9/13/2023

Sampling Activation trong ngành food và Beverage



Trong video hôm nay, Bác Ba Phi sẽ chia sẻ kinh nghiệm của "bản thân" về việc thực hiện sampling activation trong ngành food và beverage, đặc biệt cho các công ty vừa và nhỏ tại siêu thị!

Trong video này, chúng ta sẽ bàn về: 00:00 Tình hình các hoạt động sampling tại siêu thị 00:37 Khi nào thì làm sampling 00:42 Khi tung sản phẩm mới 01:00 Khi tỷ lệ chuyển đổi từ awareness sang trial và từ trial sang consumption thấp 01:47 Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện 02:56 Thực hiện sampling cho ngành beverage 04:55 Mô hình đánh giá sản phẩm cho ngành food 09:24 Lời kết ✨Tìm hiểu thêm về Bác Ba Phi Làm Marketing: 👇 🌐 www.bacbaphilammarketing.com 🌐 www.facebook.com/bacbaphilammarketing 🌐 www.instagram.com/bac_ba_phi_lam_marketing 🎬XEM THÊM CÁC VIDEO KHÁC CỦA BÁC BA PHI LÀM MARKETING : 👇 ▶️Hiểu Về Người Tiêu Dùng ➥ https://www.youtube.com/watch?v=BLuwK... ▶️Cầu thang lợi ích sản phẩm - Brand Benefits Ladder ➥ https://www.youtube.com/watch?v=6rj3E... ▶️Sự khác nhau giữa positioning và proposition ➥ https://www.youtube.com/watch?v=2gxL3... Muốn xem thêm các nội dung mới về marketing, hãy... 👍 Like video (cám ơn rất nhiều về sự khích lệ của bạn!) 💬 Comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc gửi một lời động viên đến tôi! 🔗 Chia sẻ video với những người mà bạn tin rằng sẽ giúp ích cho họ:) Cám ơn bạn đã xem video! 💞 Nếu bạn thích video này, hãy nhớ SUBSCRIBE kênh của tôi nhé 😊 Sampling Activation trong ngành food và Beverage『 Marketing Căn Bản 』|| Bác Ba Phi Làm Marketing -------------------------------------------------------------- #BrandMarketing #MarketingFundamental #marketing #bacbaphilammarketing

Các hoạt động truyền thông trong các giai đoạn của Product Life Cycle


Các hoạt động truyền thông trong các giai đoạn của Product Life Cycle

Trong video hôm nay, tôi sẽ trả lời 2 câu hỏi của một bạn nhắn về cho Bác Ba Phi làm Marketing tại website, liên quan đến Product Life Cycle.

Lưu ý: Trong video này, tôi chỉ đề cập đến các hoạt động truyền thông ứng với các giai đoạn của Product Life Cycle, nhưng chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn thế trong việc quản lý thương hiệu và sản phẩm trong từng giai đoạn của Product Life Cycle, vì doanh thu, mục tiêu, lợi nhuận, độ nhận biết trong mỗi giai đoạn đều khác nhau, quản lý danh mục sản phẩm, chưa kể đến là sự khác nhau giữa các ngành hàng, sản phẩm đại chúng hay sản phẩm niche, yếu tố thời điểm...!
✨Tìm hiểu thêm về Bác Ba Phi Làm Marketing: 👇
🎬XEM THÊM CÁC VIDEO KHÁC CỦA BÁC BA PHI LÀM MARKETING : 👇
▶️Hiểu Về Người Tiêu Dùng
▶️Cầu thang lợi ích sản phẩm - Brand Benefits Ladder
▶️Sự khác nhau giữa positioning và proposition

Muốn xem thêm các nội dung mới về marketing, hãy...
👍 Like video (cám ơn rất nhiều về sự khích lệ của bạn!)
💬 Comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc gửi một lời động viên đến tôi!
🔗 Chia sẻ video với những người mà bạn tin rằng sẽ giúp ích cho họ:)
Cám ơn bạn đã xem video! 💞
Nếu bạn thích video này, hãy nhớ SUBSCRIBE kênh của tôi nhé 😊

7/24/2021

SỰ KHÁC NHAU GIỮA POSITIONING VÀ PROPOSITION

 Đã vài năm rồi, Thảo không viết bài lại, vì chuyện cá nhân và cũng vì quá bận với nhiều dự án khác nhau. Nhưng tháng nào cũng nhận được cập nhật từ Google về số lượt view trên các bài viết cũ của mình, tự nhiên thấy có lỗi với đọc giả của mình. 

