ở trên. Các ngành dịch vụ thường có qui trình làm việc và phục rõ ràng để nâng cao doanh thu và làm hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Lấy ví dụ KFC, khi bạn gọi một món gì, nhân viên cũng có qui trình để phục vụ bạn, nêu ra những đề nghị mở, báo rõ khách hàng khi nào món ăn sẽ mang ra bàn cho bạn, bạn có thể lấy những gì trước và chúng ở đâu.v.v...

Ở đặc thù một số ngành còn có thể có những P khác nữa. Ví dụ trong ngành Spa hay mỹ phẩm, còn có P khác là Physical Evidence.

7. Physical Evidence (bằng chứng xác thực): ví dụ dịch vụ của bạn là xóa nếp nhăn. Để tăng mức độ tin tưởng, bạn có thể đưa ra những hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Cam kết trong thời gian là bao lâu sẽ có kết quả như vậy.

Mức độ quan trọng của từng P trong Marketing Mix trong các ngành hàng

Tùy tình hình thị trường và mức độ cạnh tranh của thị trường, bạn phải vận dụng và kết hợp những yếu tố này sao cho phù hợp để chiến thắng.

Ví dụ về các trường hợp chiến thắng trên thị trường nhờ các P trong Marketing Mix:

Chiến thắng với Pack-type hay Pack-size:

- Khi Red Bull khá mạnh ở Việt Nam trong những năm 90. Năm 2000, THP ra sản phẩm Nước Tăng Lực Number 1. Và chỉ trong 3 tháng đầu thì nước tăng lực Number 1 đã trở thành Market Leader với hơn 70% thị phần. Đây là thương hiệu Viêt Nam đầu tiên được đưa vào sách kinh điển Marketing Principles của Philip Kotler. Yếu tố quan trọng nhất được xem là giúp THP trở thành thủ lĩnh trong ngành này lúc đó là Pack-type.
- Năm 2006, khi THP tung Trà Xanh Không Độ và chiếm lĩnh thị trường. URC không thể cạnh tranh trực tiếp. Trà C2 tập trung vào 2 yếu tố là Product (nhiều lựa chọn với nhiều mùi vị khác nhau) và Pack-size (chai nhỏ 340ml trong khi Trà Xanh Không Độ là 500ml). Thực tế cho thấy, sự khác biệt về Product là nhiều lựa chọn không có bất kỳ ý nghĩa gì trong việc cạnh tranh này, nhưng chai nhỏ giúp C2 có được chỗ đứng nhất định trong ngành hàng trà xanh đóng chai lúc đó. Vì chai 500ml của Trà Xanh Không Độ được cho là lớn, người tiêu dùng không uống hết được trong khi chai 340ml của C2 thì vừa đủ để uống.

Chiến thắng nhờ Proposition:

- Mì Tiến Vua từng là một sản phẩm mới trong ngành hàng mì ăn liền vốn đã có rất nhiều đối thủ mạnh, và chỉ trong 3 tháng tung hàng, Tiến Vua đã đạt được những chỉ số mà các nhãn hàng khác phải mất ít nhất 6 tháng hoặc hơn để đạt được, với Proposition "Mì vì sức khỏe, do không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn".

Và còn rất nhiều ví dụ khác, nhưng có thể tóm lại là để chiến thắng trên thị trường, là một nhà quản lý thương hiệu, bạn phải biết phối hợp các P này trong Marketing Mix để tối đa sức mạnh của nhãn hàng mình phụ trách. Và bất kỳ một P nào trong Marketing đều quan trọng và có thể giúp bạn chiến thắng.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

Làm sao kiếm tiền online (Cho người mới bắt đầu)?

Cũng giống như bạn, tôi cũng đã từng tìm nhiều tài liệu và nguồn tài liệu để trả lời câu hỏi "Làm sao làm giàu?", "Làm sao kiếm tiền online?". 