Hôm nay tình cờ thấy có một bạn hỏi trong group về market về "Sự khác nhau giữa positioning và proposition". Đọc sơ qua các comment thì đã số đều chưa hiểu rõ về sự khác nhau ấy, tôi cũng có chút tái mái, comment trả lời. Nhưng cũng không thể viết quá chi tiết và cụ thể được. 

Thôi thì quay lại nhà của riêng mình để viết bài ở đây, rủi mai có ai tìm trên Google cũng có thể có ích cho họ.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA POSITIONING VÀ PROPOSITION?

  1. POSITIONING: như mọi người được học trên ghế nhà trường hay qua sách vở, nghĩa là "ĐỊNH VỊ". Định vị là một tài sản sở hữu bởi thương hiệu trong dài hạn, có thể là cả cuộc đời của thương hiệu đó, giúp cho thương hiệu đó khác biệt với các thương hiệu khác.
  2. PROPOSITION: là điểm khác biệt nền tảng trong ngắn và trung hạn.

SO SÁNH THEO CẤP ĐỘ GIỮA POSITIONING VÀ PROPOSITION:

Positioning sẽ dài hơn và bao trùm các proposition.
Một brand chỉ có 1 positioning nhưng có thể có nhiều proposition. Mỗi sub-brand sẽ có một proposition khác nhau và mỗi campaign có thể sẽ có proposition khác nhau.

VÍ DỤ VỀ POSITIONING VÀ PROPOSITION:


Ví dụ 1: Mì Tiến Vua.
  • Positioning: "Mì vì sức khỏe"
  • Proposition: "Mì vì sức khỏe, do không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần"
  • Các campaign sau có thể là "Mì vì sức khỏe, do không dùng chất A, chất B" (như đã từng diễn ra)
Ví dụ 2: OMO
Nói thêm, OMO từng là nhãn hàng lớn nhất Việt Nam, nó thật sự là một Mega Brand. Do đó, dưới nó là một portfolio hoành tráng.

Vậy:
  • Định vị của OMO: "Chuyên gia giặt tẩy các vết bẩn cứng đầu"
  • Proposition của OMO Core: "Đánh bật 99 vết bẩn cứng đầu"
  • Proposition của Nước Giặt OMO: "Đánh bay vết bẩn trong 1 lần giặt"
  • Proposition của Nước Giặt OMO Matic: "Xoáy bay vết bẩn cứng đầu gấp lần"
  • Proposition của Nước Giặt OMO Matic giữ màu: "Xoáy bay vết bẩn cứng đầu, bền màu trong 100 lần giặt"
  • Một ví dụ về Campaign Proposition của Bột Giặt OMO Core năm 2013: "Sạch nhanh vết bẩn cứng đầu trong một lần giặt"
  • Và còn nhiều nhiều nữa.


Thêm nữa, các bạn cũng cần phân biệt rõ giữa, USP và UVP tức là Unique Selling Proposition và Unique Value Proposition. Tôi sẽ viết trong bài sau. (Bữa trước có viết trong 1 group mà giờ trôi mất rồi, đành viết lại)

Hy vọng bài viết hữu ích đến các bạn, nếu vẫn chưa rõ điểm nào, chúng ta có thể trao đổi qua comment bên dưới bài viết!

Chân thành
Đoàn Trung Thảo


10/13/2020

Không học chuyên ngành Marketing làm sao làm được Marketing?

"Không học chuyên ngành Marketing làm sao làm được Marketing?" là câu hỏi tôi đã trả lời rất nhiều lần trực tiếp qua mail cho các bạn đã inbox tôi trong thời gian từ năm 2013 đến 2017. Và tôi cũng đã viết một bài viết vào năm 2014 với tiêu đề: 4 con đường dẫn đến sự nghiệp Marketing . Các bạn tham khảo thêm nhé!

Dạo gần đây tự nhiên có hứng và hay trả lời một số câu hỏi tương tự trong các Facebook group và lại thấy câu hỏi này vẫn cứ lập đi lập lại. Thú thật là đã 3 năm nay bỏ bê blog này quá, thứ hạng cũng đi xuống. Hôm nay mình lại khai quật đề tài "Không học chuyên ngành Marketing làm sao làm được Marketing?" này lên và viết theo một hướng khác để hy vọng là bạn nào có nhu cầu tìm hiểu và vô tình đọc được thì cũng có thêm chút nhận định từ người đi trước.

VÌ SAO ĐA SỐ MỌI NGƯỜI THÍCH LÀM MARKETING? VÀ CÂU CHUYỆN CỦA BẠN LÀ GÌ?

Trong đời làm marketing của tôi, tôi đã từng phỏng vấn, từng chia sẻ, và cũng từng trả lời rất nhiều câu hỏi tương tự. Tôi rút ra được các nổi bâng khuâng của các bạn và cũng hiểu vì sao các bạn học ngành khác nhưng sau đó lại muốn chuyển sang ngành marketing! Nói ra thì dong dài lắm... thôi thì tôi chỉ nói là tôi hiểu...để dẫn đến các luận điểm của mình. Còn trường hợp của bạn là gì thì ta có thể trao đổi thêm trong phần comment bên dưới.

Trong những năm 2014-2016, trong những buổi phỏng vấn, tôi thường hay hỏi câu hỏi: "tại sao em không học ngành marketing từ đầu, mà bây giờ lại muốn chuyển sang làm marketing?". Đa số các bạn lúc ấy đều thích làm marketing vì thấy các chiến dịch hoành tráng, các TVC hào nhoáng!

Nhưng cũng câu hỏi ấy, trong những tháng gần đây, đa số đều thích làm content marketing, digital marketing có lẽ vì gần gũi và sau này có thể tự làm riêng?

Dù lý do có là gì, làm brand marketing hay digital marketing, strategic marketing hay operational marketing, thì theo tôi, cái bạn cần phải có và quan trọng nhất đó là tư duy marketing hay tư duy khác biệt!

Tôi sẽ chia sẻ trong clip dưới, nếu bạn có thêm một góc nhìn hay quan điểm nào khác, có thể chia sẻ với những người có cùng nổi bâng khuâng và trăn trở như bạn nhé!



9/14/2020

PHÂN LOẠI MARKETING

PHÂN LOẠI MARKETING

Đã lâu rồi Thảo mới ngồi viết lại blog và chia sẻ với mọi người! Và đây cũng là một trong những bài đầu tiên Thảo viết để chia sẻ đến fanpage của mình là "Bác Ba Phi Làm Marketing". Lý ra thì Thảo đã quay clip cho phần nội dung này, nhưng vì có 1 chuyến đi xa đột xuất, Thảo đành phải ngồi trên xe và viết bằng điện thoại cho bài viết này!

Đa số những bài viết cũ của Thảo là viết và chia sẻ tùy hứng, hoặc là bạn đọc đặt câu hỏi và Thảo trả lời. Bài viết này sẽ là bài viết "Back to the basic". Để bắt đầu cho các nội dung liên quan đến Marketing, thì không gì hơn là mình nên bắt đầu từ những gì cơ bản nhất.

Hôm nay, Thảo sẽ thảo luận về các loại Marketing. Hy vọng có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về các loại Marketing và lựa chọn công việc phù hợp mới mình.

Lưu ý: Hiện tại có rất nhiều tên gọi và mô hình marketing, và cho đến hiện tại vẫn chưa có cách phân loại nào là chính thức. Thảo cũng như là Bác Ba Phi sẽ dựa trên kinh nghiệm, kiến thức, và quan sát cá nhân để tóm tắt và phân loại!

----------------

Ở tầm vĩ mô thì Marketing có thể tạm được chia thành 4 loại khác nhau: B2B, B2C, C2B, và C2C. Trong đó, 2 mô hình cũ là B2B và B2C là 2 mô hình cũ. C2B và C2C là 2 mô hình mới.




1. B2B MARKETING: ám chỉ đến những chiến lược và chiến thuật tiếp cận đến các khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức. Ví dụ: thiết bị soi da dành cho thẩm mỹ, dây chuyền sản xuất, dây chuyền đóng gói,…

2. B2C MARKETING: ám chỉ đến những chiến lược và chiến thuật tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: dầu gọi, mỹ phẩm, nước giải khát,…

Việc phân loại Marketing ở đây có ý nghĩa khá lớn vì cách tiếp cận hay kế hoạch marketing của B2B thông thường sẽ khác rất nhiều so với B2C.