Xuất phát điểm của tôi là một Marketer truyền thống, mà một marketer truyền thống, đặc biệt là của một công ty, thường không thích và không thích tìm hiểu về các mô hình kinh doanh hay marketing khác. Nếu bạn hỏi họ, MLM là gì? làm thế nào? có tốt không? hay Affiliate Marketing là gì? Nó hoạt động thế nào? Tôi tin là rất ít người biết hay chỉ trả lời rất giới hạn. Công việc mà chúng tôi thích nhất là tạo ra sản phẩm mới, tìm ra một hướng đi cho nhãn hàng, đưa ra một câu chuyện, làm một TVC, làm các event, hay các chương trình online để quảng bá sản phẩm. Tôi cũng vậy, nhưng sau đó tôi lại tự buộc mình tiếp cận những cái mới, và phải hiểu rõ các mô hình marketing. Và cũng mai là trong công việc Marketing truyền thống của tôi, cũng có nhiều kiến thức liên quan đến Online Marketing. Do đó, xuất phát điểm của tôi có phần tốt các bạn, nhưng tôi sẽ từ từ chia sẻ những kiến thức đủ để các bạn có thể thực hiên chúng dễ dàng.

Bài viết này dành cho ai?

1. Những người đang tìm kiếm cách thoát khỏi lối sống 9-5 (làm việc theo giờ hành chính) hoặc những ai muốn kiếm tiền tại nhà và bất kỳ nơi đâu với một cái laptop cùng wifi.

2. Bất kỳ ai muốn tăng thêm thu nhập ngoài nguồn thu nhập chính.

Cái mà tôi muốn viết ra không phải đơn thuần là hướng dẫn bạn cách kiếm tiền trên internet, mà là giúp gây dựng một công việc kinh doanh thật sự và bền vững. Hy vọng là tôi có đủ thời gian để viết ra tất cả những điều mà tôi biết.

Có nhiều cách để kiếm tiền online, từ việc lập một website hay Fanpage để bán một nhóm những món hàng mà bạn có, tạo ra chính sản phẩm của bạn để bán, quảng bá sản phẩm phẩm của người khác để nhận huê hồng, kiếm tiền online với tư cách là một Hot Blogger chuyên nghiệp, làm các công việc freelance trên các trung tâm thương mại điện tử, .v.v...

Tôi không thể viết hết tất cả các cách được, ở đây xin chỉ bàn 3 cách kiếm tiền online như bên dưới:

1. Cộng tác viên (Affiliate)

Cộng tác viên là hình thức mà nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ sẽ trả hoa hồng cho người tham gia chương trình hợp tác với họ.

Sau khi đăng ký một tài khoản miễn phí, bạ nsex được cung cấp một đường dẫn mà khi khách hàng của bạn bấm vào đường dẫn đó để đến website của nhà cung cấp, nhà cung cấp sẽ biết được đó là khách hàng của bạn.

Ngoài ra bạn còn được hỗ trợ các công cụ để marketing như banner quảng cáo, phiếu khuyến mãi, giảm giá, email giới thiệu sản phẩm, quà tặng,.v.v...

Việc duy nhất bạn phải làm là đưa lượng truy cập đến website của nhà cung cấp thông qua đường dẫn của bạn, các công việc còn lại từ việc thanh toán, giao nhận hàng hóa, đến chăm sóc khách hàng đều do nhà cung cấp đảm nhiệm.

Do mức hoa hồng thường hấp dẫn (trung bình từ 40 - 50%) nên Cộng tác viên đã nhanh chóng trở thành một trong những hình thức phổ biến để kiếm tiền trên Internet.

Ở Việt Nam hiện nay, đã có công ty cung cấp dịch vụ này là Lazada. Các công ty có uy tín trên Thế Giới cung cấp chương trình cộng tác viên bao gồm: Ebay, Amazon, ClickBank, Google Adsense,...

Các chi tiết, sẽ được viết trong các bài khác.