Ví dụ: Marketing Mix trong B2B có nhiều công ty sẽ sử dụng mô hình 3M bao gồm Market – Message – Media. Trong khi trong mô hình B2C đa số sử dụng mô hình 4Ps, 6Ps, 8Ps thậm chí là 10Ps. Trong đó 4Ps cơ bản là Product, Price, Place, and Promotion.

Bên trên là 2 mô hình kinh doanh và marketing đã có từ lâu rồi, sau đây là 2 mô hình mới được hình thành chỉ vài năm gần đây do sự phát triển của e-commerce và digital marketing.

3. C2B MARKETING: viết tắt của consumers to business. Nghe có vẻ hơi phi lý ha? consumers thì làm sao tạo ra sản phẩm được mà còn bán ngược lại cho business nữa chứ? Nhưng bây giờ thì có đấy!!!

Lấy ví dụ nè. Khi bạn bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, Shopee,… thì sẽ có người hỏi bạn có mua review không. Bản thân họ để viết được review cho bạn thì họ phải sở hữu và đã sử dụng sản phẩm của bạn.

Ngày nay có rất nhiều công ty kết nối các bạn reviews lại và tạo thành gói dịch vụ review, chia sẻ,… cho nhãn hàng, cửa hàng, thì đây là mô hình C2B. Khách hàng được sử dụng sản phẩm mà còn vừa được tiền.

4. C2C MARKETING: ám chỉ đến người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng thông qua một bên thứ 3. Ví dụ: hình thức bán đấu giá trên ebay, bán đấu giá tên miền trên Godday, mua bán trên Chợ Tốt,Vật Giá,...

-------------------

Bây giờ phân loại theo tầm vi mô hơn 1 tí, Thảo sẽ tập trung vào B2C để phân nhóm tiếp nhé. Trong group lớn này trên cơ bản có thể chia thành 4 group nhỏ là Traditional Marketing, và Non-traditional Marketing, Direct marketing và Professional Marketing.
Bây giờ chúng ta sẽ nói về từng loại một.

A. Traditional Marketing hàm ý chỉ về các công ty, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng, sử dụng các kênh truyền thông truyền thống từ xưa đến giờ để tiếp cận và quảng bá thương hiệu của mình. Trong đó chia thành 2 nhánh nhỏ. Là Consumer Marketing và Trade Marketing. Có một số công ty sẽ gọi là Strategic Marketing và Operational Marketing. Tức là một nhóm sẽ thực hiện các chiến lược và kế hoạch nhấm đến người tiêu dùng, xây dựng định hướng chiến lược để tiếp cận, mở rộng đối tượng tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng dùng nhiều hơn và thường xuyên hơn, còn nhóm còn lại là làm các hoạt động marketing tại điểm bán, tại nơi khách hàng đưa ra quyết định mùa hàng, hay tại nơi khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ (quán ăn, quán cafe, rạp chiếu phim,...). Các kênh tiếp cận truyền thống mà chúng ta biết như TV, báo chí, OOH, event, banner, poster…

B. Non-traditional marketing hiện tại được phân ra khá rộng. Bao gồm Digital Marketing, Affiliate Marketing, Social Marketing, Influencer Marketing, Destination Marketing. Trong đó phổ biến nhất vẫn là Digital Marketing và Affiliate Marketing. Trong khi đa số mọi người hiện tại vẫn xem Social Marketing, Influence Marketing và Destination Marketing thuộc nhóm Digital Marketing. Affiliate Marketing có thể được xem là một mô hình nhỏ trong hoặc một công cụ trong Digital. Nhưng nếu xem Affiliate là một business, thì các công cụ của Digital vẫn hỗ trợ Affiliate. Do đó, trong bài viết này, Thảo sẽ tách Affiliate Marketing và Pure Ditial Marketing ra.

Digital Marketing lại có nhiều cách chia nhỏ trong đó mà tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, nó sẽ được chia khác nhau, ví dụ như inbound marketing, outbound marketing, cũng có công ty chia thành 2 nhóm content marketing và performance marketing, cũng có công ty chia theo paid marketing và organic marketing. Nhưng tóm gọn lại, một nhóm công việc sẽ tập trung vào nội dung để thu hút người xem và kéo traffic vào owned media, một nhóm sẽ kéo traffic từ các nguồn ngoại lai bên ngoài bao gồm backlink system và quảng cáo.