2. Người tạo ra sản phẩm:

Việc sở hữu sản phẩm đúng là cách tốt nhất để tạo ra nguồn thu nhập ổn định và dài lâu. Bạn có thể tận dụng sức mạnh từ các cộng tác viên (affiliator) để đẩy mạnh việc tiếp cận khách hàng tiềm năng. Cộng tác viên là cách vô cùng hiệu quả để tăng lượng truy cập mà không tốn bất kỳ chi phí trả trước nào. Là một người tạo ra sản phẩm, bạn có thể xây dựng cho riêng mình một danh sách khách hàng, tạo uy tín và niềm tin. Ngoài ra, bạn cũng sỡ hữu phiễu bán hàng, hệ thống gửi thư tự động, và danh sách email.

3. Nhà cung cấp dịch vụ:

Nhà cung cấp dịch vụ có thể làm mọi việc từ cung cấp hosting, thiết kế web, viết quảng cáo, dịch vụ SEO, hay là bên kết nối người tạo ra sản phẩm với cộng tác viên.

Thị trường này rất tiềm năng, nhưng tính cạnh tranh rất lớn, thêm nữa công việc này đòi hỏi sự đầu tư lâu dài cả về mặt thời gian lẫn tài chính.

Làm sao để kiếm tiền online (cho người mới bắt đầu)

Cách dễ dàng để kiếm tiền online là tiếp thị liên kết hay trở thành cộng tác viên (Affiliate Marketing). Bạn không cần phải tạo ra sản phẩm, thiết lập hệ thống thanh toán và tài khoản thương mại, làm các dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng, v.v.... Chỉ đơn giản là bạn giới thiệu sản phẩm để nhận hoa hồng, giống như công việc truyền thống. 

Sự khác biệt giữa truyền thống và online affiliate marketing là bạn thực hiện công việc hoàn toàn online, và bạn có thể làm việc tại nhà mà không cần gặp bất kỳ ai hay phải gọi điện thoại để chào hàng. Đơn giản, bạn chỉ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng đến bên bán sản phẩm thông qua các nội dung bài viết trên website của bạn.

Phương pháp là tạo ra nội dung được tối ưu hóa để được xếp hạng cao trong các bộ máy tìm kiếm. Người ta sẽ tìm ra nó khi họ tìm kiếm, click vào, và mua cái mà họ cần và muốn. Khi bài viết bạn tốt, nó có thể vẫn được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm và giúp bạn kiếm được tiền năm này qua tháng nọ, miễn là bạn vẫn duy trì công việc đảm bảo xếp hạng của bài viết.

Bạn có thể kiếm được 3,000 - 4,000 USD/ tháng hoặc hơn dễ dàng. Tuy nhiên, nó cần thời gian, sự nỗ lực và sự kiên trì của bạn. Việc kinh doanh online cũng giống như bất kỳ mô hình kinh doanh
nào, bạn cần đầu tư vào việc thiết lập và vận hành, điều đó cần thời gian. Được cái là việc kinh doanh online có thể tốn ít thời gian hơn và đầu tư về thời gian và tiền bạc ít hơn các mô hình kin hdoanh khác. 

Hãy thực hiện 10 bước theo thứ tự bên dưới để bắt đầu kinh doanh và kiếm tiền online nhé:

4. Đăng ký các tài khoản Social Media.
5. Đọc và thực hiện các bước làm SEO.
6. Tạo nội dung tối ưu hóa và tạo chiến lượt từ khóa.
7. Đăng ký chương trình liên kết với thị trường ngách của bạn.
8. Viết Product Reviews cho các sản phẩm bạn chọn.
9. Xây dựng hệ thống backlinks trỏ về website hay bài viết của bạn.
10. Tiếp tục viết bài, xây dựng backlinks, và tương tác với khách hàng tiềm năng qua Social Media.

Có rất nhiều website hay sách quảng cáo rằng có thể giúp bạn kiếm được hơn 3,000 USD trong tháng đầu tiên, hay kiếm được 500 USD/ tuần từ tuần thứ 3. Tôi khuyên bạn đừng quá hấp tấp, sẽ dễ mắc bẫy của các thành phần không tốt, hay dễ làm cho bạn nản lòng khi không đạt được điều đó trong vài tuần đầu. Tuy nhiên, đạt được mức thu nhập từ 3,000 - 5,000 USD trong năm đầu tiên là điều khả thi.