Affiliate Marketing là mô hình bạn giới thiệu sản phẩm của người khác và nhận hoa hồng. Ví dụ, Mỹ phẩm A có chương trình affiliate marketing công khai trên website. Với mức hòa hồng 12%, bạn đăng ký làm affiliate cho Mỹ Phẩm A này, bạn sẽ nhận được một đường link chia sẻ. Ai bấm vào link đó của bạn và mua hang thì bạn sẽ nhận được 12% hoa hồng. Thông thường hoa hồng của các sản phẩm kỹ thuật số giao động từ 30% cho đến 75% trong khi các sản phẩm hữu hình giao động từ 6-12%. Các sản phẩm kỹ thuật số bao gồm sách ebook, khóa học online, phần mềm, thẻ thành viên,… còn các sản phẩm hữu hình phổ biến là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,…

C. Professional Marketing: bao gồm Relationship Marketing và Partnership Marketing.

Ví dụ như Nestle có Nestle Professional, Unilever có Food Solution. Cách tiếp cận của mảng kinh doanh này khác hẳn so với B2C hay B2B như đã nói ban đầu.

Dạng business này nhắm đến đối tượng là influencers. Ví dụ là đầu bếp, chuyên viên pha chế, bếp trưởng, Bartender,… thì đây là relationship marketing. Khi công ty kết hợp người người chủ để làm các hoạt động marketing hoặc 2 nhãn hàng cùng kết hợp các nguồn lực về truyền thông thì đó là partnership marketing.

Ta còn có thể thấy 2 loại này trong ngành mỹ phẩm. Đặc biệt là dược mỹ phẩm. Khi tung ra một sản phẩm mới họ sẽ đi theo phase. Phase 1 là tiếp cận các opinion leaders, kế đến phase 2 là đến bác sĩ da liễu, bác sĩ da liễu thẩm mỹ,…phase 3 là đến kỹ thuật viên, dược sĩ,… Và cuối cùng là các hoạt động tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong phase 1 đến phase 2 là relationship marketing. 

D. Direct Marketing (Cái này mình sẽ bàn sau nếu có dịp nhé)

Trên đây chỉ là phân loại theo quan sát cá nhân của bản thân Thảo, nhầm giúp cho các bạn mới tìm hiểu về marketing có thể hiểu rõ về bản chất của từng loại, để có thể định hướng cho sự nghiệp hay con đường tương lại của mình. Hiện tại, bản thân Thảo cũng chưa thấy có một phân loại nào gọi là chính thức cả. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc tìm hiểu về Marketing. 


Chân thành
 





10/21/2019

Hiệu ứng rắn hổ mang trong vận hành marketing

“Hiệu ứng Rắn Hổ Mang” được nhà kinh tế học Horst Siebert đặt ra dựa trên sự kiện có thật:
Khi những người Anh cai trị Ấn Độ, những viên chức ở Delhi quan ngại về sự sinh trưởng mạnh mẽ của rắn hổ mang trong thành phố. Để kiểm soát vấn đề, chính quyền đã đề nghị treo thưởng cho mỗi bộ da rắn. Chương trình này đã tỏ ra hoạt động rất hiệu quả.
Trong một thời gian ngắn sau đó, rắn hổ mang bị giết rất nhiều và chính phủ hoàn toàn hài lòng về chương trình treo thưởng của mình. Tuy nhiên, một số tay buôn Ấn Độ nghe thấy cơ hội kiếm tiền từ chương trình và bắt đầu quay sang chủ động nuôi rắn hổ mang rồi giết để lấy da.
Khi chính phủ thu được quá nhiều bộ da rắn và họ phát hiện ra trò lừa đảo thì chương trình treo thưởng bị huỷ bỏ. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây.
Lúc này một số lượng lớn người nuôi rắn hổ mang ở Delhi bị bế tắc do đột ngột mất đầu ra dẫn tới “lượng hàng tồn kho lớn”. Họ thả xổng bầy rắn và một lần nữa Delhi lại chìm trong thảm họa rắn độc, lần này còn tệ hại hơn lần trước.
Trong kinh doanh ngày nay, vì áp lực doanh số mà nhiều doanh nghiệp vướng vào hiệu ứng rắn hổ mang này, lấy một vài ví dụ điển hình:

1. Tôi tin rằng một vài trong số các bạn đọc bài viết này cũng thường hay bị bạn bè trong ngân hàng hoặc các bạn sales trong ngân hàng kêu gọi mở thẻ mà không cần có nhu cầu sử dụng. Thực tế không thể trách hoàn toàn các bạn ấy, thực tế là đôi khi một số ngân hàng đặt ra mục tiêu doanh số không tưởng và đồng thời gây áp lực nặng nề lên nhân viên. Kết quả là hàng loạt tài khoản không xác thực được mở bởi nhân viên nhằm đạt mục tiêu doanh số và giữ việc làm.
2. Trong ngành hàng tiêu dùng thì có một trận chiến "rau rỗ" (chỉ là một ví dụ cho các trận chiến khuyến mãi người tiêu dùng giữa các công ty). Trong một thời gian dài, các công ty ngoài việc chiết khấu cho điểm bán, họ lại muốn quà tặng để khuyến khích nhu cầu mua hàng của các bà nội trợ. Thau và rỗ là những vật dụng phổ biến và thường được sử dụng hàng ngày, mỗi hộ gia đình đều sở hữu nhiều cái khác nhau với kích cỡ khác nhau, nhưng họ vẫn luôn muốn có thêm. (sẽ không phân tích cụ thể việc các công ty đánh giá và lựa chọn những vật phẩm này). Thời gian đầu khuyến mãi, các chủ cửa hàng rất hào hứng nhưng các công ty cứ khuyến mãi ngày này qua tháng nọ, dẫn đến việc là chủ điểm bán không chấp nhận, và các nhân viên bán hàng phải kiêm luôn người ở giữa tìm nơi tiêu thụ những món quà khuyến mãi ấy, để bù lại chiết khấu cho điểm bán. Ở đây, nhân viên bán hàng vừa phải đi kiểm tra hàng tồn theo route tuyến, vừa bán hàng, nhưng lại phải kiêm thêm một công việc khác là tìm mối giải quyết hàn khuyến mãi tồn kho cho điểm bán. Về phương diện công ty, hình ảnh thương hiệu vẫn có nhưng nó không đi kèm sản phẩm, người tiêu dùng muốn mua lại phải đến những nơi chuyên bán hàng khuyến mãi được bày bán như phế phẩm.

3. California Fitness: khi mới được chào mời, nhân viên tư vấn thường đưa ra mức giá rất rất cao, sau đó giảm xuống, nếu khách hàng không mua, họ lại tiếp tục giảm xuống, nếu vẫn không mua, họ lại tìm những lý do để hạ giá thấp hơn nữa, dẫn đến một hiệu ứng ngược đó là làm cho khách hàng sợ và không dám tin vào công ty nữa, từ đó việc thuyết phục đến một số người cụ thể sẽ không bao giờ là có thể.


Bài học rút ra:

1. Trong vận hành, marketing, hay bán hàng, chúng ta thường phải ra các chính sách để khuyến khích tiêu dùng, nhưng tôi nghĩ bạn nên bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng không cá nhân nào hay tổ chức nào sẽ có thể thông minh hơn những người nghĩ cách lách luật của bạn (có thể đó chính là các nhân viên kinh doanh của bạn và khách hàng của bạn bao gồm nhà phân phối, đại lý và điểm bán lẻ). Vì vậy, khi đưa ra một chính sách khuyến khích nào, bạn sẽ phải chấp nhận là dù cho bạn có thông minh hay cẩn thận đến đâu, cũng sẽ có người nghĩ ra được cách lợi dụng chính sách đó cho lợi ích riêng của họ.
2. Nên đặt mình vào vị trí của nhân viên bán hàng, điểm bán, và người tiêu dùng để hiểu thời điểm, số lượng, cách thức như thế nào sẽ phù hợp.

12/20/2016

Những yếu tố cần có của 1 người Marketer

Xin trả lời thư của 1 bạn gửi riêng cho Thảo thông qua hộp yêu cầu bài Viết bằng bài này.