Các bài viết cho từng bước cụ thể sẽ được cập nhật để giúp bạn dễ thực hiện sẽ được từ từ upload lên. Xin các bạn đừng quá nôn nóng. Nếu bạn chưa rõ bất kỳ điều gì với các bước trên, hãy đưa ra yêu cầu bằng cách comment bên dưới bài viết. Tôi sẵn lòng giúp bạn bắt đầu công việc! 😉

À, còn một vấn đề nữa tôi nghĩ là ai cũng muốn biết, thậm chí tôi của 4 năm trước cũng rất muốn biết, nhưng tôi không biết tìm nguồn thông tin ở đâu, đó là để làm được hay thành công trong công việc này, tôi phải đầu tư cái gì? bao nhiêu? tôi xin viết riêng một bài để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bạn click vào đây để tìm hiểu thêm nhé >>> Chi phí đầu tư vào việc kinh doanh online.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

Thu nhập thụ động là chuyện hoang đường?

Đầu tiên tôi muốn nói với bạn rằng, lý do tôi viết bài này cũng như dành cả chuyên mục cho việc kiếm tiền online với mục đích tạo ra thu nhập thụ động là tôi khá bực mình. Bực mình với vô số điều như:

1) Thái độ bàn ra. Trên các Facebook Group hay trong các diễn đàn mà tôi tham gia, có nhiều người thường hay đăng status "Làm sao để làm giàu?", "Làm sao để kiếm tiền?", nhưng khi một ai đó vào bình luận, thì y như rằng cứ bàn ra. Nào là cái đó là đa cấp, cái đó là lừa đảo. Trong khi chính những người đó chưa bao giờ tìm hiểu, hay trãi nghiệm thử.

2) Thông tin ảo cả trong thế giới thực lẫn thế giới ảo. Tôi từng mua cuốn sách Best Seller "Tôi Kiếm 1 triệu Đô La đầu tiên trên Internet như thế nào?"của Ewen Chia, người tự xưng là Bậc thầy tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing Guru) hàng đầu Thê Giới và cũng mua thử vài chương trình và hệ thống của Ewen Chia, và sau đó tôi thấy rằng đó chỉ là những thứ quá chung chung, và là những tài liệu miễn phí trên mạng tổng hợp lại, nó không hề có giá trị thực tiễn. Và tìm hiểu thêm, thì thấy có rất nhiều người trên Thế Giới cũng gặp trường hợp như tôi. Trong khi đó, có rất nhiều website quảng cáo về sản phẩm của Ewen Chia và cũng có nhiều trung tâm đào tạo vẫn mời Ewen Chia về chia sẻ và đạo tạo người Việt Nam chúng ta với giá hàng nghin đô là cho 1 khóa học khoảng 2 ngày. Tôi xin chân thành khuyên các bạn đọc muốn kiếm tiền trên internet, hãy tránh xa những gì có liên quan đến Ewen Chia, nêu không bạn sẽ vừa mất tiền và thời gian như tôi.

Thật nhẹ nhõm khi nói lên điều bực tức trên, bây giờ tôi xin đi vào vấn đề chính nhé.

Theo bạn, thu nhập thụ động có phải là chuyện hoang đường hay không? thu nhập thụ động là gì?



Thật ngại khi lấy kim tứ đồ ra để bàn luận, vì cứ mỗi lẫn người nào đó đưa Kim Tứ Đồ ra là tôi thấy có 1 câu luôn đi theo sau từ một người khác "Ah, đa cấp đây!" haizzzz.

Trên cơ bản chúng ta có 2 dạng thu nhập, đó là thu nhập chủ độngthu nhập thu động.

Thu nhập chủ động là dạng thu nhập, bạn phải làm việc thì bạn mới có thể tạo ra thu nhập, nếu ngừng làm việc thì thu nhập ấy cũng tự động dừng theo.

Thu nhập bị động là dạng thu nhập mà bạn không cần làm, nó vẫn cứ tạo ra tiền cho bạn. Tiền sẽ đẻ ra tiền cho bạn. Trên cơ bản, cũng có 2 cách để tạo ra thu nhập bị động: tạo ra hệ thống (làm chủ doanh nghiệp) hay đầu tư vào hệ thống để kiếm lãi (nhà đầu tư).

Bây giờ tôi sẽ bàn kỹ hơn về việc tạo ra hệ thống, không bàn đến vấn đề đầu tư vì bạn có tiền thì chắc cũng không vào đây tìm hiểu cách kiếm tiền rồi :D

Hệ thống là gì? Không định nghĩa, chỉ giải thích đơn giản cho bạn hiểu là "những gì mà bạn xây dựng nên giúp bạn kiếm được tiền theo chu kỳ nhất định và lâu dài". Ví dụ đơn giản: bạn xây dựng lên 1 dãy nhà trọ 10 phòng, cứ mỗi tháng bạn không làm gì, vẫn có tiền phòng rót vào túi của bạn đều đều. Đó là hệ thống. Hệ thống là một điểm mấu chốt của sự thành công và tạo ra thu nhập bị động. Có thể thấy rõ điều đó qua cả 2 mô hình kinh doanh đa cấp lẫn mô hình kinh doanh truyền thống. Khi Unilever vào Việt Nam, cái họ mất thời gian và tiền bạc là xây dựng hệ thống (có nhiều hệ thống, bao gồm: hệ thống sản xuất, hệ thống điều hành, hệ thống phân phối,...), một khi hệ thống đã được tạo ra, thì những ngành hàng, nhãn hàng mới cứ lần lượt được tung ra. Vì khi bạn đã biết cách vận hành sản xuất Bột Giặt rồi, thì bạn sẽ có thể biết làm cách nào để sản xuất nước xả. Khi một tiệm tạp hóa mua 1 cục xà Bông LifeBouy từ công ty, thì khi công ty giới thiệu một sản phẩm mới như Sunsilk hay Clear, bạn có nghĩ là tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều so với các công ty hoàn toàn chưa bán sản phẩm nào vào tiệm tạp hóa đó.

Tại sao Internet có thể giúp bạn tạo ra được thu nhập thụ động?

Để tạo được một hệ thống trong kinh doanh truyền thống, bạn phải mất rất nhiều tiền. Ví dụ như trên. Bạn xây dựng 10 phòng trọ, số tiền ấy là bao nhiêu? Để mở một quán cafe take-away bạn phải đầu tư bao nhiêu? từ 65tr VND trở lên. Để bạn trở thành một nhà phân phối của một công ty sản xuất nào đó, bạn phải đầu tư kho bãi, mua các thiết bị văn phòng, tiền thuê nhân viên, vốn của bạn tối thiểu cũng từ 1 tỷ đồng cho công ty nhỏ, từ 6-10 tỷ cho công ty lớn. Nếu bạn mua nhượng quyền thương hiệu, chi phí nhượng quyền của các thương hiệu lớn như KFC cũng hơn 1 triệu USD.

Nếu bạn ít vốn hay không có vốn, chỉ có 2 con đường khả thi cho bạn nếu bạn muốn xây dựng hệ thống, đó là: làm đa cấp hoặc kinh doanh online. Và ở đây, mình chỉ bàn đến Kinh doanh online thôi nhé.

Những lợi thế của việc kinh doanh trên internet

1. Trong khi việc kinh doanh kiểu truyền thống đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền bạc và đối mặt với nhiều rủi ro thì việc kinh doanh trên mạng dễ dàng hơn lại kiếm được lợi nhuận tương đương (thậm chí còn nhiều hơn)
2. Thủ tục để tiến hành kinh doanh trên internet đơn giản hơn nhiều so với mở một công ty truyền thống.
3. Việc kinh doanh này không cần văn phòng, không cần nhân viên, không cần nguyên vật liệu. Vì sản phẩm hot nhất hiện nay là sản phẩm về thông tin như kiến thức chuyên ngành, phần mềm và công nghệ, những thứ được mua bán nhanh chóng qua mạng.