Nội dung câu hỏi:
  • Trong một phần trả lời của bạn đọc, e rất ấn tượng vs phần cmt của a, net net là: a đã từng phỏng vấn ứng viên, junior và cả senior với khá nhiều bằng cấp nhưng vẫn ko thể trả lời đúng một câu hỏi rất bình thường liên quan đến Brand:) => Vậy có thể nhờ a Thảo chia sẻ những kinh nghiệm phỏng vấn cũng như các tips để ấn tượng với nhà tuyển dụng được ko ạ? Những ví dụ cụ thể mà a đã test các ứng viên cho vị trí Brand Management là gì ạ? Cách đây 3 năm e từng làm cho phòng Trade, sau đó 2015 được cty ứng tuyển trực tiếp vào MT program luôn. Năm đó chọn mỗi mình e thôi a:) Trong hơn một năm đó, e chủ yếu là học trên công việc là chủ yếu, chứ ko được đào tạo bài bản gì nhiều vì cty quy mô cũng nhỏ. Các sếp thì thay đổi liên tục (tận 4 người) nên quan điểm thu lượm từ các anh/chị ấy cũng đôi khi khác nhau. Nhưng đổi lại, vì quy mô nhỏ nên được làm rất nhiều thứ, từ coordinator e được làm project leader, và "sánh đôi" hợp tác với các anh chị senior ở các phòng ban. Nên cũng yên tâm một chút những kinh nghiệm và kỹ năng mà mình có được. Tuy nhiên, cũng rất lo vì quá trình MT trải qua ko được đào tạo bài bản lắm, nên sẽ sẽ rào cản khi đi phỏng vấn.
  • E có câu hỏi thêm về Industry. Các anh chị Senior khuyên em khi còn trẻ nên apply vào các cty top FMCG vì sẽ được học nhiều, sau này lớn rồi hạ cánh các ngành hàng khác như luxury, education, etc. E thấy cũng rất hợp lý. Tuy nhiên, e cũng wonder ko biết có nên limit myself như thế ko? Thực ra, e cũng nghe và thấy các top profiles cũng đều từ các lò ấy ra, nhưng thời buổi này đã rất khác và phát triển hơn so với cách đây 10-20 năm, nên cũng ham take new trends để đón đầu xu hướng ạ. A Thảo thấy sao ạ? Mindset thế có vấn đề ko? A Thảo tư vấn thêm giúp em nhé.
Trả lời:

Anh sẽ trả lời theo 3 phần: những yếu tố cần có của 1 người làm Marketer, làm sao tỏa sáng khi phỏng vấn, và Làm ngành nghề nào?

Vấn đề thứ nhất là yếu tố cần có của 1 người làm Marketer là gì?

Khi em xem bản mô tả công việc của những công ty lớn, em sẽ để ý có phần REQUIREMENTs, là những điểm cần phải có cho từng vị trí. Lúc anh mới vào nghề, anh xem cái này rất kỹ, em từ cấp nhân viên đến cấp cao nhất. Và dựa trên kinh nghiệm đi làm bao lâu. Anh đưa ra quan điểm cá nhân của mình như sau. Để làm 1 Marketer giỏi, thì cần phải có:
  1. Khả năng chịu trách nhiệm: Nếu em làm sai, mà cứ đỗ thừa hoàn cảnh, thì không bao giờ em thấy được điểm sai của mình để mà sửa. Từ đó, em sẽ tự làm cho mình yếu đuối và mất dần đi tính cạnh tranh và tìm giải pháp.
  2. Ownership: Làm thì phải biết mình đã làm được gì và đến đâu. Sắp đến dự kiến sẽ làm gì. Nó giúp định hướng lâu dài cho nhãn hàng và cũng tạo lòng tin từ người khác.
  3. Leadership: Làm marketing bắt buộc phải làm với hầu hết tất cả các bộ phận trong công ty, và phân chia công việc cho từng bộ phận, và từng người để hoàn thành công việc. Nếu không có leadership xem như thua.
  4. Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục: Nếu ý tưởng em hay nhưng không thể thuyết phục được người khác thì nó không thể thành hiện thực được.
  5. Và quan trọng thứ 2 là Tư duy sáng tạo: Làm sao để truyền tải được điều mà nhãn hàng giả quyết vấn đề của người dùng 1 cách khôn ngoan nhất và người tiêu dùng đánh giá cao nhất.
  6. Điều quan trong nhất là Tư duy chiến lượt: Marketing là định hướng và đưa ra chiến lượt ngắn hạn và dài hạn cho nhãn hàng. Nếu không có tư duy và khả năng chiến lượt thì không thể nhìn xa mà định hướng cho nhãn hàng được.