Nói tóm lại, hãy so sánh giữa việc kinh doanh kiểu truyền thống và việc kinh doanh trên mạng. Khi kinh doanh kiểu truyền thống, bạn cần có mặt mọi lúc mọi nơi nhưng khi kinh doanh trên mạng, bạn có thể làm bán thời gian tại nhà (hai, ba tiếng mỗi ngày), hoặc bạn có thể vừa làm vừa tận hưởng một chuyến du lịch tại một nơi nào đó. Kinh doanh truyền thống đòi hỏi vốn ban đầu và chi phí hoạt động rất lớn. Còn chi phí hoạt động kinh doanh trên mạng tương đối rẻ. Kết quả nếu bạn kinh doanh trên mạng thất bại, chi phí cũng thấp hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa là bạn có thể bắt đầu lại việc kinh doanh trên mạng với sản phẩm mới. Khi kinh doanh kiểu truyền thống, thị trường của bạn là địa phương bạn đang ở, hay lớn hơn là chỉ ở tại Việt Nam. Trong khi kinh doanh trên mạng, thị trường của bạn là trên 1 tỷ người sử dụng internet. Về việc xoay đồng vốn, khi bạn mới mở một công việc kinh doanh truyền thống, bạn phải bỏ tiền thật thóc thật để mua hàng hóa hay nguyên vật liệu, nhưng đôi khi bạn phải phải cho công nợ cho đại lý hay điểm bán lẻ của bạn để giữ mối, và đồng tiền bạn thu được là VND. Trong khi việc kinh doanh trên mạng bạn kiếm được tiền bằng Đô La Mỹ và bạn nhận được tiền từ khách ngay lập tức. Trong khi kinh doanh kiểu truyền thống, bạn cần rất nhiều tiền để làm các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, thuê tuyển nhân viên, kho bãi, mặt bằng. Số tiền ấy thật không nhỏ. Trên mạng, bạn chẳng chỉ với một ít tiền, bạn vẫn có thể tạo được một chỗ đứng riêng. Và còn rất nhiều lợi ích khác so với kiểu kinh doanh truyền thống khác.

Bạn thấy sao, có muốn bắt đầu thử kinh doanh qua mạng để tạo thu nhập thụ động liền bây giờ chưa? Trong các bài sau, tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước thực hiện để tạo ra một công việc kinh doanh qua mạng bền vững.


Chân thành
Đoàn Trung Thảo

6/07/2015

Bài 3: Định vị Spa của bạn

Tại sao cần phải định vị Spa của bạn? Định vị là gì?

Định vị là một thuật ngữ phổ biến trong Marketing truyền thống, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong tiếng Anh, định vị là Positioning. Động từ gốc là Position có nghĩa là cẩn thận đặt một cái gì đó vào ví trí một vị trí cụ thể. Xin minh họa với hình ảnh bộ não của con người. Bộ não này có nhiều ngăn. Mỗi ngăn lớn nhỏ khác nhau và vị trí của nó cũng quan trong khác nhau. Vấn đề là bạn muốn đặt thương hiệu của mình ở ngăn nào.

Ví dụ về các định vị các thương hiệu để anh chị tham khảo.
- Ngành xe hơi:
  + Toyota: "Bền"
  + Mercedes: "danh tiếng"
  + Volvo: "An toàn"
  + Lexus: "Sang trọng"
- Mì Gói:
  + Tiến Vua: "Mì vì sức khỏe"
  + Mì Omachi: "Ngon mà không lo nóng"
- Trà đóng chai:
  + Dr. Thanh: "Không lo nóng trong người"
  + Không Độ: "Không lo căng thẳng mệt mỏi, Giải nhiệt cuộc sống"

Nhờ có định vị mà người tiêu dùng nhận thấy rõ sự khác biệt của thương hiệu này so với thường hiệu khác, giúp họ biết lựa chọn thương hiệu nào khi họ cần một loại sản phẩm nào đó. VD: khi họ cần xe bền, họ sẽ nhớ đến Toyota, khi cần an toàn, họ sẽ nhớ đến Volvo. Nếu đói bật chợt, bạn cần ăn mì, bạn quan tâm đến sức khỏe sẽ chọn Tiến Vua, còn ngon thì có thể là Omachi hay Hảo Hảo.

Anh chị thấy đó, định vị chính là điểm mà người tiêu dùng hiểu về thương hiệu của bạn,  nhớ về thương hiệu, và phân biệt giữa thương hiêu của bạn và đối thủ. Đó cũng là lý do, họ chọn bạn và yêu bạn (vì bạn đáp ứng đúng cái họ mong muốn).

Cách viết một câu định vị:

Cấu trúc của một câu định vị: "Dành cho (đối tượng khách hàng của bạn) người mà (nhu cầu của khách hàng), Tên (thương hiệu của bạn) là một (tên ngành hàng hay ngành kinh doanh của bạn) với (nêu ra lợi ích từ thương hiệu của bạn – nhớ, cần phải có một lý do để tin đầy thuyết phục). Không giống như (những lựa chọn thay thế dịch vụ hay thương hiệu của bạn), sản phẩm của chúng tôi (nêu rõ điểm khác biệt).

Ví dụ: thương hiệu của bạn là Island, câu định vị Spa của bạn có thể là:

"Dành cho các chị em phụ nữ, tuổi từ 30-40, người mà hàng ngày chịu áp lực lớn từ công việc, cần một nơi thật sự giúp họ thoát ly khỏi cuộc sống tập nập hằng ngày, để thư giãn và lấy lại quân bình trong cuộc sống, Island Spa mang đến cảm giác thư giãn tuyệt vời cho cơ thể và tinh thần với không gian được thiết kế như là một đảo hoang, mang đến cảm giác như được tách rời khỏi cuộc sống hiện đại hòa mình cùng thiên nhiên. Không giống như những Spa khác, Island Spa sử dụng những sản phẩm cao cấp từ Biển Chết có chứa 26 loại khoáng chất và bùn non, nổi tiếng không những trong việc tạo cảm giác thư giãn cho người dùng mà còn giúp da bạn lấy lại sức sống và vẻ đẹp đã bị đánh mất do cuộc sống tập nập hàng ngày."

Hơi dài 1 tí, nhưng nó sẽ được rút gọn lại sau.

Các lưu ý khi viết Định vị Spa của bạn:

1) Bạn đã xác định rõ ràng và cụ thể khách hàng mục tiêu của mình là ai chưa?
2) Khách hàng mục tiêu của mình thật sự cần gì? muốn gì?
3) Bạn có hiểu rõ đối thủ của mình hay không? Họ định vị như thế nào?
4) Cụ thể là bạn có thể cung cấp giá trị gì hay giúp được gì cho khách hàng?
5) Điểm khác biệt của bạn là gì? tại sao khách hàng lại phải tin bạn?

Phần sau, Thảo sẽ bàn đến việc đưa ra ý tưởng spa, đặt tên, chọn màu sắc phù hợp, và nhận dạng thương hiệu.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo

6/05/2015

Bài 2: Định hình ý tưởng Spa của mình

Có lẽ khi anh chị vào 1 Spa nào đó để tận hưởng các dịch vụ của họ, anh chị sẽ nghĩ mở 1 Spa cũng đơn giản thôi, mua các loại mỹ phẩm tốt, các thiết bị, đặt một cái tên, thuê nhân viên nhìn chuyên nghiệp một tí, và tìm một địa điểm đắc địa là chắc chắn thành công. Tại sao mình không tự mở một Spa nhỉ?

Riêng Thảo thấy không đơn giản như vậy. Thảo xin đưa ra những điểm cơ bản để anh chị suy nghĩ và định hình ý tưởng Spa của riêng mình theo mô hình 6Ws như bên dưới:

1) What: anh chị muốn làm gì? muốn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì? Có nhiều sản phẩm hay dich vụ, anh chị nên nhận mạnh hay tập trung vào sản phẩm hay dịch vụ nào? Anh chị có thể cam kết điều gì? Điều gì giúp anh chị cam kết điều ấy? Định vị của bạn là gì?