Vấn đề thứ 2, làm sao để tỏa sáng trong phỏng vấn.

Mỗi người có mỗi cách khác nhau để hỏi và tìm hiểu thông tin. Và nếu em được phỏng vấn với anh, anh có thể cho em thấy là anh sẽ hướng dẫn em trả lời phỏng vấn trong khi em đang phỏng vấn với anh. Nếu là anh, anh sẽ yêu cầu bạn phải thể hiện các điểm: Tư duy, logic, giải quyết vấn đề, và giả định.
  1. Tư duy và logic: không phải anh đánh đố các bạn, anh hỏi chỉ để biết tiềm năng phát triển của ứng viên trong tương lai thế nào thôi. Người nào gặp anh, không trả lời được, anh vẫn sẽ hướng dẫn các bạn cải thiện. Nhưng câu hỏi sẽ đại loại như: "Cho 1 tờ giấy, em sẽ vẽ gì?",...
  2. Giả định: làm kế hoạch là làm những chuyện trong tương lai, do đó, người làm cần phải tính toán được những khả năng có thể xảy ra, tại sao ra được những giả định đó,... do đó, khả năng đưa ra giả định là rất quan trọng. Câu hỏi có thể là: "Tính nhanh trong 1 tháng bao nhiều lít xăng được tiêu thụ ở HCM"
  3. Giải quyết tình huống: làm Marketing, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, hầu như ngày nào cũng có vấn đề. Do đó, bạn phải biết cách giải quyết vấn đề. Câu hỏi có thể là: Sales, Trade và Marketing thường hay bất đồng quan điểm với nhau, em đã gặp tình huống ấy chưa và em giải quyết thế nào?
Làm sao để tỏa sáng khi phỏng vấn? Theo anh khi trả lời phỏng vấn, em cần phải nói lên được cái tổng thể và khi cần phải trả lời được chi tiết khi được hỏi. Nói phải có FACTs. Anh đề xuất là nên sử dụng mô hình CAR (hay STAR), đó là Case (tình huống), Action (Hành động của em), và Result (Kết quả đạt được).

Ví dụ: câu hỏi là "Điều tự hào nhất của bạn trong nghề Marketing là gì?" trả lời "trong năm vừa rồi, ngành hàng giảm nghiêm trọng do thông tin tiêu cực từ vấn đề an toàn thực ẩm dẫn đến việc gây khả năng ung thư, tôi đã đề xuất thực hiện chương trình A, với những chiến lượt là B, sau 3 tháng thực hiện, kết quả đạt được là doanh số đã tăng 30% từ 100 tỷ lên 130 tỷ/tháng". Khi trả lời phỏng vấn cần có công cụ đo lường (Qualitative hoặc Quantitative)

Vấn đề thứ 3, chọn Industry.

Anh cũng được tư vấn như em trước kia, và nếu anh của 1 năm trước thì anh cũng sẽ khuyên tương tự. Nhưng thực tế nó không như vậy. Thành công hay không? giỏi hay không là do vào khả năng tư duy chiến lượt của em. Chứ không phải dựa vào ngành hàng. Thêm nữa là phải dựa vào mục tiêu của em.

Khởi nghiệp có 2 mô hình chính: SME (Small Medium Entrepreneurship) và IDE (Innovation-driven Entrepreneurship). Mô hình đầu tiên giống như những start up bình thường như em thấy, có thể là mở quán cafe, cty sản xuất và phân phối mỹ phẩm,...Còn loại thứ 2 như Uber, hay Facebook. Em làm FMCG được, chưa hẳn là em có thể làm được những Innovation Business như vậy.

Nói về mảng giáo dục, bây giờ có các lớp đào tạo online như Topica, Edumall,... cái đó là mảng giáo dục và là Innovation. Đâu phải là không có gì để làm. Chủ yếu là mình có đủ giỏi, tư duy có tốt không thôi, và cái mình thích và mình muốn là gì?


Do đó, theo anh, em nên tự hỏi con tim mình muốn gì? thích gì? hơn là nghe theo lời khuyên 1 cách mù quáng.

Chân thành!
Đoàn Trung Thảo