2) Who: ai là đối tượng anh chị muốn nhấm đến? (anh chị phải xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, càng chi tiết cụ thể càng tốt. Sau này anh chị muốn mở rộng đối tượng thì sẽ tính sau. VD: khách hàng của mình chỉ là phụ nữ, tuổi từ 35-45, là những người thành đạt trong sự nghiệp. Mỗi ngày đối với họ là một trận chiến, công việc và các mối giao tế hàng ngày làm họ stress từ đó, nếp nhăn càng nhiều hơn. Họ cần một nơi có thể thư giãn, giúp họ trong trẻ trung hơn để luôn tự tin trong giao tiếp, giúp họ thêm thành công...)

3) Why: tại sao khách hàng phải chọn bạn? thử dịch vụ hay sản phẩm của bạn thay vì của các Spa khác? điểm khác biệt của bạn mà các Spa khác không có là gì? tại sao khách hàng phải tin bạn?

4) Where: Người xưa nói thiên thời địa lợi, vậy anh chị có biết những địa điểm nào tốt để làm công việc này không? hay lên danh sách này và loại bỏ dần các lựa chọn để có được địa điểm mong muốn! Trong trường hợp không thê có được các địa điểm tốt như mong muốn, phương án B của anh chị là ở đâu? Làm sao để có khách hàng hay khách hàng đến với mình nếu như vị trí không như mong muốn?

5) When: thời điểm nào là thời điểm thuận lợi cho việc mở Spa? Những dịp nào có thể giúp khách hàng dễ chấp nhận thử những dịch vụ mới, dễ tiếp cận khách hàng?

6) How: làm sao để có thể tiếp cận khách hàng? làm sao để khách hàng biết có sự tồn tại của mình? làm sao để khách hàng thử dịch vụ của mình? Nếu họ đã thử, làm sao để họ trở thành khách hàng thường xuyên của mình? làm sao để có đủ lợi nhuận để duy trì công việc kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn?

Đây là nhưng câu hỏi cơ bản, anh chị cần hỏi và trả lời để định hình ý tưởng Spa của mình trước khi quyết định tiến xa hơn. Về chi tiết, Thảo sẽ viết vào các bài sau nhé. Nếu cần thêm thông tin gì, các anh chị có thể liên hệ với Thảo bằng cách comment trên bài viết.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo


Bài 1: Những điều cần làm trước khi mở 1 Spa

Có nhiều lý do để một người quyết định mở một công việc kinh doanh Spa. Có thể cô ấy đã làm trong ngành rất lâu, và am hiểu người tiêu dùng, không cam chịu làm thuê suốt đời, có thể cô ấy có một cơ hội bất ngờ, có thể cô ấy thấy tiềm năng quá lớn ở khu vực cô ấy sống, v.v... Còn lý do của là gì?

Dù lý do của bạn là gì thì bạn cũng cần cân nhấc và làm rất nhiều thứ trước khi mở một Spa. Nếu anh chị đã là một doanh nhân thành đạt trước đó rồi, thì việc lên kế hoạch phải làm các bước như thế nào có lẽ là đơn giản. Nhưng nếu anh chị mới lần đầu mở một công việc kinh doanh, thì đôi khi sẽ không biết bắt đầu công việc từ đâu. Thảo xin việc vài dòng suy nghĩ để chia sẻ vài ý kiến của mình với vai trò là một người ngoại đạo của ngành Spa. Hy vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của các anh chị trong ngành để bài việc được hoàn hảo hơn để phần nào giúp cho các anh chị mới khởi nghiệp trong ngành Spa tranh được những rủi ro hay tổn thất ban đầu.

Thảo xin đi thẳng vào vấn đề. Theo Thảo thì trước khi mở một Spa để kinh doanh, anh chị về cơ bản cần phải làm các việc sau:

1) Định hình ý tưởng Spa của mình
2) Định vị Spa của mình
3) Viết ra ý tưởng Spa
4) Đặt tên và thông điệp
5) Kế hoạch marketing cơ bản cho Spa

Chi tiết của từng phần, Thảo sẽ cập nhật trong các bài viết riêng. Anh chị có thể nhấn vào các tiêu đề trên để vào bài viết nhé.

Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý anh chị đọc giả.

Chân thành
Đoàn Trung Thảo